Vì sao chúng ta bị dị ứng thời tiết? 4 Cách ứng phó với dị ứng thời tiết hiệu quả nhất

24 lượt xem

Vì sao chúng ta bị dị ứng thời tiết? 4 Cách ứng phó với dị ứng thời tiết hiệu quả nhất

Đã bao giờ bạn thắc mắc vì sao bản thân lại bị dị ứng thời tiết trong khi những người khác không mắc? Biết được nguyên nhân và cách ứng phó, ắt hẳn bạn sẽ bất ngờ vì không biết sớm hơn đó! Cùng theo dõi nhé!

1. Thông tin quan trọng về dị ứng thời tiết bạn cần biết

1.1 Bệnh dị ứng thời tiết là gì?

Để hiểu dị ứng thời tiết là gì, trước tiên cần hiểu thế nào là dị ứng. Dị ứng xuất hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với chất lạ. Các triệu chứng của phản ứng dị ứng phụ thuộc vào chất liên quan. Và nó có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp, xoang và đường mũi, da và hệ tiêu hóa của bạn.

Khi thời tiết thay đổi, nhiệt độ, độ ẩm và các yếu tố khác sẽ kích thích sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn, virus, chất gây dị ứng trong không khí. Việc này gây ra phản ứng ở những người dị ứng với các chất gây dị ứng cụ thể đó. Ví dụ như dị ứng mạt bụi, dị ứng nấm mốc…

Dị ứng thời tiết không phải tình trạng hiếm gặp. Những người có cơ địa mẫn cảm, đề kháng yếu… là đối tượng có nguy cơ bị dị ứng nói chung và dị ứng thời tiết cao nhất.

1.2 Dấu hiệu dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi, bạn có thể có các triệu chứng dị ứng dưới đây:

  • Sổ mũi
  • Nghẹt mũi
  • Ngứa mắt
  • Mắt đỏ hoặc sưng
  • Chảy nước mắt
  • Ngứa da, phát ban, mẩn ngứa
  • Hắt xì hơi
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Khó thở, thở khò khè
  • Da khô, bong vảy

Tùy mỗi người lại có những triệu chứng dị ứng thời tiết khác nhau. Nhưng nhìn chung người bệnh sẽ đều có những dấu hiệu điển hình trên. Hãy chú ý quan sát triệu chứng để từ đó có các xử trí kịp thời. Bởi trên thực tế có những trường hợp dị ứng nặng dẫn đến khó thở và thậm chí tử vong.

1.3 Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết

Theo Heathline (Hoa Kỳ), dị ứng thời tiết xảy ra khi hệ thống miễn dịch của bạn xác định một chất trong không khí là nguy hiểm. Nó phản ứng với chất đó hoặc chất gây dị ứng bằng cách giải phóng histamine và các hóa chất khác vào máu của bạn. Những chất đó sẽ tạo ra các triệu chứng của phản ứng dị ứng.

Những chất trong không khí thông thường được cơ thể đánh giá là vô hại. Nhưng khi thời tiết thay đổi, ví dụ quá ẩm, quá khô, quá nóng, quá lạnh… Khiến vi khuẩn, nấm mốc hay kí sinh trùng trong không khí sinh trưởng mạnh hơn. Và khi đó, cơ thể chúng ta nhận biết, đánh giá nó có hại, sinh ra phản ứng dị ứng.

1.4 Ai thường gặp vấn đề dị ứng thời tiết

Nguy cơ bị dị ứng thời tiết có thể tăng cao ở những đối tượng sau:

  • Người có tiền sử gia đình bị dị ứng: Nếu trong gia đình bạn có người đã hoặc đang mắc bệnh dị ứng. Thì bạn có nguy cơ cao cũng bị dị ứng thời tiết
  • Trẻ em: Trẻ em thường có nguy cơ cao hơn so với người lớn. Sở dĩ vậy là do hệ thống miễn dịch của trẻ đang phát triển và chưa hoàn thiện.
  • Người già: Người già có thể trở nên nhạy cảm hơn với môi trường và dễ phát ban hơn. Hoặc các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến dị ứng.
  • Người có bệnh lý khác: Những người đang mắc các vấn đề sức khỏe như viêm mũi dị ứng, hen suyễn… Hay các bệnh lý đường hô hấp có thể trở nên nhạy cảm với thay đổi thời tiết.
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm: Những người có hệ miễn dịch suy giảm có thể dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi các yếu tố dị ứng trong môi trường.

Tuy nhiên, việc xác định nguy cơ cụ thể cần phải dựa vào tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người. Đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của yếu tố thời tiết đối với họ.

1.5 Những biến chứng thường gặp ở dị ứng thời tiết

Dị ứng khi thời tiết thay đổi có thể dẫn đến các biến chứng như:

  • Gặp các vấn đề về giấc ngủ do các triệu chứng khó chịu, sổ mũi…
  • Triệu chứng hen suyễn gia tăng
  • Viêm xoang, nhiễm trùng hoặc viêm màng lót xoang
  • Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)
  • Giảm chất lượng cuộc sống, vì các triệu chứng có thể cản trở năng suất và sự tận hưởng các hoạt động hàng ngày của bạn

Khi có những biến chứng trên, bạn cần chủ động tìm đến bác sĩ. Hoặc có những biện pháp can thiệp kịp thời như dùng thuốc, tránh xa không khí ô nhiễm… Để tránh những biến chứng nặng hơn – ví dụ khó thở, tim ngừng đập… xảy ra.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh dị ứng thời tiết bạn biết chưa?

2.1 Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị dị ứng thời tiết

Theo các chuyên gia từ Healthline – trang web sức khỏe hàng đầu Hoa Kỳ chia sẻ: “Thêm một số loại thực phẩm dưới đây vào chế độ ăn uống của bạn thực sự có thể giúp giảm các triệu chứng như chảy nước mũi và chảy nước mắt.” Bên cạnh đó, những thực phẩm giúp giảm viêm, tăng cường miễn dịch… Cũng đều có lợi để giảm các triệu chứng dị ứng thời tiết.

Những thực phẩm tốt nhất cho người bị dị ứng thời tiết bao gồm:

Gừng

Nhiều triệu chứng dị ứng khó chịu đến từ các vấn đề viêm nhiễm. Ví dụ như sưng và kích ứng ở đường mũi, mắt và cổ họng. Gừng có thể giúp giảm các triệu chứng này một cách tự nhiên. Nên hãy bổ sung gừng khi bị dị ứng qua các món ăn hoặc trà gừng.

Bởi gừng đã được chứng minh là có chứa các hợp chất hóa học thực vật chống oxy hóa, chống viêm. Trong một nghiên cứu trên động vật năm 2016, gừng đã ngăn chặn việc sản xuất protein gây viêm trong máu chuột. Nhờ đó giúp giảm các triệu chứng dị ứng.

Mật ong

Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong có đặc tính chống viêm, kháng nấm và kháng khuẩn tuyệt vời. Cụ thể, mật ong đã ức chế sự kích hoạt của tế bào mast – một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa phản ứng dị ứng.

Bạn có thể sử dụng mật ong pha với gừng, dùng làm sốt chấm bánh mì. Hoặc đơn giản chỉ là một cốc mật ong pha nước ấm để giảm bớt các triệu chứng dị ứng thời tiết.

Trái cây giàu vitamin C

Từ xưa, những loại trái cây giàu vitamin C đã được biết là có khả năng ngăn ngừa cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh. Và dĩ nhiên, những loại trái cây này cũng như mang lại lợi ích cho những người bị dị ứng.

Chúng bao gồm: Quả ổi, dâu tây, đu đủ, Kiwi, dứa, xoài, cam, quýt, bưởi… Những loại quả này đã được chứng minh là làm giảm viêm mũi dị ứng. Đồng thời giảm tình trạng kích ứng đường hô hấp trên do phấn hoa.

Nghệ

Củ nghệ nổi tiếng với tác dụng chống viêm hiệu quả. Bởi nghệ chứa curcumin – thành phần hoạt chất quý đã được chứng minh giúp giảm các triệu chứng của nhiều bệnh do viêm. Đồng thời giúp giảm thiểu sưng tấy và kích ứng do viêm mũi dị ứng.

Bạn có thể bổ sung nghệ dưới dạng gia vị nấu nướng. Mẹo cho bạn là nấu nghệ kết hợp với tiêu đen. Vì tiêu đen làm tăng khả dụng sinh học của chất curcumin lên tới 2.000%. Hoặc bạn có thể dùng nghệ pha trà, sử dụng tinh bột nghệ với mật ong…

Cà chua

Mặc dù trái cây họ cam quýt luôn được đánh giá cao khi nói đến trái cây giàu vitamin C. Nhưng cà chua cũng là một nguồn tuyệt vời khác mà bạn không nên bỏ qua. Một quả cà chua cỡ trung bình chứa khoảng 26% giá trị vitamin C được khuyến nghị hàng ngày cho bạn.

Ngoài ra, cà chua còn chứa lycopene. Đây là hợp chất chống oxy hóa khác giúp “dập tắt” tình trạng viêm toàn thân. Lycopene dễ dàng hấp thụ vào cơ thể hơn khi nấu chín. Vì vậy hãy nấu chín để tăng thêm hiệu quả.

Cá hồi và các loại cá béo khác

Ăn một con cá mỗi ngày có thể tránh được cơn hắt hơi? Bạn không nghe nhầm đâu. Nhiều bằng chứng cho thấy axit béo omega-3 từ cá có thể tăng cường khả năng chống dị ứng của bạn. Đồng thời chống viêm tuyệt vời và thậm chí cải thiện bệnh hen suyễn.

Cụ thể, trong một nghiên cứu của Đức từ năm 2005 cho thấy rằng những người càng có nhiều axit béo eicosapentaenoic (EPA) trong máu thì nguy cơ dị ứng càng ít.

Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ khuyến nghị người lớn nên ăn 8 ounce (226 gram) cá mỗi tuần. Đặc biệt là các loại cá béo có lượng thủy ngân thấp như cá hồi, cá thu, cá mòi và cá ngừ. Còn nếu bạn đang bị dị ứng thời tiết, hãy ăn nhiều cá béo hơn lượng khuyến nghị trên.

Hành tây

Hành tây là nguồn cung cấp quercetin tự nhiên tuyệt vời. Một số nghiên cứu cho thấy quercetin hoạt động như một chất kháng histamine tự nhiên. Chúng có công dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng theo mùa.

Vì hành tây cũng chứa một số hợp chất chống viêm và chống oxy hóa khác nên bạn hãy thêm ngay chúng vào chế độ ăn uống của mình trong mùa dị ứng.

Hành tây cũng là thực phẩm giàu prebiotic giúp nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh. Nó cũng hỗ trợ thêm khả năng miễn dịch và sức khỏe.

Trong đó, hành tím sống có hàm lượng quercetin cao nhất. Tiếp theo là hành trắng và hành lá. Nấu ăn làm giảm hàm lượng quercetin trong hành, vì vậy để có tác dụng tối đa, hãy ăn hành sống. Bạn có thể thử chúng trong món salad, nước chấm hoặc làm lớp phủ bánh sandwich.

2.2 Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh dị ứng thời tiết bằng chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt lành mạnh và khoa học giúp tăng cường đề kháng, giảm viêm hiệu quả. Từ đó giúp dị ứng do thời tiết nhanh khỏi và phòng ngừa bệnh.

Bằng cách:

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học giúp quản lý căng thẳng, giảm stress… Từ đó phòng ngừa suy giảm miễn dịch khiến cơ thể khỏe mạnh hơn. Chủ động phòng ngừa được nhiều vi khuẩn, virus… gây dị ứng.

Chúng bao gồm:

  • Xây dựng kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, làm việc quá sức
  • Ngủ đủ giấc, đảm bảo đủ thời gian ngủ để hỗ trợ cơ thể khôi phục và giảm cảm giác mệt mỏi. Tránh thức khuya, ngủ nướng…
  • Vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày hoặc 150 phút/tuần

Tránh xa những thực phẩm kém lành mạnh

Những thực phẩm kém lành mạnh không chỉ khiến bạn phải đối mặt với nhiều bệnh lý mãn tính như béo phì, tim mạch… Mà còn khiến cơ thể giảm đề kháng, tăng viêm nhiễm… Nên hãy tránh xa các thực phẩm:

  • Thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, cay nóng như khoai tây chiên, gà rán
  • Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, hamburger, thịt nguội…
  • Thực phẩm chứa nhiều đường
  • Đồ uống chứa cồn, chất kích thích

Loại bỏ các tác nhân gây dị ứng

Bạn nên hình thành thói quen dọn nhà thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc… Từ đó giảm khả năng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng cho bạn:

  • Giặt ga trải giường bằng nước thật nóng ít nhất một lần một tuần
  • Che phủ giường và gối của bạn bằng vỏ chống dị ứng
  • Loại bỏ thảm và đồ nội thất bọc nệm
  • Loại bỏ đồ chơi nhồi bông khỏi phòng ngủ của con bạn
  • Khắc phục tình trạng rò rỉ nước. Vệ sinh sạch những vị trí rò nước, vì chỗ đó có thể tạo điều kiện cho nấm mốc và sâu bệnh phát triển
  • Làm sạch các bề mặt bị mốc và bất kỳ nơi nào mà nấm mốc có thể hình thành. Bao gồm máy tạo độ ẩm, máy làm mát, máy điều hòa không khí và tủ lạnh…
  • Sử dụng máy hút ẩm để giảm độ ẩm dư thừa. Đồng thời dùng máy tạo độ ẩm khi thời tiết quá khô.

Luôn đeo khẩu trang và vệ sinh mũi, miệng, tay thường xuyên

Vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng từ không khí có thể xâm nhập vào cơ thể qua mũi, miệng và mắt. Nên hãy vệ sinh những bộ phận này thường xuyên. Kết hợp với che chắn cẩn thận bằng khẩu trang, kính chắn… để giảm tối đa tiếp xúc của cơ thể với tác nhân dị ứng.

2.3 Chế độ tập luyện chủ động cải thiện tình trạng bệnh cho người dị ứng thời tiết

Những bài tập gia tăng sức khỏe của phổi, tập trung vào việc điều hòa nhịp thở… Được nhiều chuyên gia khuyên người bị dị ứng thời tiết nên thực hiện.

Nếu chưa biết bài tập nào, bạn có thể tham khảo:

Các bài tập hít thở sâu

Bơi, tập thể dục dưới nước, Pilates… đều tập trung vào hơi thở. Chúng rất hữu ích cho những người bị dị ứng theo mùa. Vì những bài tập này đều tăng cường sức khỏe cho phổi của bạn.

Các bài tập aerobic

Vì nằm có thể làm tăng áp lực xoang nên nếu đó là một triệu chứng, bạn nên tập trung vào việc làm sạch xoang. Các bài tập aerobic, tập trung vào tim mạch, có thể giúp giảm tình trạng này.

Tuy nhiên, hãy tập có chừng mực, vì việc tập luyện quá căng thẳng có thể khiến vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Trường Cao đẳng Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch học Hoa Kỳ nhấn mạnh rằng hoạt động thể chất quá mức có thể làm tăng các triệu chứng hơn là giúp ích.

Các bài tập yoga

Các bài tập yoga cũng đều tập trung vào nhịp thở. Bạn có thể tập:

Động tác thở “4-7-8”:

  • Ngồi hoặc nằm thoải mái.
  • Hít thở sâu qua mũi trong 4 giây
  • Giữ thở trong 7 giây
  • Thở ra chậm qua miệng trong 8 giây
  • Lặp lại quy trình này 3-4 lần

Động tác thở qua miệng:

  • Đứng hoặc ngồi thoải mái
  • Hít thở sâu vào mũi, nâng tay lên cao trên đầu
  • Giữ thở trong vài giây
  • Thở ra chậm qua miệng, hạ tay xuống theo hai bên cơ thể
  • Lặp lại quy trình này trong khoảng 5-10 phút

Động tác thở bằng bụng (cơ hoành)

  • Ngồi hoặc nằm thoải mái
  • Đặt một bàn tay lên ngực và một bàn tay lên bụng
  • Hít thở sâu và chậm vào mũi, hít thở đến khi bạn cảm thấy bụng nở ra (bàn tay ở bụng di chuyển lên)
  • Giữ thở trong vài giây
  • Thở ra chậm qua miệng cho đến khi bụng hạ xuống
  • Lặp lại quy trình này trong khoảng 5-10 phút

2.4 Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh dị ứng thời tiết

Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa dị ứng thời tiết bằng những việc đơn giản dưới đây:

  • Luôn kiểm tra dự báo thời tiết, nếu thời tiết thay đổi, hãy hạn chế ra khỏi nhà trong khoảng thời gian này.
  • Sử dụng máy lọc không khí
  • Luôn giữ nhà sạch sẽ, giảm nguy cơ mọc nấm mốc và tăng chất lượng không khí trong nhà.
  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài, đặc biệt là những ngày thời tiết thay đổi
  • Đóng kín cửa sổ
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, lưu ý vệ sinh mũi, miệng, tay thường xuyên
  • Thay đổi quần áo và tắm ngay sau khi bạn trở về nhà để loại bỏ phấn hoa và các chất dị ứng khác
  • Sử dụng máy tạo ẩm trong những ngày khô hanh để giảm khó chịu cho đường hô hấp
  • Thăm bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và nhận lời khuyên về cách đối phó, giảm tác động của thay đổi thời tiết

Lời kết

Dị ứng thời tiết không còn là nỗi ám ảnh mỗi khi giao mùa nếu bạn nắm được cách đối phó trên đây. Hy vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc, từ đó tự tin tận hưởng cuộc sống, chẳng lo dị ứng.

Nguồn tham khảo

  1. https://www.vietnammedicalpractice.com/hanoi/ko/news/weather-allergies-do-they-exist?origin=homepage
  2. https://www.healthline.com/health/allergies/seasonal-allergies#causes
  3. https://www.healthline.com/health/seasonal-allergies-best-foods\
  4. https://www.verywellhealth.com/weather-allergies-5199163
  5. https://www.bonsecours.com/health-care-services/allergy-immunology/conditions/seasonal-allergies

 

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận