Theo dõi và chăm sóc người bị đột quỵ đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tai biến tái diễn, đồng thời hỗ trợ phục hồi nhanh hơn. Cần làm những gì để quá trình theo dõi và chăm sóc người bị đột quỵ diễn đúng cách và hiệu quả? Tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!
I. ĐỘT QUỴ LÀ GÌ? SỰ NGUY HIỂM KHI BỊ ĐỘT QUỴ
1.1. Đột quỵ là gì?
Đột quỵ (stroke) hay còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đột quỵ thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não sẽ bị thiếu oxy, dinh dưỡng rồi dẫn đến cái chết của các tế bào não trong vòng vài phút sau đó.
1.2. Sự nguy hiểm khi bị đột quỵ
Thực tế ghi nhận, những người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Trường hợp may mắn sống sót sau đột quỵ cũng dễ để lại nhiều biến chứng nặng nề, có thể kể đến như:
- Bị liệt (1 tay, 1 tay hoặc hết tứ chi);
- Khả năng vận động yếu, khó cử động tay chân;
- Mất ngôn ngữ, nói ngọng, gặp khó khăn trong giao tiếp;
- Gặp các vấn đề thị giác;
- Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn cảm xúc,…;
- Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống thực vật.
Mặc dù, những biến chứng sau đột quỵ rất nghiêm trọng, nhưng người thân vẫn có thể giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe bằng cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bị đột quỵ khoa học là được.
II. THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC NGƯỜI BỊ ĐỘT QUỴ
2.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng cho người bị đột quỵ vừa hỗ trợ phòng tái phát, vừa giúp phục hồi sức khỏe nhanh cần lưu ý:
- Cố gắng ăn nhiều rau củ, các loại trái cây
- Kiểm soát khẩu phần ăn, không ăn quá no dẫn đến lượng calo nạp vào tăng, hàm lượng chất béo hấp thụ cao, tăng nguy cơ béo phì
- Hạn chế ăn chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa
- Ưu tiên các nguồn protein ít chất béo
- Cố gắng giảm hàm lượng natri trong mỗi khẩu phần ăn
- Khẩu phần ăn cần giảm nước và muối
2.2. Chế độ sinh hoạt cho người đột quỵ
Chế độ sinh hoạt của người bị đột quỵ cần hết sức chú ý những vấn đề sau để tránh làm suy giảm sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho đột quỵ tái phát và gây nguy hiểm nhiều hơn:
- Bỏ hút thuốc lá, vì thuốc lá là một yếu tố gây xơ vữa động mạch và co thắt động mạch rất mạnh.
- Bỏ rượu, hoặc chỉ được uống vừa phải 20 – 30ml/ngày với loại có nồng độ cồn <12%. Nên nhớ uống quá nhiều sẽ gây hại tim mạch.
- Bớt stress, tránh căng thẳng, nóng giận bất chợt
- Giảm cân nặng và cố gắng đưa BMI về mức lý tưởng trong khoảng 18 – 23. Vòng bụng <90cm ở nam và <80cm ở nữ.
- Điều trị tốt bệnh cao huyết áp, nguyên nhân gây đột quỵ.
- Phòng ngừa và điều trị tốt bệnh đái tháo đường, vì đây là tác nhân hàng đầu gây mảng xơ vữa động mạch lớn, tạo cục máu đông trong lòng mạch dẫn đến đột quỵ.
- Điều trị tốt rối loạn lipid máu để tránh tăng triglycerides máu xấu dẫn đến đột quỵ.
2.3. Chế độ tập luyện cho người bị đột quỵ
Vận động rèn luyện thể lực đều đặn hàng ngày, mỗi ngày khoảng 30 phút sẽ giúp nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ tái phát đột quỵ. Lưu ý, người bị đột quỵ tuyệt đối không tập các bài tập nặng, gắng sức (tập tạ, tennis…). Chỉ nên lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng sau:
- Đi bộ hoặc chạy bộ nhẹ nhàng.
- Tập dưỡng sinh như thái cực quyền, thái cực trường sinh đạo.
- Yoga là một môn thể dục tốt.
2.4. Một số biện pháp phòng ngừa giúp chủ động phòng tránh đột quỵ tái phát
Bên cạnh việc tuân thủ theo các biện pháp chăm sóc dinh dưỡng, luyện tập và sinh hoạt đã được đề cập đến ở trên. Người bị đột quỵ hay người thân cần lưu ý một số vấn đề sau để chủ động phòng tránh đột quỵ tái phát:
- Chủ động theo dõi sức khỏe người bị đột quỵ thường xuyên.
- Nếu xuất hiện các biểu hiện co giật, méo miệng, nôn mửa, chóng mặt, mất thăng bằng, loạn trí,… cần gọi xe cấp cứu ngay lập tức
- Tuyệt đối giữ cho bệnh nhân không bị té ngã
- Không tự ý điều trị như đánh gió, bấm huyệt, châm cứu, cho bệnh nhân uống thuốc huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào
- Đối với phụ nữ muốn dùng thuốc ngừa thai cần sự tư vấn của thầy thuốc
- Đối với người bị rung nhĩ phải điều trị bằng thuốc, cần dùng thêm thuốc chống đông máu như Aspirin hay Clopidogrel (dùng theo chỉ định của bác sĩ)
- Có thể dùng axit folic ít nhất 300 mcg/ngày để nguy cơ đột quỵ (dùng theo chỉ định của bác sĩ)
Lời kết:
Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tỉ lệ tử vong đang ở ngưỡng rất cao 20%. Đáng chú ý, tỷ lệ tử vong do đột quỵ tái phát còn cao hơn nữa. Nên việc chủ động theo dõi và chăm sóc sức khỏe đột quỵ chính là “kim bài miễn tử” đối với đại đa số bệnh nhân lúc này. Thực hiện chăm sóc sức khỏe người bị đột quỵ có thể tham khảo phần thông tin tóm gọn chúng tôi đã chia sẻ.
Tài liệu tham khảo:
- https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-uong-sinh-hoat-cho-nguoi-dot-quy-169132358.htm
- https://tamanhhospital.vn/dot-quy/
- https://tuoitre.vn/khoang-200-000-nguoi-dot-quy-moi-nam-tang-nhieu-o-nguoi-tre-20230721183933325.htm
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ