Rối loạn tiền đình là gì? Cách khắc phục bệnh hiệu quả

26 lượt xem

Rối loạn tiền đình là bệnh lý ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Người bệnh thường sẽ đối mặt với một số vấn đề như chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng. Nắm được kiến thức về căn bệnh này giúp bạn chủ động chăm sóc cơ thể. Và phòng ngừa bệnh được hiệu quả hơn. 

I. Rối loạn tiền đình và những kiến thức cần biết

1. Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình xảy ra khi quá trình truyền dẫn, tiếp nhận thông tin của tiền đình gặp sự cố. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể kể đến tổn thương dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não hoặc những tổn thương khác vùng tai. Khi xảy ra rối loạn tiền đình, tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, dẫn đến các triệu chứng như loạng choạng, mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác quay cuồng, ù tai, và buồn nôn.

roi-loan-tien-dinh-1

Một nghiên cứu gần đây với hơn 1.000 người tham gia đã chỉ ra rằng tỷ lệ mắc rối loạn tiền đình ở người trưởng thành là 7,4%. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh ở người cao tuổi cao hơn gấp 3 lần so với các độ tuổi khác, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cũng cao gấp gần 3 lần so với nam. Điều này cho thấy tuổi tác và giới tính ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

2. Triệu chứng rối loạn tiền đình

roi-loan-tien-dinh-2

Một số triệu chứng dễ bắt gặp của rối loạn tiền đình có thể kể đến như:

  • Chóng mặt: Người bệnh sẽ thường bị chóng mặt, đầu óc quay cuồng, gặp khó khăn khi đứng lên ngồi xuống. Tuy nhiên chỉ cần nghỉ ngơi một thời gian thì các triệu chứng này sẽ biến mất.
  • Mất thăng bằng: Người bệnh thường xuyên hoa mắt chóng mặt, do đó việc đi lại cũng bị ảnh hưởng lớn. Nhiều lúc bệnh nhân rối loạn tiền đình khi di chuyển phải cần sự hỗ trợ của những người xung quanh.
  • Mất ngủ, tâm lý không ổn định: Người bệnh thường gặp vấn đề về giấc ngủ, tâm lý hoặc khả năng nhận thức. Họ có thể gặp khó khăn trong việc tập trung, cảm thấy quá lo lắng và thường xuyên mất khả năng chú ý.

Bên cạnh những triệu chứng đã nêu, rối loạn tiền đình còn có thể xuất hiện những dấu hiệu khác như mắt bị hoa, giảm thị lực, tăng nhạy cảm với ánh sáng, ù tai, cảm giác tim đập nhanh, căng thẳng, đau ngực, buồn mửa, nôn mửa, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp. Trong một số trường hợp, người bệnh cũng có thể trải qua cảm giác run rẩy, tê chân tay, đau đầu.

3. Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Có các vấn đề về sức khỏe như huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch, gây tắc nghẽn các mạch máu, dẫn đến lượng máu cung cấp cho não bị giảm.
  • Áp lực tâm lý: căng thẳng, mất ngủ, và áp lực công việc có thể làm tổn thương hệ thống thần kinh. Đặc biệt, khi dây thần kinh số 8 bị tổn thương, hệ thống tiền đình có thể nhận thông tin không chính xác, bị rối loạn.
  • Có thể là hậu quả của của các bệnh khác như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa, và nhiều bệnh khác.
  • Tuổi cao: Rối loạn tiền đình xảy ra ở những người cao tuổi, cơ thể bị lão hóa.
  • Sử dụng nhiều chất kích thích rượu, bia, thuốc lá, lười vận động.
  • Sống trong môi trường nhiều tiếng ồn.

II. Phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình dù không đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh nhưng nó gây nên rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tuy nhiên, nếu bạn hiểu và biết cách chăm sóc sức khỏe thì tình trạng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện.

1. Chế độ dinh dưỡng cho người rối loạn tiền đình

1.1. Thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn phù hợp cho người mắc rối loạn tiền đình nói chung sẽ bao gồm các thực phẩm có khả năng xây dựng và hỗ trợ cấu trúc màng tế bào và các tế bào thần kinh, bao gồm một số chất cơ bản như vitamin nhóm B, vitamin C; magie… Dưới đây là một số món ăn ngon, tốt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình.

1.1.1. Gà hầm tam thất hạt sen

Các thành phần trong món gà hầm tam thất hạt sen, khi kết hợp với nhau, có khả năng tăng cường tuần hoàn máu não và bổ sung năng lượng cho cơ thể. Chúng cũng giúp phục hồi chức năng cho những người mắc rối loạn tiền đình. Đặc biệt, chúng có thể giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, và căng thẳng do bệnh gây ra.

roi-loan-tien-dinh-3
Cách chế biến:
  • Bạn cần chuẩn bị 1 con gà, 5g tam thất tươi thái lát (nếu không có, có thể thay thế bằng 5g bột tam thất), kỷ từ, hạt sen, nụ hoa tam thất bao tử mỗi thứ 50g, 2 muỗng tinh bột nghệ và 1 muỗng mật ong.
  • Sơ chế gà sạch sẽ, sau đó đặt gà vào nồi hầm. Xếp các nguyên liệu còn lại xung quanh gà trong nồi. Gia vị nêm nếm phải vừa ăn. Sau đó, đổ nước và đậy kín nắp nồi trước khi bắt đầu ninh. 
  • Đợi khoảng 1 tiếng ninh, gà sẽ mềm. Trong quá trình nấu, nếu nước cạn, bạn có thể bù thêm nước theo nhu cầu.

Nên thưởng thức món ăn khi canh gà còn ấm nóng. Hãy ăn món này khoảng 2-3 lần/tuần. Trong khoảng 1 tháng, người bệnh sẽ cảm thấy các triệu chứng do rối loạn tiền đình được cải thiện đáng kể.

1.1.2. Óc heo hấp ngải cứu

Óc heo là một thực phẩm vô cùng có lợi cho hệ thần kinh và não bộ. Chúng chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho não như canxi, sắt, vitamin… Bổ sung óc heo giúp người bị rối loạn tiền đình cải thiện được trí nhớ, giảm đáng kể các triệu chứng chóng mặt, đau đầu.

Bên cạnh óc heo, ngải cứu được xem là một thảo dược mang đến rất nhiều công dụng với sức khỏe. Ngải cứu chứa các hoạt chất giúp chống viêm, lưu thông khí huyết, giảm đau đầu chóng mắt.

Sự kết hợp của món óc heo hấp ngải cứu không chỉ mang đến một món ăn thơm ngon mà còn rất tốt với sức khỏe của người bệnh.

roi-loan-tien-dinh-4
Cách chế biến:
  • Chuẩn bị 1 đến 2 bộ óc heo, loại bỏ mạch máu và rửa sạch bằng muối, gừng, rượu để loại bỏ mùi tanh.
  • Chuẩn bị 1 mớ ngải cứu, nhặt những lá non và rửa sạch với nước muối.
  • Luộc qua óc heo, cho vào tô. Tiếp đó cắt nhỏ ngải cứu rồi bỏ lên óc heo. 
  • Sau đó nêm gia vị vừa đủ và hấp cách thủy trong vòng 40 phút.

Với món ăn này bạn nên ăn lúc lúc. Hãy dùng liên tục trong 7 ngày đẻ thấy hiệu quả nhé.

1.1.3. Chè long nhãn hạt sen

Theo Đông y, long nhãn có vị ngọt nhẹ, tính ấm và được biết đến là một loại thảo dược quý với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nó có tác dụng bổ máu, giúp an thần, giải tỏa căng thẳng. Trong khi đó, hạt sen có vị bùi, thơm ngon và có nhiều công dụng với sức khỏe không kém. hạt sen giúp bổ tỳ, dưỡng nhan, an thần. Hai loại thảo dược trên khi được kết hợp với nhau sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.

roi-loan-tien-dinh-5
Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị 1 ít nhãn, 300g hạt sen tươi, bỏ tâm sen. Nếu không có hạt sen tươi thì bạn hãy chuẩn bị 150g hạt sen khô nhé.
  • Đun hạt sen cho đến khi chúng mềm và sau đó thêm 2 thìa đường, đun thêm trong vòng 5 phút.
  • Sau khi nấu chín, hạt sen được vớt ra và ngâm trong nước đá để tạo độ giòn.
  • Bóc vỏ nhãn lồng và loại bỏ hạt bên trong. Sau đó, điền hạt sen vào bên trong thịt nhãn.
  • Đặt những quả nhãn đã chứa hạt sen vào nồi nước luộc sen từ đầu, đun cho đến khi nước sôi, sau đó tắt bếp.

Món ăn này có thể được thưởng thức khi đã nguội hoặc bạn có thể thêm đá để tạo thêm mát lạnh trước khi ăn. Đây là một món ăn ngon mát và rất tốt cho người rối loạn tiền đình.

Lưu ý: Trong quá trình áp dụng chế độ dinh dưỡng với người rối loạn tiền đình, các món ăn nên được chế biến nhạt, thịt gia cầm nên lại bỏ da. Bên cạnh đó, người bệnh nên ăn uống điều độ và đúng giờ để tốt cho sức khỏe.

1.2. Thực phẩm cần tránh

roi-loan-tien-dinh-6

Bên cạnh những thực phẩm nên dùng cho người rối loạn tiền đình, bệnh nhân cũng nên tránh những món ăn sau trong chế độ dinh dưỡng của mình:

  • Đồ uống có cồn: Người bệnh nên tránh uống rượu và bia, vì chúng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Các loại đồ uống này có thể tác động xấu đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể, gây mất nước và tạo nên những chất rất nguy hại. Bên cạnh đó, khi sử dụng rượu bia, người rối loạn tiền đình sẽ có biểu hiện chóng mặt nghiêm trọng hơn.
  • Cafein: Một số đồ uống chứa cafein như cà phê, trà, sô cô la, nước tăng lực, đồ uống có ga cũng không nên sử dụng với người bị rối loạn tiền đình. Bởi cafein có nguy cơ làm tăng cảm giác ù tai và các triệu chứng khó chịu liên quan đến bệnh.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất béo no: Các thực phẩm chứa chất béo no như mỡ động vật và sữa bò không tốt với bệnh nhân rối loạn tiền đình. Bởi khi cơ thể tiêu thụ nhiều chất béo no sẽ khiến nồng độ cholesterol trong cơ thể tăng cao và dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị bệnh.
  • Thực phẩm nhiều muối, đường, đồ ăn nhanh: Vì muối và đường có thể làm cản trở quá trình điều trị bệnh và làm nghiêm trọng hơn các triệu chứng.

2. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng lành mạnh thì sinh hoạt khoa học tác động rất lớn đến bệnh nhân rối loạn tiền đình. Dưới đây là một số chú ý để giúp bệnh nhân có một chế độ sinh hoạt khoa học.

  • Chế độ ăn uống khoa học và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tư thế khi ngủ đảm bảo đầu của bạn nằm ở một độ vừa phải. Lưu ý không để đầu quá cao và không quá thấp.
  • Phòng ngủ của bạn cần phải có không gian thoáng mát. Tạo môi trường yên tĩnh và hạn chế tiếng ồn.
  • Hãy thực hiện các hoạt động vận động nhẹ nhàng và thể dục đều đặn. Để giúp cơ thể lưu thông máu được tốt hơn.
  • Bạn có thể xoa nắn vùng thái dương. Và thực hiện mát xa khuôn mặt để giúp thư giãn và giảm căng thẳng.
  • Tránh thức khuya, hãy đảm bảo mỗi ngày ngủ ít nhất 6 tiếng.
  • Không để bản thân rơi vào trạng thái buồn phiền căng thẳng. Vì khi đó cơ thể có thể bị rối loạn nội tiết. Và làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Chế độ tập luyện cải thiện bệnh rối loạn tiền đình

Ngoài chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Người rối loạn tiền đình còn cần chú ý đến chế độ tập luyện điều độ. Việc tập luyện sẽ nâng cao sức khỏe tổng thể của người bệnh. Từ đó giúp hồi sức và cải thiện bệnh đáng kể. Dưới đây là một số bài tập dành riêng cho người rối loạn tiền đình. Hãy cùng tham khảo.

3.1. Bài tập romberg

roi-loan-tien-dinh-7

Cách thực hiện:

  • Hãy đứng thẳng người, sao cho hai chân rộng bằng vai và hai tay buông thẳng.
  • Tiếp đó, thực hiện ngả người ra trước và ra sau nhẹ nhàng. Chú ý dồn trọng lực xuống ngón chân và gót chân, không được đẩy ngón chân hoặc gót chân lên. Đồng thời, cố gắng để cả vai và hông di chuyển cùng với nhau, tránh khom lưng. 
  • Sau đó, quay trở lại tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác này 20 lần. Ban đầu, hãy thực hiện một cách chậm rãi. Sau đó tăng dần biên độ và tốc độ di chuyển. Lúc đầu, nên mở mắt để theo dõi, sau đó có thể thử nhắm mắt.

3.2. Bài tập lắc lư trước sau

roi-loan-tien-dinh-8

Cách thực hiện

  • Động tác đầu tiên, hãy bắt đầu bằng việc đứng thẳng. Khoảng cách của 2 chân bằng vai và hai tay buông thả ngay bên cạnh của cơ thể.
  • Sau đó, nhẹ nhàng ngã người về phía trước, sau đó quay trở lại và ngã người về phía sau. Trong quá trình này, đảm bảo rằng trọng lực tập trung xuống phía ngón chân và gót chân. Không được uốn cong ngón chân hoặc gót chân lên. Cố gắng để cả vai và hông di chuyển cùng nhau, tránh khom lưng. Cuối cùng, quay trở lại tư thế ban đầu.
  • Lặp lại động tác này 20 lần. Ban đầu, hãy thực hiện một cách chậm rãi, sau đó tăng dần biên độ và tốc độ di chuyển. Lúc đầu, bạn nên mở mắt để quan sát, sau đó có thể thử nhắm mắt để cảm nhận.

3.3. Lắc lư hai bên

roi-loan-tien-dinh-9

Các bước thực hiện

  • Hãy bắt đầu bằng việc đứng thẳng, để hai chân cách xa bằng khoảng rộng của vai. Đồng thời, 2 cánh tay buông thả ngay bên cạnh cơ thể.
  • Tiếp đó hãy di chuyển toàn bộ cơ thể sang phía trái. Đặt trọng lượng trên chân trái, sau đó chuyển sang phía phải, đặt trọng lượng trên chân phải. Trong quá trình này, không nên nhấc gót chân hoặc ngón chân lên khỏi mặt đất.
  • Lặp lại động tác này 20 lần. Ban đầu, thực hiện động tác một cách chậm rãi. Sau đó khi bạn đã quen với tốc độ, có thể tăng dần biên độ và tốc độ di chuyển.

4. Biện pháp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là tình trạng bệnh lý ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, việc hiểu và chủ động phòng ngừa bệnh giúp bạn có một sức khỏe tốt. Và chất lượng cuộc sống trọn vẹn hơn.

roi-loan-tien-dinh-10
  • Hãy xây dựng và duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao đều đặn và hợp lý.
  • Không nên để đầu óc quá căng thẳng, hãy học thói quen xả stress sau 1 ngày làm việc dài.
  • Đảm bảo uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày.
  • Hạn chế việc sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá. Vì chúng có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe.
  • Tránh quay đột ngột đầu cổ hoặc thực hiện các thay đổi tư thế đứng lên và ngồi xuống quá nhanh. Vì điều này có thể gây chóng mặt và buồn nôn.
  • Vệ sinh tai sạch sẽ.
  • Hạn chế xem sách báo khi di chuyển trên xe, máy bay.
  • Khi nghi ngờ mình có các biểu hiện của rối loạn tiền đình thì nên đi khám bác sĩ ngay. Để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Bài viết trên là chia sẻ của chúng tôi về bệnh rối loạn tiền đình. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc biết cách chăm sóc bản thân khi bị bệnh. Từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống tốt hơn. 

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cac-bai-tap-the-duc-tot-cho-nguoi-bi-roi-loan-tien-dinh/
  2. https://tamanhhospital.vn/roi-loan-tien-dinh/

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận