Khám định kỳ sức khỏe cần lưu ý điều gì? Bí quyết giúp đạt hiệu quả chuẩn xác

27 lượt xem

Sức khỏe được coi là nguồn tài nguyên quý báu nhất của con người. Để duy trì và cải thiện sức khỏe tổng thể, bên cạnh việc ăn uống và tập luyện khoa học, mà còn phải khám định kỳ sức khỏe thường xuyên. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu khi thăm khám, có những điều cần lưu ý và chuẩn bị trước khi bước vào quá trình đánh giá sức khỏe tổng quát. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

1. Những ai nên khám sức khỏe định kỳ?

Khám sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Hiện nay, không có một quy tắc cụ thể nào mà tất cả mọi người đều nên tuân theo.

Vì nhu cầu khám sức khỏe có thể thay đổi dựa trên tuổi, giới tính, yếu tố di truyền và tình trạng sức khỏe cá nhân. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần/năm để tầm soát nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm.

Dưới đây là một số đối tượng cần chú trọng thăm khám sức khỏe định kỳ (từ 3-6 tháng):

Người mắc cách bệnh liên quan

Nhóm người trưởng thành có nguy cơ cao mắc huyết áp, cholesterol, tiểu đường, ung thư, các vấn đề về sức khỏe tâm thần.

Trẻ em

Trẻ em cần được theo dõi sự phát triển và sức khỏe thông qua các cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ, tiêm chủng, theo dõi tình trạng dinh dưỡng.

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe thai kỳ và sau sinh. Kiểm tra các bệnh lý phụ khoa, vùng ngực,…

Người trên 50 tuổi

Người trên 50 tuổi có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề sức khỏe như: ung thư, bệnh tim mạch, tiểu đường, thận, huyết áp cao. Họ nên thường xuyên kiểm tra để phát hiện sớm các vấn đề này.

Người có tiền sử gia đình

Người có tiền sử gia đình về bệnh lý hoặc nguy cơ di truyền cao. Nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe và thảo luận với bác sĩ về kiểm tra cụ thể.

Những người mắc bệnh mãn tính hoặc bệnh lý cơ bản cần được theo dõi thường xuyên. Bởi bác sĩ để quản lý tình trạng sức khỏe của họ và điều trị hiệu quả.

Nhóm người thường xuyên lao động nặng nhọc, nơi ô nhiễm

Tài xế đường dài, khuân vác nặng,…

2. Khám định kỳ sức khỏe cần lưu ý điều gì?

Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang sử dụng. Bao gồm cả thuốc theo đơn và thuốc tự mua. Bởi vì một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu.

Trao đổi với Bác sĩ về tình hình sức khỏe

Nếu bạn có cơ địa dị ứng hoặc bất kỳ dị ứng nào với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác. Hãy thông báo cho bác sĩ và nhà thuốc trước khi tiến hành bất kỳ xét nghiệm nào.

Nhịn ăn sáng

Cần thực hiện xét nghiệm máu nên nhịn ăn sáng (nghĩa là không ăn gì từ đêm trước) cho các xét nghiệm như kiểm tra đường huyết hoặc lipid máu.

Để nội soi dạ dày, bạn phải để dạ dày trống từ 6 đến 12 giờ trước khi kiểm tra, bạn thường chỉ được phép uống nước lọc không có hương vị hoặc đường.

Nhịn tiểu

Trước khi siêu âm ổ bụng bạn cần nhịn tiểu, để bác sĩ quan sát rõ hơn khi siêu âm

Không đi trong thời kỳ kinh nguyệt

Ở nữ giới, lưu ý không khám phụ khoa nếu đang trong kỳ kinh nguyệt. Vợ chồng kiêng quan hệ tình dục trước ngày khám (nếu có khám phụ khoa). Tuy nhiên nếu xét nghiệm nội tiết tố thì cần đi khám khi đang trong ngày kinh nguyệt.

Mặc trang phục rộng rãi

Nên mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, tháo bỏ trang sức để thuận tiện cho việc thăm khám.

Trước khi thăm khám nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Như tắm rửa các bộ phận của cơ thể, tay chân, nách, chăm sóc răng miệng, móng tay, tránh sử dụng nhiều mỹ phẩm, vệ sinh vùng kín, tóc, mặc quần áo sạch,…

3. Tại sao khám sức khỏe định kỳ lại quan trọng?

Quản lý bệnh tật, đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể

Khi khám sức khỏe định kỳ, bạn sẽ được Bác sĩ thực hiện kiểm tra cơ bản như huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ, hô hấp. Thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, chức năng nội tiết, vùng kín,… Như vậy sẽ đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại và dự phòng những nguy cơ bệnh lý của thể xảy ra trong tương lai.

Phát hiện sớm bệnh tật

Kiểm tra sức khỏe thường xuyên có thể giúp xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm về bệnh tật. Bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư thường có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu, khi đó việc điều trị có thể thành công hơn.

Tư vấn về dinh dưỡng và lối sống

Bác sĩ có thể cung cấp tư vấn về dinh dưỡng và lối sống lành mạnh, giúp bạn duy trì cân nặng lành mạnh, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Xác định yếu tố rủi ro cá nhân

Khám sức khỏe định kỳ có thể xác định các yếu tố rủi ro cá nhân như lịch sử gia đình, yếu tố di truyền hoặc môi trường, giúp bác sĩ đưa ra lời khuyên cụ thể và theo dõi sát sao.

Tiêm phòng và tiêm chủng

Khi thăm khám sức khỏe có thể cung cấp cơ hội để tiêm phòng. Và tiêm chủng cần thiết để bảo vệ bạn khỏi các bệnh truyền nhiễm.

Giảm chi phí và nguy cơ

Phát hiện sớm và quản lý bệnh tật có thể giúp tránh được điều trị tốn kém. Và nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng, bảo vệ cuộc sống của chính bạn và gia đình.

Với những lợi ích này, khám sức khỏe định kỳ không chỉ giúp bạn duy trì sức khỏe tốt mà còn giúp bạn có kiến thức và kiểm soát về sức khỏe của mình.

Khám định kỳ sức khỏe không chỉ là biện pháp phòng ngừa, mà còn là cơ hội để tăng cường sự hiểu biết về cơ thể và tình trạng sức khỏe. Bằng cách chuẩn bị kỹ lưỡng và tích cực tham gia vào quá trình đánh giá, chúng ta có thể giữ gìn và nâng cao sức khỏe của chính mình.

NGUỒN THAM KHẢO

https://umcclinic.com.vn/09-luu-y-khi-di-kham-suc-khoe-tong-quat-dinh-ky-ban-can-biet

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận