Lẹo mắt là hiện tượng nhiễm khuẩn làm sưng và đỏ quanh rìa mi mắt. Vậy những triệu chứng bệnh như thế nào, cách điều trị và chăm sóc ra sao? Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp chi tiết các thắc mắc trên.
Contents
I. Lẹo mắt và những kiến thức cần biết
1. Lẹo mắt là gì?
Lẹo mắt là tình trạng sưng bề mặt da ở vùng mí mắt một cách đột ngột. Nó có thể xuất hiện ở bên trong hoặc bên ngoài mí mắt. Bệnh thường được hình thành do vi khuẩn tụ cầu vàng xâm nhập vào lỗ chân lông hoặc tuyến dầu ở vùng mắt. Từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm, dẫn đến triệu chứng như sưng to, đỏ, đau nhức mắt.
Căn bệnh này gây mất thẩm mỹ và đau đớn cho người bị. Nó trông như viên cục sưng hoặc mụn mủ nằm ở rìa mí mắt. Tình trạng của bệnh thường kéo dài trong khoảng từ 1 đến 2 tuần và có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc biệt. Lẹo mắt thường được chia thành 2 loại chính:
- Lẹo trong do nhiễm trùng tuyến nhầy của mi mắt: lẹo nằm ở mặt trong của mi mắt, khi lật mi lên mới nhìn thấy được lẹo.
- Lẹo ngoài do nhiễm trùng nang lông mi: là một nốt đỏ, gây đau ở bờ mi. Lẹo ngoài thường có kích thước và độ rắn như hạt đậu.
2. Dấu hiệu bị lẹo mắt
Ban đầu, triệu chứng của lẹo thường bắt đầu một cách nhẹ nhàng với cảm giác hơi khó chịu hoặc có sự xuất hiện của mẩn đỏ dọc theo bờ mí mắt. Khi lẹo mắt phát triển có thể sẽ gây nên những triệu chứng nặng hơn như:
- Vùng mí mắt bị sưng và đỏ giống như mụn.
- Trong vùng sưng, xuất hiện các đốm nhỏ màu vàng.
- Cảm giác cồm cộm hoặc sưng phình ở phía trong của mí mắt.
- Mắt bị lẹo sẽ rất nhạy cảm với ánh sáng.
- Xuất hiện ghèn ở dọc mí mắt và gây chảy nước mắt.
- Có nốt sần cứng ở mi mắt, thường không gây đau đớn.
3. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lẹo mắt. Trong đó, một số nguyên nhân tiêu biểu cần kể đến:
- Đeo kính áp tròng: Trong quá trình đeo và tháo kính áp tròng, nếu tay không được vệ sinh sạch sẽ, có thể dễ dàng lây nhiễm vi khuẩn từ tay vào vùng mắt, gây nhiễm trùng và xuất hiện lẹo.
- Vệ sinh kém: Thói quen vệ sinh kém là một nguyên nhân phổ biến gây lẹo. Việc dụi mắt mà không đảm bảo vệ sinh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn tiếp xúc với mắt, gây ra tình trạng bị lẹo.
- Trang điểm mắt bằng cọ, dụng cụ cũ hoặc bị bẩn: Sử dụng các dụng cụ trang điểm mắt không được vệ sinh thường xuyên có thể dẫn đến tích tụ bụi và vi khuẩn. Trong quá trình trang điểm, chất xúc tác này có thể đưa bụi và vi khuẩn vào vùng mắt, gây ra sưng và nhiễm khuẩn dẫn đến lẹo mắt.
- Với những đối tượng có tiền sử viêm bờ mi cấp tính hoặc mạn tính có thể gây sưng và nổi mụn mủ dưới mí mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho lẹo mắt hình thành.
- Dùng chung vật dụng cá nhân như khăn mặt, thuốc nhỏ mắt sẽ khiến virus tại mắt có cơ hội lây lan, gây lẹo mắt.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn cay hoặc nóng có thể tạo điều kiện cho bệnh phát triển.
4. Lẹo mắt có lây không?
Lẹo mắt có lây không? Và câu trả lời là có. Tuy lẹo mắt không có khả năng lây nhiễm trực tiếp (mắt nhìn mắt) tuy nhiên nó có thể lây qua tiếp xúc gián tiếp như sử dụng chung các vật dụng cá nhân như khăn mặt, kính áp tròng, khăn tắm, trang điểm mắt. Con đường lây nhiễm này do người bệnh chạm, gãi hoặc bóp mụn, tạo điều kiện cho vi khuẩn tồn tại ở tay hay các vật dụng tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.
II. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị lẹo mắt
1. Chế độ dinh dưỡng
1.1. Lẹo mắt nên ăn gì?
Thực phẩm giàu vitamin
Trong thời gian bị lẹo, bạn nên cung cấp cho cơ thể những thực phẩm giàu vitamin A, C, E, kẽm. Các loại vitamin sẽ giúp quá trình phục hồi của đôi mắt diễn ra nhanh chóng. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa. Từ đó có tác dụng phòng ngừa viêm nhiễm, giảm sưng tấy và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Dưới đây là một số thực phẩm giàu vitamin bạn có thể tham khảo:
- Vitamin A: Bí đỏ, cà rốt, đu đủ,…
- Vitamin C: Cam, quýt, dâu, việt quất, chanh, bưởi,…
- Vitamin E: Hướng dương, hạnh nhân, kiwi, cà chua, bơ,…
- Kẽm: Đậu nành, đậu xanh, nấm, rau ngót, rau dền,…
Thực phẩm giàu Protein
Người bị lẹo mắt nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu protein như sữa, nấm, thịt,… Bởi thực phẩm giàu protein rất phù hợp đối với những người mắc bệnh về da, viêm sưng do lẹo. Protein có tác dụng tạo liên kết cho mô dưới da, hạn chế những tổn thương và sự phát triển của bệnh.
Thực phẩm có tính mát
Các thực phẩm có tính thanh lọc và làm mát cho cơ thể như trái cây, rau củ, nước ép,…Đây đều là những loại thực phẩm vừa giúp cơ thể bổ sung vitamin, vừa giúp thanh nhiệt, làm dịu cơn đau mắt cũng như tình trạng viêm sưng. Đặc biệt, bạn đừng quên uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể thải độc. Từ đó giúp thời gian khỏi bệnh diễn ra nhanh hơn.
1.2. Bị lẹo mắt ăn kiêng gì?
Ngoài những thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cũng nên tránh một số thực phẩm dưới đây.
Đồ cay nóng
Các loại gia vị có tính cay và nóng như tỏi, ớt, hành, tiêu…là những thực phẩm bạn nên kiêng. Vì những thực phẩm này khi ăn sẽ gây ra cảm giác nóng rát, khiến bạn chảy nước mắt. Từ đó khiến lẹo sưng to, khó chịu và lâu khỏi hơn.
Tránh thực phẩm chứa chất kích
Các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá không nên sử dụng khi bạn đang gặp vấn đề về lẹo mắt. Vì những chất kích thích này có thể gây nên kích ứng vùng da bị lẹo. Từ đó gây nên cảm giác ngứa, sưng và khiến tình trạng bệnh tệ hơn.
Kiêng sử dụng thực phẩm chứa đường, sữa
Thực phẩm ngọt, nhiều đường rất có hại và có thể gây viêm mụn lẹo mắt. Khi nạp quá nhiều đồ ngọt sẽ khiến cơ thể đối mặt với nguy cơ dị ứng cao, khiến lẹo trở nên ngứa rát, sưng đỏ và lâu lành hơn.
Tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ
Người bệnh nên tránh sử dụng các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh. Bới các loại thực phẩm này chứa nhiều chất béo, gây viêm và dị ứng da, khiến vùng da bị lẹo lâu lành và có thể chuyển biến nặng hơn.
Kiêng sử dụng thịt gà, trứng và đồ nếp
Thịt gà, trứng gà, đồ nếp là những loại thực phẩm bệnh nhân nên tránh. Bởi các loại thực phẩm này có chứa chất làm sưng, gây nên mủ vết thương và làm tình trạng viêm loét do mủ nặng hơn, khiến mắt bị lẹo lâu khỏi hơn.
Thịt được chế biến sẵn
Người bệnh không nên sử dụng các loại thịt như thịt xông khói, thịt đóng hộp, thịt bò, thịt dê, xúc xích,…Các nhà khoa học đã chỉ ra, những loại thịt này có chứa Neu5Gc. Sau khi bổ sung chất này vào cơ thể sẽ kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh kháng thể gây ra tình trạng viêm mãn tính và khiến lẹo bị viêm sưng thời gian dài.
2. Cách chữa lẹo mắt chủ động ngay tại nhà
Khi gặp các dấu hiệu của lẹo mắt, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng gây nên những biến chứng nguy hiểm cho mắt. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây để cải thiện tình trạng sưng đau do lẹo gây nên.
2.1. Vệ sinh vùng bị lẹo mắt cẩn thận
Bạn nên rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh mắt. Tiếp đó, nhúng bông vào nước ấm để thoa lên chỗ bị lẹo một cách thật nhẹ nhàng. Ngoài nước ấm, bạn có thể vệ sinh mắt bằng dung dịch vệ sinh chuyên dụng để vệ sinh mắt được cẩn thận và sạch hơn.
2.2. Sử dụng trứng gà
Đúng vậy, bạn có thể sử dụng trứng gà vào việc làm giảm tình trạng sưng viêm tại mắt hiệu quả một cách không ngờ tới.
- Luộc chín quả trứng gà và để trứng nguội bớt đến khi trứng còn hơi ấm ấm.
- Bóc trứng và lăn quả trứng lên vị trí mắt đang mọc lẹo (đối với vết thương hở thì không nên áp dụng cách này).
- Bạn lưu ý khi thực hiện cách này thì chỉ nên dùng trứng ấm, không dùng trứng ở nhiệt độ quá cao vì có thể gây tổn thương mắt.
2.3. Chườm mắt bằng gạc ấm
Gạc ấm chườm mắt là phương pháp hữu hiệu giúp mắt giảm sưng, co lẹo mắt và kích thích mủ nhanh xuất hiện. Do đó chườm gạc ấm sẽ giúp giảm thiểu các triệu chứng sưng đau mắt đáng kể.
- Bạn hãy sử dụng khăn mềm, băng gạc y tế hoặc mảnh ải sạch và nhúng vào nước ấm.
- Chườm gạc ấm vào bên trái mặt bị lẹo trong thời gian từ 5-10 phút.
- Khi nhận thấy lẹo xuất hiện mủ, bạn lấy gạc lau nhẹ nhàng, tuyệt đối không nặn lẹo để tránh bị nhiễm trùng mắt nặng hơn.
2.4. Sử dụng khoai tây
Khoai tay là loại củ quả tự nhiên có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn hiệu quả. Trong thành phần của khoai tây có chứa hợp chất phenolic. Hợp chất này giúp nuôi dưỡng và bảo vệ da rất tốt. Để dùng khoai tây làm giảm lẹo mắt, điều bạn cần làm là:
- Rửa sạch và gọt vỏ khoai tây. Sau đó đi xay nguyễn khoai tây là trộn cùng chút nước.
- Lấy phần khoai tây khi đã được nghiền cho vào miếng khăn mỏng.
- Tiếp đó đặt bọc khoai tây này vào vùng mắt bị lẹo khoảng 1 vài phút.
- Cuối cùng, bạn rửa sạch mặt với nước. Với cách này bạn có thể thực hiện từ 2-3 lần/ngày.
4. Các biện pháp phòng lẹo mắt đơn giản mà hiệu quả cao
Lẹo mắt khiến người bị cảm thấy đau nhức, ảnh hưởng đến tầm nhìn và vẻ bên ngoài bị ảnh hưởng. Để phòng ngừa bệnh, hãy tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây của chúng tôi:
- Đảm bảo tay sạch trước khi chạm trực tiếp vào mắt và vùng quanh mắt.
- Không dùng chung đồ trang điểm mắt, nó dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi trùng lây lan.
- Mỹ phẩm trang điểm cho mắt nên thay 3 tháng 1 lần.
- Giữ kính áp tròng sạch sẽ, không nên đeo thường xuyên.
- Nếu bị viêm bờ mi cần đi thăm khám bác sĩ để điều trị đúng và hiệu quả hơn.
- Tránh dùng chung khăn mặt hay các vật dụng sinh hoạt với người bệnh, vì nó dễ khiến tăng khả năng gây bệnh hơn.
Lời kết: Trên đây là những giải đáp chi tiết của chúng tôi xoay quanh bệnh lẹo mắt và phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh một cách chủ động. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết sẽ giúp ích cho bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình tốt hơn.
Nguồn tham khảo
- https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/leo-mat-co-lay-sang-nguoi-khac-khong-cach-phong-ngua-leo-mat-53358.html
- https://medlatec.vn/tin-tuc/leo-mat–nguyen-nhan–trieu-chung-va-bien-phap-dieu-tri-s100-n31812
- https://tamanhhospital.vn/leo-mat/
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ