Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính vô cùng phổ biến phổ biến ở trẻ nhỏ. Để có giải pháp điều trị hữu hiệu ba mẹ nên có cái nhìn khái quát về căn bệnh này, đặc biệt là hình ảnh các nốt tay chân miệng ở trẻ qua các giai đoạn.
Contents
1. THÔNG TIN QUAN TRỌNG VỀ BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
1.1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?
Theo WHO, mỗi năm Việt Nam ghi nhận từ 50.000 – 100.000 trường hợp mắc tay chân miệng. Đặc biệt, khu vực miền Nam chiếm tới 60% tổng số ca bệnh.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus thuộc họ Enterovirus, trong đó có Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Tùy vào chủng virus mắc phải mà tình trạng sức khỏe của người bệnh khi mắc tay chân miệng là khác nhau:
- Mắc bệnh do virus Coxsackievirus A16:ít biến chứng, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi.
- Mắc bệnh do virus Enterovirus 71: người bệnh có nguy cơ tử vong cao nếu không được chăm sóc đúng cách.
Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan nhanh từ người sang người thông qua đường miệng, dịch tiết từ miệng, mũi, phân, nước bọt… Trong tuần đầu tiên mắc bệnh (giai đoạn ủ bệnh). Người bệnh có khả năng phát tán virus. Thời gian lây nhiễm có thể kéo dài đến vài tuần. Sau đó do virus còn tồn tại trong phân và nước bọt bệnh nhân.
1. 2. Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng
Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng bệnh tay chân miệng ở trẻ qua các giai đoạn khác nhau dưới đây.
1.2.1. Giai đoạn ủ bệnh
Ở giai đoạn này, biểu hiện bệnh ở trẻ thường không quá rõ rệt. Trẻ vẫn có thể sinh hoạt bình thường trong thời gian ủ bệnh nhưng chỉ cần gặp điều kiện thuận lợi như trẻ bị ốm khiến đề kháng kém, vệ sinh không đảm bảo… thì bệnh sẽ khởi phát. Thời gian ủ bệnh ở trẻ trùng bình thường kéo dài từ 3 ngày – 1 tuần.
1.2.2. Giai đoạn khởi phát
Giai đoạn khởi phát thường kéo dài từ 1-2 ngày đối với trẻ nhỏ, đặc trưng với các biểu hiện như:
- Đau họng
- Sốt nhẹ
- Tiêu chảy
- Bỏ ăn
- Quấy khóc
- Người mệt mỏi…
Một số dấu hiệu có thể dễ bị nhầm lẫn với bệnh lý đường tiêu hóa, bệnh lý đường hô hấp nên các bậc phụ huynh cần cẩn trọng và đưa bé đi khám kịp thời.
1.2.3. Giai đoạn toàn phát
Ở giai đoạn này, các triệu chứng sẽ được thể hiện rất rõ ràng thông qua các dấu hiệu cụ thể như sau:
Loét miệng
Tình trạng loét tập trung nhiều ở niêm mạc hầu họng, lưỡi gà, lưỡi, má, môi của trẻ. Vết loét dài khoảng từ 2-3mm, gây xót, khiến trẻ gặp khó khăn khi ăn uống và tăng tiết nước bọt.
Sốt cao
Biểu hiện thường gặp, khi đo nhiệt kế thường thấy nhiệt độ từ hơn 38 độ C cho tới trên 40 độ. Sốt cao kéo dài có thể khiến trẻ co giật nên nếu trẻ không có dấu hiệu hạ sốt, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám ngay.
Phát ban
Các nốt ban đỏ ở dưới dạng phỏng nước thường tập trung trên da ở lòng bàn tay, chân, đầu gối, mông… của trẻ. Ban đỏ tồn tại khoảng 1 tuần, sau khi lặn sẽ để lại vết thâm.
1. 3. Hình ảnh các nốt tay chân miệng ở trẻ
1.3.1. Hình ảnh phát ban của bệnh tay chân miệng
Vị trí
Nổi ban trên da là một trong những biểu hiện thường thấy ở bệnh nhân mắc tay chân miệng. Những nốt ban này thường xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, bàn chân, mông
Thứ tự xuất hiện
Phát ban là dấu hiệu đầu tiên của bệnh tay chân miệng, xuất hiện tròng 1 – 2 ngày đầu khi phát bệnh và có thể kéo dài 10 ngày.
Biểu hiện
Những nốt ban có kích thước khoảng 2 – 2mm, hình bầu dục, có màu xám sẫm, nổi trên nền da bình thường của trẻ. Chúng thường không gây đau ngứa ngáy cho người bệnh.
1.3.2. Hình ảnh các nốt mụn nước của bệnh tay chân miệng
Vị trí
Mụn nước mọc trên nền các nốt phát ban, bắt đầu xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, ngón chân, lòng bàn chân. Sau đó, chúng có thể lan ra nhiều vị trí khác trên cơ thể: mặt, trong khoang miệng, đầu gối, mông,…
Thứ tự xuất hiện
Cùng với sự xuất hiện của nhiều nốt phát ban đỏ là hình ảnh của các mụn nước nhỏ, rời rạc. Sau 1-2 ngày tiếp theo, chúng sẽ phát triển ở những bộ phận của cơ thể.
Biểu hiện
Mụn nước có kích thước cỡ vài mm, có hình tròn hoặc hình bầu dục, phồng lên, bao quanh là vầng hồng ban. Cần tránh va chạm mạnh vào các nốt mụn này để tránh tình trạng bội nhiễm cũng như lây lan sang những vị trí khác.
1.3.3. Hình ảnh loét miệng của bệnh tay chân miệng
Loét miệng cũng là một hình ảnh đặc trưng của bệnh tay chân miệng. Các vết loét có đường kính khoảng 4-8mm, xuất hiện ở niêm mạc miệng, má, lợi, lưỡi và vòm miệng. Tình trạng này sẽ gây sự khó chịu, đau đớn cho người bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Các bé sẽ ăn uống khó khăn, thường xuyên quấy khóc khiến cha mẹ lầm tưởng bé bị viêm loét miệng thông thường.
Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, các yếu tố sinh hoạt tập thể như: đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, ăn uống vui đùa cùng các bạn là những yếu tố nguy cơ cao lây truyền bệnh. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi trẻ thường xuyên. Những hình ảnh phát ban kèm mụn nước, loét miệng là dấu hiệu gợi ý trẻ đã bị tay chân miệng. Khi thấy bé có dấu hiệu bệnh như này, cha mẹ nên đưa bé tới cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán mức độ bệnh, từ đó có hướng xử trí phù hợp nhất.
2. HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG TẠI NHÀ ĐÚNG CÁCH
Đa phần các trường hợp trẻ bị tay chân miệng có thể tự điều trị tại nhà và hồi phục hoàn toàn sau 8 – 10 ngày. Việc chăm sóc tích cực, điều trị đúng cách đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi của trẻ.
Tuy nhiên, khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, ba mẹ cần lưu ý những điều dưới đây:
2.1. Cung cấp đủ nước cho con
Bệnh tay chân miệng thường kèm theo các triệu chứng: sốt, tiêu chảy, nôn ói, đau buốt trong miệng do các vết loét gây ra… điều này khiến cơ thể trẻ bị mất nước trầm trọng. Cơ thể mất nước kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Do đó, ba mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước hơn so với bình thường để cơ thể con được cung cấp đủ nước. Cùng với nước lọc, ba mẹ có thể cho con bổ sung thêm oresol hay các loại nước ép hoa quả để bù nước, bù khoáng hiệu quả.
2.2. Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ
Trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau, ba mẹ cần tham khảo ý kiến từ chuyên gia. Bên cạnh đó, liều dùng cũng cần phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.
Lưu ý:
- Trẻ dưới 2 tháng tuổi không được dùng paracetamol để hạ sốt.
- Không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt quá 5 lần/ngày.
- Mỗi lần cho trẻ uống thuốc cần cách nhau ít nhất 4 – 6 giờ.
- Vệ sinh cá nhân cho trẻ sạch sẽ
Ba mẹ cần cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý để hạn chế sự phát triển của virus trong miệng. Bên cạnh đó, cần cho con tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày để tránh tình trạng bội nhiễm mụn nước. Cần dùng dung dịch sát khuẩn ngoài da tại các vị trí có tổn thương để tránh mụn nước lan rộng.
2.3. Cách ly trẻ để hạn chế sự lây lan của virus
Khi trẻ bị tay chân miệng, cần cách ly con với bạn bè và người thân trong gia đình. Để tránh virus tiếp tục lây lan, phát tán dịch bệnh. Khi chăm sóc, tiếp xúc với bé, ba mẹ đeo khẩu trang. Sau tiếp xúc ba mẹ rửa lại tay bằng xà phòng và khử khuẩn cẩn thận.
Đồ dùng cá nhân của trẻ cần được để riêng biệt và sát khuẩn bằng nước sôi/ dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần sử dụng.
2.4. Xây dựng cho trẻ chế độ dinh dưỡng khoa học
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với sự phục hồi sức khỏe của trẻ. Để con sớm khỏe lại, ba mẹ cần thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học với đầy đủ nhóm chất giúp con tăng đề kháng.
Thức ăn của trẻ nên được chế biến thành dạng mềm như: súp, cháo, sinh tố… để con dễ ăn, dễ nuốt. Tránh để con ăn thức ăn cứng, tác động đến các tổn thương trong miệng.
Một số món ăn cùng cách thực hiện đơn giản ba mẹ có thể áp dụng:
Cháo đậu đỏ, ý dĩ:
Tất cả rửa sạch, nấu với lương nước thích hợp thành cháo. Chia ăn 3 lần trong ngày, với ít đường cát trắng hoặc đường phèn.
Ý dĩ nhân 20g, đậu đỏ 30g, thổ phục linh 30g, gạo tẻ 100g.
Món cháo này có tác dụng giải độc trừ thấp, đặc biệt thích hợp cho thủy đậu đã được ra, nhưng vẫn còn sốt, nước tiểu vàng đỏ, người mệt mỏi, chán ăn.
Cháo hạt sen, kim ngân
Kim ngân hoa 30g, gạo tẻ 60g, hạt sen 30g.
Kim ngân hoa rửa sạch, mang sắc lấy nước, đem nấu cháo với gạo vo sạch và hạt sen. Khi cháo chín nêm thêm chút đường hoặc muối.
Kim ngân hoa có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, trị sốt nóng, đau rát họng, ho, miệng khô họng khát, giúp người bệnh thủy đậu dễ chịu hơn.
Nước rau sam
Khi bị thủy đậu, có thể dùng rau sam tươi 100 – 120g, rửa thật sạch, ép lấy nước, uống trong ngày.
Nước rau sam có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, ngừa mụn nhọt, rất tốt cho người bị thủy đậu.
Ngoài ra, ba mẹ cần tránh để trẻ ăn những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu tới các mụn nước như:
- Thức ăn cay nóng
- Đồ ăn chiên rán
- Thực phẩm nhiều chất béo bão hòa (phô mai, bơ…)
- Thực phẩm giàu arginine (socola, đậu phộng, nho khô…)
2.5. Theo dõi sát sao các triệu chứng của trẻ
Trong quá trình chăm sóc và tự điều trị tại nhà, ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của trẻ. Khi con có các biểu hiện bất thường, ba mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3. KHI NÀO BA MẸ CẦN ĐƯA TRẺ BỊ TAY CHÂN MIỆNG ĐẾN BỆNH VIỆN
Đa số các trường hợp trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ, có thể tự điều trị tại nhà. Tuy nhiên, trước khi tự điều trị, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám và có phác đồ phù hợp. Ngoài ra, ba mẹ cần đưa con đến bệnh viện nếu các triệu chứng bệnh dưới đây kéo dài hơn 7 ngày:
- Sốt cao, sốt có thể kéo dài kèm co giật.
- Quấy khóc bất thường, môi tím tái, cơ thể có dấu hiệu của tình trạng mất nước.
- Ngủ nhiều, có xu hướng mất nhận thức.
- Dễ giật mình
- Loạng choạng, tay chân run
- Thở bất thường: thở nhanh, thở nông, khó thở.
- Huyết áp và nhịp tim tăng nhanh.
- Thường xuyên nôn mửa.
Kết luận:
Với những thông tin về bệnh tay chân miệng trong bài viết. Hy vọng, ba mẹ có thể tự nhận biết được tình trạng bệnh thông qua hình ảnh nốt chân tay miệng. Từ đó chủ động phát hiện sớm bệnh cũng như đưa trẻ đi khám kịp thời để được điều trị đúng cách.
Nguồn tham khảo:
- https://benhvienthucuc.vn/nguyen-nhan-bi-tay-chan-mieng-o-tre-em-la-do-dau/
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/quan-sat-hinh-anh-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em/
- https://benhvienthucuc.vn/xem-ngay-hinh-anh-benh-tay-chan-mieng-o-tre-em/
- https://benhvienbacha.vn/hinh-anh-benh-tay-chan-mieng-theo-tung-giai-doan/
- https://www.msdmanuals.com/vi-vn/chuy%C3%AAn-gia/b%E1%BB%87nh-truy%E1%BB%81n-nhi%E1%BB%85m/enterovirus/b%E1%BB%87nh-tay-ch%C3%A2n-mi%E1%BB%87ng-hfmd
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ