Nguyên nhân và 3 cách giúp sốt phát ban nhanh khỏi nhất

25 lượt xem

Nguyên nhân và 3 cách giúp sốt phát ban nhanh khỏi nhất

Sốt phát ban là tình trạng sốt cao đi kèm với nổi ban đỏ tại nhiều vị trí trên cơ thể. Nếu không được can thiệp đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tai, viêm não… Chỉ có nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu mới là cách phòng ngừa tình trạng này hiệu quả nhất.

1. Thông tin quan trọng về bệnh sốt phát ban bạn cần biết

1.1 Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là tình trạng cơ thể bị nhiễm virus, vi khuẩn… dẫn đến sốt, cơ thể nổi mẩn đỏ và các biểu hiện khác liên quan.

Các chuyên gia từ Thư viện Y khoa Quốc Gia Hoa Kỳ ước tính, sốt phát ban đe dọa một tỷ người trên toàn cầu, và gây ra bệnh tật cho một triệu người mỗi năm. Những quốc gia đang phát triển hoặc kém phát triển có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất. Đặc biệt là ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ người mắc bệnh này cao mỗi năm. Mặc dù tỷ lệ người mắc và số ca biến chứng đã giảm tích cực. Nhưng theo Báo Tuổi Trẻ chia sẻ, chỉ trong tháng 9/2023, vùng Tây Bắc Việt Nam đã ghi nhận gần 100 ca bệnh sốt phát ban. Thậm chí có 1 ca tử vong tại Trạm Tấu, Yên Bái.

Những con số trên đã cho thấy sốt phát ban vẫn là một trong những vấn đề sức khỏe và xã hội nhức nhối. Và ai trong chúng ta cũng cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này.

1.2 Dấu hiệu sốt phát ban

Sau khi bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh khoảng 1 – 2 tuần, người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:

  • Sốt cao từ 39 – trên 40 độ
  • Đau đầu
  • Mỏi cơ
  • Ho, hắt hơi, sổ mũi
  • Viêm kết mạc
  • Nổi hạch ở cổ (hạch bạch huyết)
  • Mệt mỏi, mất sức
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Phát ban đỏ sau khi sốt ở vùng bụng, ngực, tay, cổ… Và sẽ lặn đi sau vài giờ hoặc vài ngày.

1.3 Nguyên nhân sốt phát ban

Virus HHV6 (Human Herpes 6) hoặc HHV7 (Human Herpes 7) là nguyên nhân chính dẫn đến sốt phát ban.

Hoặc do những loại virus khác như: virus gây bệnh sởi, rubella… Hay virus Rickettsia prowazekii (có trong con rận), Rickettsia typhi (có trong bọ chét), Orientia tsutsugamushi (có trong bọ ve)… gây ra. Khi bị những loài động vật nhiễm bệnh cắn, bạn có thể bị nhiễm khuẩn và dẫn đến sốt phát ban.

1.4 Ai thường bị sốt phát ban

Ai trong chúng ta cũng có thể bị sốt phát ban. Nhưng những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn người khác:

  • Trẻ em 6 – 36 tháng tuổi, đang trong thời gian “khoảng trống miễn dịch” với đề kháng suy giảm, chưa hoàn thiện.
  • Những đối tượng bị suy giảm miễn dịch, ví dụ như người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính…
  • Thói quen vệ sinh kém
  • Điều kiện sống quá đông đúc, chật hẹp
  • Sinh sống ở nơi có nhiều bụi cây và đồng cỏ

1.5 Những biến chứng thường gặp khi bị sốt phát ban

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm suy thận, viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim, chảy máu trong…. Nếu không được điều trị đúng cách, tử vong có thể xảy ra ở 10 – 60% bệnh nhân bị sốt phát. Trong đó, đối tượng người bệnh trên 60 tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh sốt phát ban bạn biết chưa?

2.1 Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị sốt phát ban

Giống như những bệnh sốt khác, nguyên tắc trong xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người sốt phát ban cần đảm bảo thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, ăn nhiều thức ăn lỏng…

Các chuyên gia từ Pharma Easy – siêu ứng dụng chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới khuyên người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng theo hướng:

Tăng lượng carbohydrate nạp vào

Khi bị bệnh, bạn sẽ bị chán ăn. Vậy nên những thực phẩm giàu dưỡng chất, nhiều cabs sẽ là lựa chọn lý tưởng. Chúng bao gồm cháo, cơm mềm, khoai tây, chuối…

Thực phẩm mềm, lỏng

Những thực phẩm lỏng (bán rắn) được khuyên bổ sung hàng đầu cho bệnh nhân vì nó rất dễ tiêu hóa. Bạn có thể tham khảo ăn cháo loãng, nước gạo, khoai tây luộc, nước hầm canh, sữa chua…

Các món súp như súp rau, súp cà rốt, súp gà hay súp nấm cũng được khuyến khích.

Uống nhiều nước

Khi bị sốt, điều quan trọng là cung cấp cho cơ thể càng nhiều chất lỏng càng tốt. Bởi người bệnh thường có xu hướng bị mất nước nghiêm trọng. Uống nhiều chất lỏng cũng giúp thúc đẩy quá trình bài tiết những vi khuẩn xấu ra ngoài, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Những loại nước mà bạn nên uống bao gồm nước lọc, nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, trà thảo dược, nước dừa…

Bổ sung probiotic tăng cường sức đề kháng

Những thực phẩm như sữa chua, Tempeh đậu nành, miso (đậu tương lên men của Nhật)… Chúng rất giàu probiotic, giúp bạn tăng cường sức khỏe đường ruột và đề kháng để mau khỏi bệnh. Vì hơn 70% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường ruột. Tiêu hoá khoẻ là cơ thể khoẻ.

Bạn cũng có thể hỏi ý kiến chuyên gia về các sản phẩm bổ sung men vi sinh tăng đề kháng phù hợp.

Bổ sung nhiều rau xanh

Bên cạnh thực phẩm nhiều carb và giàu dinh dưỡng, rau xanh cũng là nhóm thực phẩm mà người sốt phát ban nên thêm vào chế độ dinh dưỡng. Trong các loại rau xanh không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn rất nhiều chất xơ. Chất xơ chính là thức ăn cho lợi khuẩn tiêu hoá, giảm đầy bụng khó tiêu. Đồng thời tăng cường hấp thụ dưỡng chất và tăng đề kháng cho cơ thể.

Chúng bao gồm rau lá xanh (bắp cải, súp lơ, rau chân vịt, rau muống, rau ngót…), bí xanh, bí đỏ, củ cải…

Lưu ý, bạn nên luộc mềm các loại rau để hấp thụ tối đa dưỡng chất. Hạn chế ăn rau sống, salad hoặc xào nấu với dầu mỡ.

Trà thảo dược

Trà thảo dược như hỗn hợp chanh gừng mật ong, trà gừng, trà quế, cây xô thơm… hữu ích với người bị sốt phát ban. Chúng giúp cải thiện quá trình hydrat hóa của cơ thể, đồng thời có đặc tính kháng khuẩn tuyệt vời. Khi bị sốt, hãy thử nhấm nháp một ly trà thảo dược ấm để cảm nhận khả năng “chữa lành” của nó.

Mật ong

Mật ong được đánh giá là “kháng sinh tự nhiên” mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Bao gồm cả bệnh sốt phát ban. Bởi nó nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, được sử dụng trong y học cổ truyền từ thời cổ đại. Ngoài ra, khi uống với nước ấm, mật ong được cho là làm dịu hệ tiêu hóa. Điều này có thể góp phần giúp bệnh phục hồi nhanh hơn.

Người bị sốt phát ban kiêng ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người sốt nổi ban đỏ nên hạn chế hoặc loại bỏ những loại thực phẩm dưới đây ra khỏi thực đơn hàng ngày:

  • Thực phẩm khó tiêu, ví dụ như trứng gà, thịt trâu, bò…
  • Thực phẩm cay nóng, chứa nhiều ớt, vì chúng gây kích ứng hệ tiêu hóa và tăng viêm
  • Thực phẩm chiên rán, vì chúng gây khó tiêu và gây áp lực lên dạ dày của bạn. Bao gồm khoai tây chiên, xúc xích rán, gà rán…
  • Thực phẩm gây đầy hơi, ví dụ như măng tây, đậu lăng, đậu gà
  • Trái cây khô, mặc dù trái cây khô tốt cho sức khỏe nhưng có hàm lượng chất xơ cao. Sẽ gây khó tiêu và tăng áp lực lên dạ dày của bạn. Hãy loại bỏ trái cây sấy khô, các loại hạt như điều, hạnh nhân, hướng dương… khỏi chế độ ăn khi bị sốt phát ban.
  • Tránh bơ và bơ từ sữa trâu vì chúng khó tiêu hóa
  • Nói không với các loại thực phẩm béo như phô mai mozzarella, bánh rán, hành tây rán, nấm chiên…
  • Nước có gas, vì chúng sẽ sinh khí, gây đầy bụng khó tiêu
  • Thức uống có cồn, chất kích thích

2.2 Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người sốt phát ban bằng chế độ sinh hoạt

Muốn bệnh nhanh khỏi, người bệnh nên kết hợp cả chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Cụ thể:

Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng

Khi bị sốt phát ban, điều quan trọng nhất là nghỉ ngơi thật nhiều để cơ thể “tự sửa chữa”. Từ đó tăng tốc độ hồi phục. Lúc này, bạn nên nghỉ ngơi, để đầu óc thật thoải mái, thư giãn. Đồng thời tránh căng thẳng, mệt mỏi, làm việc quá sức hay thức khuya.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Nhiều người bị sốt thường kiêng tắm. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tắm không chỉ giúp cơ thể hạ nhiệt, loại bỏ mồ hôi vi khuẩn tồn đọng trên da… Mà còn giúp cơ thể cảm thấy sạch sẽ, giảm khó chịu. Bạn hoàn toàn có thể tắm khi sốt phát ban, tuy nhiên hãy tắm nhanh bằng nước ấm, trong phòng kín.

Đồng thời, hãy nhớ vệ sinh mũi, họng thường xuyên bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch diệt khuẩn. Và rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay khô.

Theo dõi triệu chứng

Nhiều trường hợp bệnh nhẹ thường được khuyên điều trị tại nhà và sẽ đến viện khi nào có triệu chứng bất thường. Trong trường hợp điều trị tại nhà, bạn cần lưu ý:

  • Theo dõi nhiệt độ thường xuyên bằng nhiệt kế
  • Sử dụng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ từ 38.5 độ trở lên hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc
  • Lau mồ hôi bằng khăn ấm, tránh chườm đắp bởi có thể cản trở việc tỏa nhiệt của cơ thể

Đặc biệt, hãy liên hệ với bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế nếu:

  • Sốt cao trên 40 độ C và không có dấu hiệu hạ sốt dù đã dùng thuốc
  • Cơn sốt không tự cắt cơn sau 3 ngày
  • Sốt cao, co giật, có dấu hiệu mất ý thức.
  • Mệt mỏi, ngủ li bì, mất nước nghiêm trọng
  • Nôn, buồn nôn và không ăn uống được
  • Xuất huyết dưới da.

2.3 Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh sốt phát ban

Có nhiều cách để bạn có thể phòng ngừa bệnh sốt phát ban. Theo các chuyên gia, bạn nên:

  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, tắm ít nhất 3 lần/tuần, thay quần áo thường xuyên.
  • Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn thường xuyên, nhất là sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc với thú cưng
  • Sử dụng các sản phẩm để kiểm soát bọ chét, bọ ve… có thể chứa mầm bệnh gây sốt phát ban
  • Vệ sinh sạch sẽ không gian sống và sinh hoạt để loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh
  • Chủ động xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh
  • Tăng đề kháng bằng cách tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, ăn uống đủ chất
  • Tránh xa thuốc lá, chất kích thích
  • Tiêm phòng các loại vắc xin để phòng ngừa bệnh

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã nắm được nguyên nhân và cách giúp sốt phát ban nhanh khỏi nhất. Từ đó phòng ngừa căn bệnh này để tự tin sống vui – sống khỏe.

Nguồn tham khảo:

  1. https://tuoitrenews.vn/news/society/20230909/scrub-typhus-claims-1-live-in-northern-vietnam/75461.html
  2. https://www.webmd.com/a-to-z-guides/what-is-typhus
  3. https://www.wikidoc.org/index.php/Typhus_natural_history,_complications_and_prognosis
  4. https://pharmeasy.in/blog/foods-for-typhoid-what-to-eat-and-what-to-avoid/

 

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận