Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết bằng 3 cách đơn giản nhất để điều trị đúng

28 lượt xem

Phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết bằng 3 cách đơn giản nhất để điều trị đúng

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa sốt rét và sốt xuất huyết bởi triệu chứng chúng khá giống nhau, dẫn đến điều trị sai cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cách phân biệt đơn giản nhất để bệnh mau khỏi, tránh biến chứng.

1. Thông tin quan trọng về bệnh sốt rét bạn cần biết

1.1 Bệnh sốt rét là gì? Dấu hiệu mắc sốt rét

Sốt rét (hay bệnh ngã nước) là tình trạng người bệnh bị nhiễm trùng do ký sinh trùng loại protozoa tên Plasmodium xâm nhập, tấn công và gây sốt, kèm theo nhiều biểu hiện khác. Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ chia sẻ, triệu chứng của sốt rét bao gồm

  • Sốt cao
  • Có nốt muỗi đốt trên cơ thể
  • Ớn lạnh và hấp nóng đan xen
  • Vã mồ hôi lạnh
  • Nhức đầu, đau đầu
  • Đau cơ
  • Mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Buồn nôn, nôn
  • Rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy

Trong một số trường hợp, sốt rét có thể gây thiếu máu và vàng da (màu vàng của da và mắt) do mất các tế bào hồng cầu. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng. Nó có thể gây suy thận, co giật, rối loạn tâm thần, hôn mê và thậm chí tử vong.

Tổ chức Y tế thế giới ước tính rằng vào năm 2020, 241 triệu trường hợp sốt rét lâm sàng đã xảy ra và 627.000 người chết vì bệnh sốt rét. Hầu hết trong số họ là trẻ em ở Châu Phi. Tại Việt Nam, mặc dù sốt rét đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, đòi hỏi cả cộng đồng cần chung tay để phòng chống nó.

1.2 Ai thường gặp sốt rét

Bất cứ ai cũng có thể bị sốt rét. Tuy nhiên, bệnh có nguy cơ cao hơn ở những quốc gia nhiệt đới, nhiệt đới ẩm gió mùa – Ví dụ như Việt Nam. Là những quốc gia muỗi phát triển mạnh mẽ.

Cùng với đó, những người đề kháng kém, miễn dịch yếu như người lớn tuổi, trẻ em… Cũng có nguy cơ cao bị sốt rét tấn công.

Cũng có trường hợp hiếm là những người đi du lịch sang các nước châu Phi, Nam Á… bị lây nhiễm bệnh. Hoặc người mẹ bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh sốt rét cho trẻ sơ sinh trước hoặc trong khi sinh (sốt rét bẩm sinh).

1.3 Nguyên nhân gây bệnh sốt rét

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết, nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt rét là muỗi Anopheles cái bị nhiễm Plasmodium đốt. Bởi chỉ có muỗi Anopheles mới có thể truyền bệnh sốt rét. Và chúng phải bị nhiễm bệnh thông qua lần hút máu trước đó từ người bị nhiễm bệnh.

Cụ thể, khi một con muỗi cắn một người bị nhiễm bệnh, một lượng máu nhỏ trong đó có chứa ký sinh trùng sốt rét siêu nhỏ. Khoảng 1 tuần sau, khi muỗi đốt người tiếp theo, những ký sinh trùng này trộn với nước bọt của muỗi và được tiêm vào người bị cắn.

Bên cạnh đó, bởi vì ký sinh trùng sốt rét được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu của người bị nhiễm bệnh. Nên bệnh sốt rét cũng có thể lây truyền qua truyền máu. Hoặc qua cấy ghép nội tạng. Hay sử dụng chung kim tiêm hoặc ống tiêm bị nhiễm máu. Sốt rét cũng có thể lây truyền từ người mẹ sang thai nhi trước hoặc trong khi sinh.

1.4. Những biến chứng thường gặp ở sốt rét

Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh ngã nước có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bao gồm:

  • Rối loạn chức năng gan
  • Hay bị rối loạn tiêu hóa,
  • Dễ chảy máu cam, chảy máu chân răng….
  • Viêm gan mạn
  • Xơ gan tiến triển sau khi viêm gan cùng với lách xơ
  • Cường lách
  • Viêm cầu thận
  • Phù nề
  • Hạ đường máu

1.5 3 cách phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết

Bạn có thể phân biệt sốt rét và sốt xuất huyết chỉ bằng 3 cách đơn giản:

Dựa vào nguyên nhân bệnh

  • Sốt rét: do muỗi cái bị nhiễm ký sinh trùng đơn bào Plasmodium gây ra. Các vết đốt
  • vào thời gian chập tối và lúc bình minh.
  • Sốt xuất huyết: Do muỗi vằn cái nhiễm virus Dengue gây ra. Các vết đốt vào thời gian ban ngày.

Thời gian xuất hiện triệu chứng

  • Sốt rét: Xuất hiện 8 – 25 ngày sau khi bị muỗi đốt
  • Sốt xuất huyết: Xuất hiện sau 4 – 13 ngày

Triệu chứng bệnh

  • Sốt rét: Sốt kèm ớn lạnh. Cơn rét run có thể từ 15 phút đến 1 giờ. Sau đó, nhiệt độ tăng cao 39 – 40 độ C, có thể từ 30 phút đến vài giờ và cuối cùng là nhiệt độ giảm, vã mồ hôi… Ngoài ra, có một số triệu chứng khác như vàng da nhẹ và thở gấp.
  • Sốt xuất huyết: Cơn sốt (39,5 độ C đến 41,5 độ C) liên tục kéo dài trong khoảng 3-4 ngày. Sốt kèm theo đau đầu, đau nhức ở xương khớp. Sau khi hạ sốt, người bệnh sốt xuất huyết có thể bị xuất huyết dưới da. Cùng với đó là chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng, nướu.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh sốt rét bạn biết chưa?

2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị sốt rét

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, người bị sốt rét nên bổ sung thực phẩm dễ tiêu, lỏng, giàu dinh dưỡng.

Bạn nên kết hợp đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Theo các định hướng:

Bổ sung thực phẩm bổ dưỡng

Khi bị bệnh, cơ thể suy giảm sức đề kháng, mệt mỏi khiến người bệnh chán ăn. Nhưng nhu cầu calo và dinh dưỡng của cơ thể lại tăng lên. Điều này được gọi là BMR hoặc Tỷ lệ trao đổi chất cơ thể. Ngoài ra, nhu cầu tăng lượng calo phụ thuộc vào sự gia tăng nhiệt độ cơ thể.

Chính vì thế, người bệnh cần theo chế độ ăn carbohydrate. Việc này nhằm bù đắp calo thiếu hụt (do cơ thể tiêu hao trong quá trình chống chọi với bệnh). Chế độ ăn nhiều carb bao gồm: Gạo (thay vì lúa mì và hạt kê), yến mạch, chuối, khoai lang, củ dền, các loại đậu…

Trái cây, rau củ giàu vitamin A và C

Trái cây và rau quả tươi có tác dụng kỳ diệu đối với bệnh nhân sốt rét. Theo các nghiên cứu, các loại trái cây và rau quả giàu vitamin A và vitamin C. Ví dụ như củ cải đường, cà rốt, đu đủ, chanh ngọt, nho, quả mọng, chanh, cam… Giúp giải độc và tăng cường khả năng miễn dịch của người bệnh. Từ đó giúp bệnh mau khỏi hơn, tránh biến chứng.

Các loại hạt

Khi bị sốt rét, bạn cần kết hợp nhiều chất dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật hơn vào chế độ ăn uống của mình. Nó sẽ giúp chống oxy hóa do nhiễm trùng gây ra. Từ đó giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Các loại hạt là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thực vật cũng như chất béo và protein lành mạnh. Nếu bạn tự hỏi nên ăn gì trong thời gian sốt rét, thì các loại hạt luôn là lựa chọn tốt nhất. Chúng bao gồm hạt chia, quinoa, óc chó, hạnh nhân, macca, hướng dương…

Bổ sung nhiều chất lỏng hơn

Thực phẩm lỏng, dễ tiêu là lựa chọn lý tưởng nhất cho những người bị sốt nói chung. Bạn có thể uống nước lọc, sữa tươi, nước ép trái cây tươi, nước dừa, một loại nước hỗn hợp làm từ chanh, muối, đường và nước…

Lưu ý, trước khi uống nước, hãy đảm bảo rằng nó được đun sôi hoặc khử trùng. Và hãy cố gắng bổ sung nhiều chất lỏng nhất có thể như nước canh, nước luộc rau, nước đậu, nước hầm, súp… Theo liều lượng của các bác sĩ khuyến nghị là từ 3 đến 3,5 lít, nếu không muốn nói là nhiều hơn. Bởi chất lỏng sẽ giúp rửa sạch độc tố khỏi cơ thể thông qua nước tiểu và phân. Từ đó giúp bạn khỏe lại sớm hơn.

Tăng lượng protein

Chế độ ăn nhiều carbohydrate và protein cao rất hữu ích cho người bệnh vì cơ thể cần sử dụng protein để đồng hóa và sửa chữa cũng như xây dựng mô.

Bên cạnh đó, sốt cao khiến cơ thể yếu đi và làm giảm sự thèm ăn. Thực phẩm giàu protein giúp cơ thể tăng cường miễn dịch. Nhờ đó giúp chống lại ký sinh trùng. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu protein qua các món cá hầm, súp gà, trứng và đậu…

Bổ sung chất béo lành mạnh, điều độ

Chất béo cần thiết cho cơ thể, nhưng điều độ là chìa khóa. Nên bổ sung chất béo từ sữa và các sản phẩm sữa như sữa chua, phô mai… giúp giảm chứng khó tiêu.

Cùng với đó, chất béo lành mạnh từ cá, dầu cá, hạt chia, quả óc chó… Cũng được khuyến khích. Vì những loại thực phẩm này giàu omega-3 và chất chống oxy hoá, có khả năng giảm viêm tuyệt vời.

Ngược lại, hãy hạn chế những thực phẩm giàu chất béo xấu, ví dụ như thức ăn chiên rán… Vì nó có thể làm tăng nguy cơ buồn nôn, khó tiêu và tiêu chảy.

Tránh xa những thực phẩm kém lành mạnh

Những loại thực phẩm kém lành mạnh hoặc không phù hợp có thể khiến tình trạng sốt rét thêm nghiêm trọng.

Những thực phẩm này bao gồm:

  • Thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, trái cây có vỏ dày…
  • Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều muối, nhiều chất phụ gia. Ví dụ như khoai tây chiên, khoai tây chiên, bánh ngọt…
  • Thức ăn vặt như bim bim, đồ nhắm
  • Thực phẩm nhiều dầu và cay nóng
  • Thực phẩm tái sống
  • Lượng trà, cà phê, ca cao và các loại đồ uống chứa caffein khác

2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh sốt rét bằng chế độ sinh hoạt

Chăm sóc sức khỏe chủ động có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và ổn định tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ sinh hoạt hợp lý để hỗ trợ người bệnh sốt rét giảm triệu chứng cũng như nhanh chóng hồi phục hơn.

Dành thời gian nghỉ ngơi

Khi bị bệnh, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể được “sửa chữa” tự nhiên. Đồng thời giúp các cơ quan trong cơ thể có thể dồn sức để chống lại bệnh tật. Nhờ đó bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.

Đồng thời, hãy tránh làm việc quá sức, lo âu, căng thẳng, thức khuya… Trong thời gian bị bệnh. Kết hợp xây dựng môi trường nghỉ ngơi hợp lý, thoải mái, yên tĩnh.

Duy trì chế độ ăn uống khoa học lành mạnh

  • Ăn uống đầy đủ và cân đối với chế độ giàu năng lượng, dễ tiêu hóa
  • Uống đủ nước để tránh tình trạng mất nước và duy trì sự hydrat hóa
  • Ăn đúng bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ để tránh tình trạng nôn hoặc giảm tình trạng chán ăn
  • Ưu tiên các món thanh đạm như luộc, hấp. Tránh món chiên rán, dầu mỡ, nhiều phụ gia.
  • Tránh rượu, bia, đồ uống có cồn, thức uống nhiều nước

Chú ý đến vệ sinh cá nhân

Bạn nên tắm nhanh bằng nước ấm, trong không gian kín gió để giữ da sạch và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.

Cùng với đó, hãy cố gắng rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Việc này nhằm giảm thiểu nguy cơ các vi khuẩn khác xâm nhập, gây bệnh trong thời gian sốt rét – Là thời điểm miễn dịch của bạn suy giảm.

2.3. Chế độ tập luyện chủ động cải thiện tình trạng bệnh cho người sốt rét

Mặc dù trong thời gian bị bệnh, bạn nên nghỉ ngơi nhiều nhất có thể. Nhưng khi đã cắt được cơn sốt, một số bài tập nhẹ nhàng có thể hữu ích. Giúp bạn tăng miễn dịch để bệnh nhanh khỏi hơn.

Trong đó, các bài tập yoga là lựa chọn lý tưởng. Bao gồm:

Tư thế Vajrasana hoặc tư thế Thunderbolt/Tư thế kim cương

Vajrasana không chỉ giúp tâm trí bình tĩnh và ổn định. Mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm sinh khí gây đầy bụng, giảm đau đầu gối… Cũng như tăng cường cơ đùi và giúp giảm đau lưng.

Cách thực hiện

  • Bắt đầu bằng cách quỳ trên sàn và đặt xương chậu lên gót chân.
  • Giữ hai gót chân gần nhau bằng cách kéo đầu gối và mắt cá chân lại với nhau và hướng bàn chân thẳng hàng với chân.
  • Đặt lòng bàn tay lên đầu gối hoặc trên đùi và điều chỉnh xương chậu về phía sau và phía trước một chút cho đến khi bạn cảm thấy thoải mái.
  • Thở ra khi bạn ngồi lên chân.

Siddha walk (Tư thế hoàn thiện)

Quá trình thực hành siddha walk là theo hình số 8 khi bạn đi từ hướng Nam ra Bắc. Hướng đi bộ từ phía Nam ra phía Bắc theo hình số 8 này phải thực hiện trong 5 phút.

Sau khi hoàn thành hết thời gian yêu cầu của các vòng, bạn phải đảo ngược hướng và đi bộ từ Bắc vào Nam thêm 5 phút nữa.

Bạn nên thực hành siddha walk vào sáng sớm. Khi bạn làm điều này liên tục trong 3 tuần, bạn sẽ có thể thấy được lợi ích và sự cải thiện về mức vitamin D của mình. Và vitamin D tham gia vào tăng cường hệ thống miễn dịch tuyệt vời.

Shakti Mudra hay Cử chỉ Quyền lực

Đúng như tên gọi, “shakti” có nghĩa là sức mạnh và “Mudra” có nghĩa là cử chỉ tay. Đó là một cử chỉ tay cung cấp sức mạnh hoặc quyền lực.

Shakti Mudra giúp tăng cường hệ miễn dịch của chúng ta. Đồng thời giúp tăng cường sức mạnh của các dây thần kinh và cơ thể trở nên tràn đầy năng lượng. Đồng thời, nó làm giảm chứng rối loạn giấc ngủ.

Cách thực hiện

  • Trước hết, hãy ngồi trong tư thế ngồi thoải mái và đặt hai tay với lòng bàn tay hướng lên trên đùi hoặc đầu gối.
  • Nhắm mắt lại và hít thở sâu với nhận thức về quá trình thở.
  • Bây giờ đặt ngón cái vào lòng bàn tay và ấn nó bằng ngón trỏ và ngón giữa. Hãy chắc chắn rằng ngón đeo nhẫn và ngón út của bạn giữ thẳng.
  • Đưa cả hai tay đến gần ngực và chạm vào ngón đeo nhẫn của cả hai tay bằng ngón đeo nhẫn và ngón út bằng ngón út.
  • Nối nắm đấm của hai bàn tay lại với nhau. Loại bỏ mọi suy nghĩ khỏi tâm trí phải tập trung tâm trí vào OM.
  • Nó nên được thực hành bằng cả hai tay cùng một lúc.

Kỹ thuật thở Bhastrika Pranayama

Với người bị sốt rét, tư thế này tốt cho quá trình oxy hóa não. Đối với phổi – nó hỗ trợ điều trị các vấn đề về hô hấp, dị ứng hoặc khó thở.

Cách thực hiện

  • Ngồi ở tư thế thoải mái, giữ lưng thẳng và nhắm mắt lại.
  • Hít sâu và lấp đầy phổi của bạn bằng không khí.
  • Thở ra hoàn toàn. Bây giờ nếu bạn hít vào đủ 6 nhịp thì bạn phải đếm 6 nhịp để thở ra. Hơi thở nên được thực hiện theo tỷ lệ 1: 1.

2.4. Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh bệnh sốt rét

Để phòng ngừa căn bệnh này làm phiền cuộc sống của bạn, hãy chủ động:

  • Sử dụng thuốc, kem, xịt chống muỗi… đặc biệt là khi vào mùa dịch hoặc nơi có nhiều cây cối, nhiều muỗi sinh sống
  • Luôn mắc màn khi đi ngủ
  • Giữ không gian sống sạch sẽ, vệ sinh, thường xuyên khử trùng
  • Lắp lưới chống muỗi ở cửa sổ
  • Mặc quần dài và áo dài tay để che chắn làn da của bạn. Đặc biệt là vào buổi tối và sáng sớm khi muỗi hoạt động nhiều.
  • Dọn dẹp các bình, chai lọ… chứa nước, hoặc những nơi muỗi có thể đẻ trứng, phát triển.
  • Hạn chế nước đọng và cải thiện hệ thống thoát nước để giảm sự phát triển của ấu trùng muỗi.
  • Chủ động tăng đề kháng bằng việc tập thể dục, ăn uống khoa học lành mạnh

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về căn bệnh sốt rét và cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hy vọng bạn đã nắm được cách thực hiện để chủ động bảo vệ bản thân khỏi căn bệnh này.

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/malaria/about/faqs.html#:~:text=What%20is%20malaria%3F,%2C%20and%20flu%2Dlike%20illness.
  2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-sot-ret-keo-dai-bao-lau/#:~:text=Bi%E1%BA%BFn%20ch%E1%BB%A9ng%20c%E1%BB%A7a%20b%E1%BB%87nh%20s%E1%BB%91t%20r%C3%A9t&text=C%C3%A1c%20bi%E1%BA%BFn%20ch%E1%BB%A9ng%20v%C3%A0%20h%E1%BA%ADu,r%E1%BB%91i%20lo%E1%BA%A1n%20ti%C3%AAu%20h%C3%B3a…
  3. https://pharmeasy.in/blog/foods-for-malaria-what-to-eat-and-what-to-avoid/#:~:text=in%20your%20diet.-,Foods%20to%20avoid,is%20spicy%20and%2For%20hot.
  4. https://www.hindustantimes.com/lifestyle/health/5-yoga-exercise-tips-to-speed-up-your-recovery-from-malaria-101651231735023.html

 

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận