Sức đề kháng được ví như tấm khiên bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại. Khi sức đề kháng suy giảm, bạn sẽ có nguy cơ nhiễm bệnh và mức độ bệnh nặng hơn những người đề kháng khoẻ mạnh. Vậy cụ thể sức đề kháng là gì và nó có vai trò quan trọng như thế nào? Cùng giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Sức đề kháng là gì?
Sức đề kháng (miễn dịch) được hiểu là cách mà cơ thể tự phòng vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, chẳng hạn như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… mà chúng ta tiếp xúc mỗi ngày.
Theo Open Library – Thư viện sách trực tuyến chia sẻ, sức đề kháng của chúng ta được tạo ra từ hệ thống miễn dịch.
Cụ thể, khi phát hiện có mầm bệnh xâm nhập, hệ thống miễn dịch sẽ nhận biết kháng nguyên (là những chất khi xâm nhập vào cơ thể người, được hệ thống miễn dịch nhận biết) và sinh ra các kháng thể để tiêu diệt các kháng nguyên đó, tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể.
2. Tác dụng của sức đề kháng với cơ thể
Tác dụng của sức đề kháng là gì? Như vừa chia sẻ, sức đề kháng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu có thể gây bệnh cho cơ thể.
Không chỉ có vậy, cơ thể chúng ta tạo ra các protein (tên gọi khác là kháng thể) để tiêu diệt những tế bào bất thường, đảm bảo nhiều hoạt động trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó giúp cơ thể chống lại những căn bệnh thông thường như cảm cúm, một số bệnh viêm (ví dụ viêm họng, viêm phổi)…
Thậm chí, sức đề kháng khoẻ mạnh còn có khả năng giúp bạn phòng tránh được cả những căn bệnh nguy hiểm như ung thư hay các bệnh liên quan đến tim mạch.
Cụ thể, sức đề kháng của cơ thể được cấu thành từ nhiều cơ quan, mỗi cơ quan lại có những tác dụng khác nhau với cơ thể, nhưng đều có chung nhiệm vụ là bảo vệ cơ thể khỏi những mối đe dọa từ ngoài môi trường có thể xâm nhập, gây bệnh.
Sức đề kháng bao gồm:
Các tế bào bạch cầu
Các tế bào bạch cầu là những nhân tố chính trong hệ thống miễn dịch và quyết định đến sức đề kháng của cơ thể.
Chúng được tạo ra trong tủy xương và là một phần của hệ bạch huyết, có nhiệm vụ di chuyển qua máu và mô khắp cơ thể để tìm kiếm những kẻ xâm nhập bất thường như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng, nấm… Khi phát hiện tác nhân lạ, tế bào bạch cầu sẽ kích thích hệ thống miễn dịch để tiêu diệt mầm bệnh.
Kháng thể
Kháng thể giúp cơ thể chống lại vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… hoặc độc tố mà chúng sản sinh ra.
Theo đó, các kháng thể sẽ có khả năng nhận ra các chất được gọi là kháng nguyên trên bề mặt vi khuẩn, hoặc trong các hóa chất mà chúng tạo ra, đánh dấu vi khuẩn hoặc độc tố là xấu hoặc tốt.
Nếu kháng thể nhận định rằng kháng nguyên là xấu, nó sẽ kích thích hệ thống miễn dịch – gồm nhiều tế bào, protein và các hoạt chất được cơ
Hệ thống bổ thể
Hệ thống bổ thể (Complement system) được tạo thành từ một nhóm protein huyết thanh có nhiệm vụ hỗ trợ cho các hoạt động của kháng thể, ví dụ như giúp sản sinh ra nhiều kháng thể hơn để nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh.
Hệ bạch huyết
Để trả lời câu hỏi sức đề kháng là gì, cần phải hiểu hệ bạch huyết có vai trò như thế nào. Vì hệ bạch huyết đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
Hệ bạch huyết giúp tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào lạ xâm nhập, giữ cơ thể khỏe mạnh khỏi các tác nhân gây hại. Vai trò chính của hệ bạch huyết là:
- Quản lý mức chất lỏng cần thiết trong cơ thể, ngăn cơ thể mất nước
- Phản ứng với các tác nhân gây hại
- Đối phó với các tế bào ung thư
- Ngăn ngừa một số rối loạn trong cơ thể
- Hấp thụ một số chất béo trong chế độ ăn uống của chúng ta từ ruột
Hệ bạch huyết được tạo thành từ:
- Hạch bạch huyết (còn gọi là tuyến bạch huyết) – có tác dụng bẫy vi khuẩn
- Mạch bạch huyết – ống mang bạch huyết, chất lỏng không màu trong các mô của cơ thể và chứa các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng
- Các tế bào bạch cầu (tế bào lympho).
Lá lách
Lá lách là một cơ quan lọc máu giúp loại bỏ vi khuẩn và phá hủy các tế bào hồng cầu cũ hoặc bị tổn thương. Nó cũng tạo ra các thành phần chống lại bệnh tật của hệ thống miễn dịch (bao gồm kháng thể và tế bào lympho).
Tủy xương
Tủy xương tạo ra các tế bào hồng cầu mà cơ thể chúng ta cần để vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng nuôi sống các tế bào nói chung, các tế bào bạch cầu mà chúng ta sử dụng để chống lại nhiễm trùng và các tiểu cầu chúng ta cần để giúp cục máu đông nói riêng.
Tuyến ức
Tuyến ức lọc và theo dõi hàm lượng máu của bạn, nó cũng góp phần tạo ra các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho T giúp tăng đề kháng cho cơ thể, phòng ngừa bệnh tật.
3. Những cách tăng đề kháng đơn giản, hiệu quả nhất
Có rất nhiều cách để bạn có thể chủ động tăng sức đề kháng, giữ cho “tấm khiên” bảo vệ cơ thể luôn hoạt động tốt nhất.
Theo đó, nếu muốn sức đề kháng khỏe mạnh, bạn nên:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học:
Ưu tiên bổ sung những thực phẩm tốt cho sức đề kháng như thực phẩm giàu protein, kẽm, vitamin C, sắt…
Ví dụ như thịt, cá, trứng, sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, cam, quýt, bưởi, dâu tây, mâm xôi, các loại đậu, các loại rau lá xanh…
Tránh những thực phẩm:
Thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, cay nóng, tránh thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, đồ uống chứa cồn…
Bởi những thực phẩm này sẽ làm tăng tình trạng viêm, gia tăng gốc tự do, mỡ máu… có hại cho sức khỏe nói chung và sức đề kháng nói riêng.
Tăng cường vận động thể chất:
Bằng những bài tập phù hợp, duy trì vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường hoạt động trao đổi chất cho cơ thể, tăng sức bền, giảm stress… từ đó tăng sức đề kháng.
Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, ngủ không đủ giấc:
Bởi giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tái tạo tế bào, năng lượng cho cơ thể. Ngủ đủ đồng nghĩa cơ thể được “sửa chữa” kịp thời, tránh tạo điều kiện cho mầm bệnh lạ xâm nhập.
Uống đủ nước:
Uống đủ nước để tăng cường trao đổi chất, giúp các cơ quan hoạt động tốt hơn
Khám sức khỏe định kỳ:
Để kịp thời phát hiện những nguy cơ bệnh sớm, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh làm tổn thương sức đề kháng của cơ thể.
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã có thể giúp bạn hiểu sức đề kháng là gì cũng như tác dụng của sức đề kháng với cơ thể, từ đó biết cách tăng cường đề kháng hiệu quả. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo:
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/conditionsandtreatments/immune-system
https://medlatec.vn/tin-tuc/6-cach-tang-suc-de-khang-nguoi-lon-ai-cung-nen-biet-s51-n29067
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ