Những điều cần biết về suy giãn tĩnh mạch để phòng tránh

22 lượt xem

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh tương đối phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến khoảng 40% người trưởng thành.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng. 

1. Thông tin quan trọng về suy giãn tĩnh mạch bạn cần biết

1.1. Suy giãn tĩnh mạch là gì?

Suy giãn tĩnh mạch là tình trạng các mạch máu trong hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng và không thể trở về tim theo đường tĩnh mạch chủ như bình thường.

Tĩnh mạch có các van một chiều bên trong chúng mở và đóng để giữ cho máu chảy về phía tim.

Nếu các van hoặc thành trong tĩnh mạch yếu hay bị tổn thương có thể khiến máu đọng lại và thậm chí chảy ngược lại, dẫn đến tĩnh mạch bị sưng phồng, nổi trên da với các đường mạch có màu xanh lam hoặc tím đậm, sần sùi, phồng lên hoặc xoắn lại. 

Theo Báo Sức khoẻ & Đời sống thống kê, có khoảng 40% người trưởng thành bị giãn tĩnh mạch.

Còn theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chia sẻ, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. 

suy-gian-tinh-mach-1

Suy giãn tĩnh mạch không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ, tâm lý của người bệnh.

Nếu không được chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu huyết khối lan lên tĩnh mạch chủ, lan về tim, phổi…

1.2. Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Suy giãn tĩnh mạch có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, nhưng suy giãn tĩnh mạch chi dưới, cụ thể là bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là phổ biến nhất.

Theo National Health Service – Dịch vụ y tế quốc gia Anh, bạn có thể chú ý để phát hiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chân sớm qua những triệu chứng dưới đây:  

  • Cảm giác đau, nặng và khó chịu ở chân
  • Bàn chân và mắt cá chân sưng lên
  • Cảm giác nóng (giống như bị lửa đốt) và nhói ở chân 
  • Chuột rút cơ bắp ở chân, đặc biệt là vào ban đêm
  • Da khô, ngứa và mỏng trên tĩnh mạch bị ảnh hưởng
suy-gian-tinh-mach-2

Đặc biệt, các triệu chứng giãn tĩnh mạch thường tồi tệ nếu bạn phải đứng trong thời gian dài hoặc mùa hè, khi thời tiết ấm, nóng, và cải thiện nếu bạn đi bộ xung quanh hoặc nếu bạn nghỉ ngơi và nâng cao chân.

1.3. Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Giãn tĩnh mạch có thể hình thành bất cứ khi nào nếu huyết áp tăng bên trong tĩnh mạch của bạn, và nguyên nhân của tình trạng này có thể do một trong những trường hợp dưới đây: 

Tuổi cao: 

Quá trình lão hoá tự nhiên có thể khiến các van trong tĩnh mạch bị thoái hoá, suy giảm chức năng. 

Là phụ nữ: 

Theo Bộ Y tế & Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, phụ nữ có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao gấp đôi so với nam giới, xuất phát từ sự thay đổi nội tiết tố mà phụ nữ gặp phải.

Phụ nữ mang thai: 

Thay đổi nội tiết tố, cụ thể là sự gia tăng hormone nữ trong thời kỳ mang thai cộng với nhu cầu máu trong thai kỳ để cung cấp dưỡng chất nuôi em bé đòi hỏi tĩnh mạch mở rộng, dẫn đến giãn tĩnh mạch. 

Béo phì: 

Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Phẫu thuật Mạch máu và Nội mạch Châu Âu, những bệnh nhân béo phì, thừa cân có nguy cơ suy giãn tĩnh mạch cao hơn những người khác

Có thành viên trong gia đình mắc suy giãn tĩnh mạch: 

Nếu cha mẹ, ông bà, anh/chị/em trong gia đình bạn bị suy giãn tĩnh mạch, bạn có nhu cầu mắc bệnh này cao hơn những người khác. 

Ít vận động: 

Ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, ít hoạt động thể chất khiến máu của bạn khó lưu thông hiệu quả, dễ dẫn đến suy giảm tĩnh mạch, đặc biệt là giãn tĩnh mạch ở chân.

suy-gian-tinh-mach-chan

1.4. Ai có nguy cơ cao bị bệnh

Ai cũng có thể là nạn nhân của giãn tĩnh mạch, tuy nhiên, những đối tượng như người cao tuổi, phụ nữ đang mang thai, thừa cân và béo phì, ngồi hoặc đứng nhiều lần trong thời gian dài…

Hoặc lối sống không hoạt động, kém lành mạnh, tiền sử gia đình bị giãn tĩnh mạch… sẽ có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao hơn những người khác.

1.5. Những biến chứng thường gặp ở người suy giãn tĩnh mạch

Hầu hết những trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch sẽ không phát triển các biến chứng.

Tuy nhiên, nếu không được can thiệp kịp thời, thường là vài năm sau khi giãn tĩnh mạch xuất hiện lần đầu tiên, bạn có nguy cơ phải đối mặt với những biến chứng: 

  • Biến chứng về rối loạn huyết động học như sưng to, đau buốt, chuột rút
  • Viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng
  • Vết loét do ứ trệ tuần hoàn máu, rối loạn dinh dưỡng phần xung quanh tĩnh mạch bị suy giãn
  • Cục máu đông (huyết khối), huyết khối có thể rời khỏi về tim, di chuyển lên phổi gây thuyên tắc động mạch phổi, nếu không được can thiệp sẽ dẫn đến tử vong

1.6. Các cấp độ suy giãn tĩnh mạch 

Theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh cho thấy có đến 77,6% bệnh nhân không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó.

Trên thực tế, giãn tĩnh mạch được chia làm các 6 mức độ dựa theo tình trạng và giai đoạn phát triển của bệnh: 

  • C0: Là giai đoạn chưa có bất kỳ biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch nào, nên chưa thể nhìn/sờ thấy để phát hiện. 
  • C1: Giãn mao tĩnh mạch dạng lưới (hoặc dạng mạng nhện) với đường kính dưới 3mm
  • C2: Phần suy giãn tĩnh mạch có đường kính trên 3mm
  • C3: Bị phù ở chi dưới, tuy nhiên vẫn chưa có biến đổi trên da
  • C4: Xuất hiện biến đổi trên da do bệnh lý ở tĩnh mạch (Rối loạn sắc tố/chàm tĩnh mạch và Xơ mỡ da/teo trắng của Milian) có thể quan sát bằng mắt
  • C5: Dễ dàng nhận thấy những biến đổi trên da như cấp độ 4, đi kèm với vết loét đã lành sẹo
  • C6: Những biến đổi trên da như cấp độ 5 đi kèm với vết loét đang tiến triển.
cac-cap-do-gian-tinh-mach

Giãn tĩnh mạch là căn bệnh phổ biến hiện nay, và chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt. Theo dõi phần tiếp theo để biết chi tiết nhé!

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị suy giãn tĩnh mạch bạn biết chưa?

2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị giãn tĩnh mạch

Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị suy giãn tĩnh mạch cần tập trung mà mục tiêu dưới đây

  • Tăng độ bền thành mạch
  • Giảm độ nhớt của máu,
  • Phòng ngừa thừa cân, béo phì,
  • Ngăn ngừa táo bón,
  • Giảm viêm
  • Cải thiện lưu thông máu

Cụ thể, bạn đang bị giãn tĩnh mạch hay đơn giản là muốn chủ động ngừa suy giãn tĩnh mạch thì nên bổ sung những nhóm thực phẩm dưới đây:

Thực phẩm chứa flavonoid

Hợp chất flavonoid giúp tăng cường lưu thông máu, làm bền thành mạch, giảm áp lực động mạch, đồng thời giúp chống viêm, điều chỉnh hoạt động tế bào và chống gốc tự do. 

che-do-an-uong-cho-nguoi-gian-tinh-mach

Nhóm thực phẩm giàu flavonoid gồm:

  • Các loại quả mọng: Việt quất, dâu tây, mâm xôi, nho, kỳ tử, cam quýt…
  • Các loại rau lá xanh: Rau muống, rau ngót, rau đay, cải ngọt, súp lơ xanh, bông cải, cải xoăn, rau cải, xà lách, chùm ngây, bông cải xanh, bắp cải, đậu Hà Lan
  • Thực phẩm khác: Trà xanh, trái cây, ớt chuông, sô cô la đen…

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng chế độ ăn Chế độ ăn Địa Trung Hải, DASH (chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp) và MIND (là sự kết hợp giữa chế độ ăn uống DASH và Địa Trung Hải)…

Mặc dù có một số khác biệt, cả ba đều tập trung nhiều vào trái cây, rau, quả hạch và đậu… giàu flavonoid.

Thực phẩm giàu chất xơ

Những thực phẩm giàu chất xơ không chỉ tốt cho người giãn tĩnh mạch mà còn tốt cho tất cả chúng ta, giúp tăng cường tiêu hoá, nâng cao miễn dịch…

Bao gồm: Lê, dâu tây, bơ, táo, mâm xôi, chuối, cà rốt, củ cải đường, bông cải xanh, atiso, đậu lăng, đậu xanh, đậu Hà Lan, yến mạch, hạt diêm mạch, hạt chia, khoai lang…

suy-gian-tinh-mach-6

Các loại thực phẩm có chứa nhiều kali và vitamin C, E

  • Những thực phẩm chứa nhiều kali phải kể đến như: 

Khoai lang và khoai tây, cà chua, dưa hấu, củ cải, đậu đen và đậu trắng, cá hồi… 

  • Thực phẩm giàu vitamin C: 

Đu đủ, ớt chuông, dâu tây hay bưởi,….

  • Thực phẩm giàu vitamin E: 

Vitamin E có trong nhiều loại thực phẩm và trong các loại hạt, rau, thịt cá như hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bơ, bí, quả kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, dầu mầm lúa mì và bông cải xanh…

Uống đủ nước

Bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, bởi nước sẽ giúp tăng cường trao đổi chất, bạn có thể bổ sung một số thức uống có khả năng ngăn ngừa xơ vữa và giãn tĩnh mạch như hoa hòe hay một số loại trà như trà xanh, trà đen…

2.2 Người suy giãn tĩnh mạch kiêng gì?

Ngoài những thực phẩm trên, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới nên tránh: 

  • Thực phẩm chứa nhiều muối: pizza, bánh mì sandwich, xúc xích, thịt nguội, thực phẩm chế biến sẵn
  • Thức uống chứa cồn: Rượu, bia… 
  • Thực phẩm chất béo bão hoà: Bơ, thịt xông khói, xúc xích hoặc các món thịt đỏ 
  • Thực phẩm nhiều đường: Bánh ngọt, siro, trà sữa, nước ngọt…
  • Ngũ cốc tinh chế: Bánh mì trắng, gạo trắng, bột mì trắng…
suy-gian-tinh-mach-7

2.3. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị suy giãn tĩnh mạch bằng chế độ sinh hoạt

Từ nguyên nhân giãn tĩnh mạch, chúng ta có thể biết được những người bị suy giãn tĩnh mạch cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, lành mạnh. ​​

Thể hiện qua: 

Kiểm soát cân nặng: 

Bạn có thể kiểm tra bản thân có đang bị thừa cân hay không dựa vào chỉ số BMI (cân nặng/chiều cao^2), nếu trong khoảng 18.5 – 24.9 được coi là bình thường. 

Bởi thừa cân sẽ tạo áp lực nhiều hơn đến tĩnh mạch, nên bạn cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân, béo phì.

Tăng cường hoạt động thể chất: 

Không chỉ tốt cho tĩnh mạch mà các hoạt động thể chất còn mang đến vô vàn lợi ích cho sức khỏe tổng thể như giảm cân, tăng sức đề kháng, giảm mỡ máu… 

Hãy cố gắng vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày – vì sức khỏe bằng những bài tập như đạp xe, bơi lội, đi bộ, khiêu vũ… tốt cho chân. 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học

Giảm những thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, tránh ăn khuya, sử dụng chất kích thích

Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai: 

Trong thuốc tránh thai chứa hàm lượng estrogen cao, có thể làm thay đổi lưu thông máu, góp phần làm phát triển bệnh.

Gác chân lên cao khi ngủ: 

Gác chân lên một chiếc gối nhỏ khi ngủ giúp tăng cường tuần hoàn máu lưu thông từ chân đến tim, nhờ đó giảm suy giãn tĩnh mạch

Đi tất/vớ y khoa giãn tĩnh mạch: 

Nếu phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong thời gian dài, không có điều kiện di chuyển, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về việc mang tất y khoa.

suy-gian-tinh-mach-8

2.4. Chế độ tập luyện chủ động cải thiện tình trạng bệnh cho người suy giãn tĩnh mạch

Chế độ tập luyện chủ động có vai trò vô cùng quan trọng trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Nếu bạn lo lắng bản thân có nguy cơ bị giãn tĩnh mạc có thể áp dụng những bài tập giãn tĩnh mạch chân dưới đây: 

  • Nâng cẳng chân
  • Nhón chân luân phiên
  • Gập và uốn cong bàn chân
  • Xoay cổ chân
  • Di chuyển chân lên/xuống tại chỗ
  • Nâng chân lên và đạp ra phía trước
  • Đi tại chỗ
  • Ngồi xuống và đứng lên nhón chân
  • Đi nhón chân và đi bằng gót chân
  • Nằm, nâng chân và bắt chéo chân
  • Đạp xe đạp

2.5. Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh suy giãn tĩnh mạch

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt quyết định phần lớn đến phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch.

Tuy nhiên theo Blog của Trung Tâm Tĩnh Mạch Minneapolis (Hoa Kỳ) chia sẻ, bạn nên thực hiện những biện pháp chủ động phòng ngừa tăng cường dưới đây:

suy-gian-tinh-mach-9

Không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài: 

Ngồi hoặc đứng trong thời gian dài làm tăng áp lực lên tĩnh mạch chân. Tốt nhất là bạn nên di chuyển xung quanh và duỗi chân suốt cả ngày. 

Nếu bạn phải ngồi hoặc đứng, hãy nhớ uốn cong và uốn cong chân mỗi giờ để giữ cho máu được tuần hoàn

Không hút thuốc: 

Hút thuốc làm tổn thương các mạch máu và ngăn chúng hoạt động bình thường, điều này có thể dẫn đến giãn tĩnh mạch.

Và có hàng ngàn lý do để bỏ hút thuốc – đây chỉ là một lý do nữa, nên hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt

Không đi giày cao gót quá cao: 

Khi đi giày đế bằng, cơ bắp chân co lại theo từng bước và giúp tuần hoàn máu ra khỏi chân. T

rong khi đó, giày cao gót thay đổi chuyển động đi bộ tự nhiên bằng cách chuyển tất cả trọng lượng sang bàn chân và ngón chân.

Các cơ bắp chân không co lại như bình thường, điều này khiến việc bơm máu ra khỏi chân trở nên khó khăn hơn, góp phần gây giãn tĩnh mạch, đặc biệt là khi bạn mang loại giày này mỗi ngày trong thời gian dài 

Không bắt chéo chân khi ngồi

Bắt chéo chân sẽ gây áp lực lên một số khu vực nhất định của chân và cản trở máu tuần hoàn ra khỏi chân.

Bắt chéo chân mặc dù không gây giãn tĩnh mạch nhưng nó có thể góp phần vào tình trạng suy giãn tĩnh mạch hoặc làm cho nó tồi tệ hơn.

Đừng ra ngoài mà không có kem chống nắng: 

Nghe có vẻ không liên quan, nhưng tia cực tím từ mặt trời sẽ phá vỡ collagen, tác động xấu lên thành tĩnh mạch.

Các tĩnh mạch gần bề mặt da hơn có thể bị tổn thương bởi ánh sáng này, dẫn đến tĩnh mạch mạng nhện.

Vì vậy, đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ bản thân khỏi các tia UV có hại và khỏi suy tĩnh mạch mạng nhện.

Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần: 

Nhằm phát hiện những nguy cơ bệnh sớm nhất, từ đó có biện pháp chủ động can thiệp, phòng ngừa.

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.harlemcardio.com/blog/these-things-increase-your-risk-for-varicose-veins
  2. https://www.nhlbi.nih.gov/health/varicose-veins#:~:text=Varicose%20veins%20may%20form%20whenever,family%20history%20of%20varicose%20veins.
  3. https://suckhoedoisong.vn/khoang-40-nguoi-truong-thanh-mac-phai-suy-gian-tinh-mach-con-so-dang-bao-dong-169220706130851811
  4. https://www.bassmedicalgroup.com/vein-center-blog/six-must-avoid-foods-for-those-who-suffer-from-varicose-veins
  5. https://tytphuonglinhtay.medinet.gov.vn/chuyen-muc/nguoi-bi-suy-gian-tinh-mach-chan-can-luu-y-nhung-dieu-nay-de-tranh-bi-nang-hon-cmobile8145-112345.aspx

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận