Thiểu Năng Tuần Hoàn Não: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Các Biện Pháp Phòng Ngừa

21 lượt xem

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh lý phổ biến không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên, người cao tuổi mà ngày nay bệnh có xu hướng trẻ hóa. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não là gì? Triệu chứng bệnh và cách phòng tránh bệnh ra sao? Cùng đi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây. 

1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

1.1. Thiểu năng tuần hoàn não là gì?

Thiểu năng tuần hoàn não (hay còn gọi là rối loạn tuần hoàn não) là một bệnh lý do thiếu máu cung cấp cho não, làm giảm sự cung cấp dưỡng chất và oxy để nuôi não khiến cho tế bào thần kinh não không đủ năng lượng để hoạt động, từ đó ảnh hưởng tới các hoạt động chức năng của não. 

Bệnh ở mức độ nhẹ có thể gây chóng mặt, kém tập trung, mất ngủ, người mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu để bệnh nặng có thể gây suy giảm trí nhớ, rối loạn tâm thần, nói lắp, thậm chí đột quỵ, tử vong.

thieu-nang-tuan-hoan-nao

Bệnh thường gặp ở nam giới, lứa tuổi trung niên, người lớn tuổi, người lao động trí óc. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại, con người phải đối diện với nhiều yếu tố như: môi trường ô nhiễm, lối sống mất cân bằng, cường độ làm việc căng thẳng, ăn uống không khoa học, không vận động… khiến tình trạng này ngày càng trẻ hóa (dưới tuổi 40).  

1.2. Tỷ lệ mắc bệnh thiểu năng tuần hoàn não ở Việt Nam 

PGS.TS Nguyễn Minh Hiện, Bệnh viện 103 cho biết. Số liệu thống kê của thế giới cũng như Việt Nam thì tỷ lệ bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não chiếm từ 80 đến 85%. Trong đó, tỷ lệ tử vong trong tháng đầu của người bệnh chiếm từ 20% đến 30%.

Đặc biệt, số bệnh nhân bị thiểu năng tuần hoàn não đang có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Do vậy, nếu không điều trị sớm, nguy cơ bị đột quỵ là rất cao.

thieu-nang-tuan-hoan-nao-ty-le-mac

1.3. Các triệu chứng của bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Nhức đầu

Nhức đầu là triệu chứng hay gặp (chiếm 90% trường hợp) đồng thời cũng là triệu chứng xuất hiện sớm nhất. Tính chất đau lan tỏa, có tính co thắt hoặc khu trú vùng chẩm gáy – trán

Chóng mặt 

Triệu chứng bao gồm cảm giác hơi loạng choạng khi đi hoặc đứng, bập bềnh như say sóng. Có người cảm thấy hoa mắt, tối sầm mặt lại nhất là khi di chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng đột ngột. 

Dị cảm

Là những cảm giác không thật, bất thường do bệnh nhân tự cảm thấy. Ví dụ như cảm giác tê bì ở đầu ngón, cảm giác kiến bò. Có cảm giác như ve kêu, cối xay lúa trong tai.

Rối loạn về giấc ngủ

Rối loạn về giấc ngủ sẽ khiến người bệnh bị mất ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.

Rối loạn về sự chú ý

Giảm sự chú ý, hay đãng trí hoặc chỉ chú ý đến một việc nào đó mà không còn phù hợp với hoàn cảnh lúc đó nữa

Rối loạn về cảm xúc

Người bệnh dễ cáu, dễ xúc động.kiềm chế được.

Rối loạn trí nhớ

Giảm trí nhớ gần, khả năng sắp xếp lại theo trình tự giảm

thieu-nang-tuan-hoan-nao-trieu-chung

1.4. Nguyên nhân gây bệnh

Thiểu năng tuần hoàn não xảy ra do tác động của nhiều yếu tố. Trong đó, phổ biến nhất là các nguyên nhân sau đây: 

  • Xơ vữa động mạch, lão hóa động mạch: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất (chiếm 60-80%) gây thiếu máu não do xơ vữa thành động mạch, cản trở lượng máu chảy đến não.
  • Rối loạn huyết áp: Huyết áp thấp hoặc cao đều có thể gây rối loạn tuần hoàn não (do rối loạn vận mạch não làm cho máu lên não kém). 
  • Bệnh tim mạch (suy tim, hở van tim…)
  • Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây chèn vào động mạch đốt sống, khiến máu không thể lưu thông lên não. Đặc biệt, các động tác như quay đầu đột ngột, gập cổ quá mức có thể chèn ép gây cản trở đường đi của động mạch đốt sống đối bên ở đoạn cổ C1.
  • Do dị dạng động mạch bẩm sinh 
  • Do cục máu đông, hoặc do dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp động mạch, cản trở tuần hoàn máu gây ra thiếu máu não. 
  • Do chèn ép từ bên ngoài hoặc các bệnh thần kinh (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8)
  • Ngoài ra, thiểu năng tuần hoàn máu còn do nguyên nhân cơ địa hoặc do béo phì. 
thieu-nang-tuan-hoan-nao-nguyen-nhan

2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG CHO NGƯỜI BỊ THIỂU NĂNG TUẦN HOÀN NÃO

2.1.  Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thiểu năng tuần hoàn não

Những loại thực phẩm người bị thiểu năng tuần hoàn não nên ăn:

Các loại cá béo

Cá béo là nguồn dinh dưỡng cần thiết, bổ sung hiệu quả các axit amin, axit béo cần thiết như omega 3 ,6, 9,… Ăn cá béo thường xuyên và đều đặn mỗi tuần tối thiểu 2 – 3 lần có hiệu quả ngừa bệnh tim mạch đặc biệt là xơ vữa động mạch – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Rau họ cải

Các loại rau họ cải, rau lá xanh có chứa hàm lượng chất xơ, vitamin B, beta carotene và folate dồi dào, giúp tăng chất lượng máu lên não.

Hạt óc chó

chứa hàm lượng chất béo tự nhiên cao rất thích hợp cho người thiếu máu não.

Quả mọng

Nguồn vitamin dồi dào cùng chất chống oxy hóa trong quả mọng sẽ giúp tăng cường trí nhớ và cải thiện lưu thông máu.

Trứng

Trứng rất giàu protein và vitamin B6, B9, B12 hỗ trợ ngừa bệnh mất trí nhớ, phòng chống teo não do thiểu năng tuần hoàn não.

Ngũ cốc nguyên hạt

Yến mạch, gạo lứt… là nguồn cung cấp tinh bột, chất béo và protein, giúp tăng cường hoạt động của hệ thần kinh. 

Thịt bò

Thịt bò cung cấp dồi dào protein, sắt và vitamin tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng tốc quá trình tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, đặc biệt là thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não. Ăn thịt bò thường xuyên giúp lượng máu luôn được đảm bảo ở mức tốt nhất, đưa đủ máu đến các cơ quan.

Rau củ và trái cây

Rau củ và trái cây là nguồn chính cung cấp chất xơ, vitamin và chất khoáng, chất chống oxy hóa và flavonoid cho cơ thể, bảo vệ tế bào trước gốc tự do, từ đó hỗ trợ thành mạch khỏe mạnh, đảm bảo độ co giãn tốt để đưa lưu lượng máu cần thiết lên não.

thieu-nang-tuan-hoan-nao-thuc-pham-nen-an

Những loại thực phẩm người bị thiểu năng tuần hoàn não nên tránh:

Thức ăn nhanh

Với lượng lớn dầu mỡ, chất béo và rất nhiều muối, chất phụ gia thức ăn nhanh không hề tốt cho tuần hoàn máu não.

Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp

Điểm chung của những loại thực phẩm này là chứa nhiều muối, việc ăn liên tục sẽ dễ gây cao huyết áp và tim mạch

Đồ uống có cồn

Sử dụng đồ uống có cồn sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thần kinh và giảm lưu thông máu lên não.

Nước ngọt có gas và thức ăn nhiều đường

Đây là nhóm thực phẩm tránh ăn khi đang điều trị thiểu năng tuần hoàn não.

Thực phẩm chiên xào nhiều dầu

Tiêu thụ các loại thức ăn này dễ gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu cao.

thieu-nang-tuan-hoan-nao-thuc-pham-nen-tranh

2.2. Chế độ sinh hoạt tốt cho người bị thiểu năng tuần hoàn não

  • Nên có thời gian nghỉ ngơi tối thiểu là 10 phút khi thực hiện các công việc về trí óc liên tục trong 2 giờ đồng hồ.
  • Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì. Tùy theo thể trạng sức khỏe mà bạn có thể lựa chọn cho mình các bài tập, môn thể thao phù hợp.
  • Hạn chế tình trạng căng thẳng, stress kéo dài. Thay vào đó, hãy cố gắng để cơ thể được thư giãn ở mức tốt nhất.
  • Không sử dụng điện thoại, máy tính, tivi liên tục trong thời gian dài.
thieu-nang-tuan-hoan-nao-tap-the-duc

2.3. Một số bài tập để cải thiện tình trạng bệnh thiểu năng tuần hoàn não

2.3.1. Bài tập thiền

Thiền phương pháp giúp tuần hoàn não hiệu quả hơn, lưu lượng máu cải thiện tối đa. 

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu bằng tư thế ngồi đan chân. Người bệnh nên tìm nơi thiền yên tĩnh, thoáng mát để giúp tập trung tốt hơn.
  • Hai tay đặt thoải mái trên đầu gối, giữ lưng thẳng, mắt nhắm hờ và tập trung vào hơi thở.
  • Cố gắng duy trì sự tập trung 3 – 5 phút rồi tăng thời gian từ từ trong lúc thực hiện. 
thieu-nang-tuan-hoan-nao-tap-the-duc-1

2.3.2. Bài tập gác chân lên giường

Gác chân lên giường cũng là một trong những bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não tăng lưu thông máu đến não hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Nằm đối diện tường và đưa 2 chân đặt lên tường sao cho chân và người tạo thành góc vuông.
  • Chân giữ thẳng, thẳng lưng và duy trì tư thế trong 1 – 2 phút.
  • Tập luyện đều đặn bạn sẽ nhận thấy hiệu quả tích cực.
thieu-nang-tuan-hoan-nao-tap-the-duc-2

2.3.3. Bài tập con lạc đà

Bài tập con lạc đà là một trong những bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não cực hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu với tư thế ngồi lên gót chân, dần nâng người thẳng dậy, quỳ trên đầu gối.
  • Đưa 2 tay về phía sau và nắm lấy 2 gót chân, từ từ gập người xuống để tạo độ cong.
  • Duy trì tư thế trên 10 – 15 giây trước khi về lại vị trí ban đầu. Nên tập 15 – 20 cái mỗi lần.
tap-the-duc-3

Lưu ý khi thực hiện bài tập:

  • Tập luyện nên kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.
  • Không nên tập quá sức, lựa chọn các bài tập phù hợp với mình
  • 15 – 20 phút, ngày là thời gian thích hợp để thực hiện các bài tập
  • Nên uống từ 2 – 3 lít nước mỗi ngày.
  • Không thức khuya quá 23h và luôn ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ngày.
  • Kết hợp hiệu quả giữa thuốc Tây và các vị thuốc Nam để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 

2.4. Một số biện pháp giúp phòng tránh bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

2.4.1. Chơi thể thao

Khi tập luyện, lượng máu trong cơ thể sẽ được lưu thông tốt hơn. Giảm mỡ, tăng cơ, tăng sức bền cho cơ thể từ đó giảm thiểu các nguy cơ hình thành các cục máu đông, xơ vữa động mạch. 

Tùy vào sở thích và tình trạng sức khỏe các bạn có thể tập các bộ môn nhẹ nhàng như: Fitness, Yoga, đi bộ cùng như các bài tập tại nhà đơn giản như đã đề cập 2.3 ở trên.

2.4.1. Dinh dưỡng khoa học

an-uong-hop-ly

Một chế độ ăn khoa học với nhiều sự kết hợp đa dạng từ nhiều thực phẩm lành mạnh như: rau củ, trái cây tươi sẽ rất tốt cho quá trình lưu thông máu lên não.

Ngoài ra, các bạn cũng nên lưu ý, hạn chế tinh bột xấu như gạo trắng, bột mì, bún, miến. Giảm lượng chất béo trong khẩu phần ăn hằng ngày. Nên lựa chọn dầu thực vật để chế biến thức ăn. Hạn chế ăn thịt đỏ, ăn nhiều cá béo thay thế cho thịt.

2.4.2. Sinh hoạt lành mạnh

Hạn chế sử dụng tivi, laptop, smartphone. Tích cực tham gia các hoạt động tốt cho sức khỏe và tâm trạng như: dạo công viên, trò chuyện cùng bạn bè, đọc sách, nghe nhạc… 

Trong lúc làm việc, hãy thư giãn mỗi 10 phút sau khoảng 2 tiếng làm việc liên tục. Đồng thời đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá bởi những chất kích thích này rất gây hại cho sức khỏe. 

2.4.3. Thăm khám sức khỏe định kỳ

tham-kham-dinh-ky

Việc thăm khám định kỳ 6 tháng một lần trong năm là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa các nguy cơ mắc bệnh. Không chỉ có thể dự đoán và phòng tránh được bệnh. Việc thăm khám còn giúp bạn phòng được nhiều nguy cơ mắc bệnh khác.

Kết luận:

Nếu phát hiện và điều trị sớm, thiểu năng tuần hoàn não hoàn toàn có thể được kiểm soát hiệu quả. Do vậy, các bạn hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của mình một cách tốt nhất nhé!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://medlatec.vn/tin-tuc/thieu-nang-tuan-hoan-nao-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-s65-n29572
  2. https://benhvien103.vn/thieu-nang-tuan-hoan-nao/
  3. https://suckhoedoisong.vn/benh-thieu-nang-tuan-hoan-nao-ngay-cang-tre-hoa-cach-nao-phat-hien-som-169210818181833852.htm
  4. https://tuoitre.vn/dau-hieu-thieu-nang-tuan-hoan-nao-1215769.htm

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận