Bệnh Đột Quỵ: 5 Dấu Hiệu Phổ Biến Và Cách Sơ Cứu Kịp Thời

24 lượt xem

Đột quỵ là một trong những bệnh phổ biến và nguy hiểm gây tử vong hàng đầu thế giới. Theo thống kê, cứ 3 phút lại có một người qua đời vì đột quỵ. Vậy đột quỵ là gì? Dấu hiệu đột quỵ gồm những gì? Sơ cứu đột quỵ ra sao? Tất cả thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐỘT QUỴ

1.1. Bệnh đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn được gọi là tai biến mạch máu não là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc bị giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết dần.

dot-quy-1

Phân biệt hai loại đột quỵ:

Đột quỵ kiểu thiếu máu cục bộ (phổ biến nhất, 85% trường hợp)

Đột quỵ kiểu thiếu máu cục bộ thường là do tắc nghẽn động mạch trong não (do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa động mạch, sự tích tụ cholesterol trên thành động mạch). Đây được gọi là nhồi máu não, gây ra sự phá hủy một hoặc nhiều vùng não được tưới máu bởi động mạch bị ảnh hưởng.

Đột quỵ kiểu xuất huyết

Xảy ra khi một động mạch bị vỡ trong não (xuất huyết trong não) hoặc ở ngoại vi não (xuất huyết dưới nhện). Đột quỵ xuất huyết thường do huyết áp cao gây ra, nhưng bệnh lý này cũng có thể do vỡ phình động mạch, trường hợp một túi máu nhỏ hình thành trên động mạch bị suy yếu.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.

1.2. Các dấu hiệu thường gặp của bệnh đột quỵ 

Các dấu hiệu đột quỵ xuất hiện đột ngột, dữ dội và khác nhau, tùy thuộc vào vùng não và mức độ nghiêm trọng của tổn thương. Dưới đây là 5 dấu hiệu đột quỵ phổ biến giúp nhận biết sớm cơn đột quỵ:

  • Liệt mặt đột ngột, giảm hoặc mất thị lực ở một mắt và/hoặc hai mắt (bán manh, nhìn đôi,…).
  • Yếu đột ngột của một cánh tay hoặc một chân, có thể bị tê, yếu hoặc tê liệt hoàn toàn.
  • Rối loạn phát âm (mất ngôn ngữ hoặc loạn vận ngôn).
  • Mất cảm giác ở một bộ phận cơ thể.
  • Trong một số trường hợp, tai biến mạch máu não được biểu hiện bằng sự khởi đầu đột ngột của dáng đi không ổn định, ngã, rối loạn thăng bằng hoặc chóng mặt. 
dot-quy-2

Để dễ dàng nhận biết sớm nguy cơ đột quỵ, các bạn có thể áp dụng quy tắc “FAST” – một trong những cách giúp nhận biết sớm các dấu hiệu đột quỵ một cách nhanh nhất.

F (face)

Khuôn mặt bị mất cân đối, yếu liệt mặt, một bên mặt bị chảy xệ, cười méo mó. Có thể bảo bệnh nhân cười và quan sát.

A (arm)

Cử động khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên cơ thể. Hãy bảo bệnh nhân giơ tay lên và so sánh, nếu hai tay không thể nâng qua đầu cùng lúc thì có khả năng người đó bị đột quỵ.

S (speech)

Giọng nói bị thay đổi, nói ngọng, dính chữ. Có thể yêu cầu người đó nói những câu đơn giản, nếu không thể nhắc lại được thì người đó có dấu hiệu bị đột quỵ.

T (time)

Khi một người có những triệu chứng trên thì rất có thể họ đã bị đột quỵ, vì vậy hãy gọi ngay cấp cứu (115) hoặc đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị bằng phương tiện phù hợp. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện càng sớm thì tổn thương càng ít, khả năng phục hồi càng cao, ngược lại đưa đến bệnh viện càng trễ thì càng có nhiều biến chứng nguy hiểm.

dot-quy-3

1. 3. Các nguyên nhân gây đột quỵ

Hai nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng đột quỵ là do thiếu máu cục bộ (tắc nghẽn động mạch) hoặc do xuất huyết não (mạch máu bị vỡ).

Ngoài 2 nguyên nhân chính này thì đột quỵ bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác dưới đây:

1.3.1. Yếu tố bệnh lý

Các bệnh lý có tính di truyền (đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp…), bệnh lý do thói quen sống gây ra bệnh tai biến mạch máu não có thể kể đến bao gồm:

  • Tiền sử đột quỵ
  • Bệnh tim mạch
  • Tăng huyết áp
  • Mỡ máu
  • Đái tháo đường
  • Thừa cân, béo phì
  • Đau đầu
  • Mất ngủ
dot-quy-4

1.3.2. Các yếu tố khác gây đột quỵ

Độ tuổi

Người cao tuổi là đối tượng có khả năng đột quỵ cao hơn người trẻ.

Giới tính

Nguy cơ đột quỵ ở nam giới thường cao hơn nữ giới.

Di truyền

Người sinh trong gia đình có thành viên từng bị đột quỵ cũng có khả năng mắc bệnh này cao hơn.

Chủng tộc

Người da trắng có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não thấp hơn người Mỹ gốc Phi.

Hút thuốc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần. Khói thuốc làm tổn thương thành mạch máu, gia tăng quá trình xơ cứng động mạch. Thuốc lá cũng gây hại cho phổi, khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp.

Lối sống không lành mạnh

Ăn uống không điều độ, không cần bằng đầy đủ các loại dưỡng chất; lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.

1.4. Các cách sơ cứu khi bị đột quỵ

Mỗi giây phút trôi qua đối với người bị đột quỵ đều gắn liền với sinh mạng. Vậy nên đừng lãng phí thời gian với những cách sơ cứu đột quỵ vô ích từ những biện pháp truyền miệng. Thay vào đó, bạn cần bĩnh tình, đánh giá nhanh chóng tình trạng bệnh nhân và thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Mỗi giây phút trôi qua đối với người bị đột quỵ đều gắn liền với sinh mạng. Vậy nên đừng lãng phí thời gian với những cách sơ cứu đột quỵ vô ích từ những biện pháp truyền miệng. Thay vào đó, bạn cần bĩnh tình, đánh giá nhanh chóng tình trạng bệnh nhân và thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Lập tức gọi điện cấp cứu đến 115

Bạn hãy thông báo tình trạng nhanh chóng người bệnh để bệnh viện đưa ra hướng dẫn.

Thực hiện phòng tránh sặc đường thở

Trong thời gian đợi xe cấp cứu, bạn hãy dùng khăn tay, quấn vào ngón tay trỏ để móc sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh. Đồng thời kê phần đầu và lưng của bệnh nhân nằm nghiêng một góc 30 – 45 độ so với cơ thể.

Kiểm tra hô hấp của người bệnh

Bạn hãy mở phần cổ áo để dễ dàng quan sát nhịp thở hơn. Trường hợp phát hiện người bệnh ngừng tim, bạn hãy tiến hành kỹ thuật xoa bóp tim ngoài lồng ngực.

Phòng nguy cơ cắn lưỡi

Nếu người bệnh xuất hiện cơn co giật, bạn hãy sử dụng một chiếc đũa được quấn vải và để ngáng ngang miệng.

Ghi lại thời điểm người bệnh khởi phát

Ngay tại thời điểm phát hiện dấu hiệu đột quỵ của người bệnh, bạn hãy ghi nhớ thời gian và khai báo cho cơ sở y tế cấp cứu. 

Ghi chú loại thuốc người bệnh đang sử dụng

Trường hợp bạn biết rõ người bệnh đang sử dụng loại thuốc gì, hãy ghi chú lại vào báo cho cơ sở y tế cấp cứu.

dot-quy-5

Những lưu ý bạn nên nhớ khi thực hiện sơ cứu đột quỵ:

  • Không để người bệnh nằm ngửa mà nên nằm nghiêng. Tư thế nằm này giúp đề phòng trường hợp bệnh nhân nôn ói (dịch nôn có thể dễ dàng thoát ra ngoài, không gây tắc nghẽn đường thở hoặc gây suy hô hấp); nằm ngửa cũng có thể gây ra tình trạng lưỡi bị tụt xuống họng, gây cản trở, bít tắc đường thở (khi người bệnh ở trạng thái hôn mê).
  • Không cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng thuốc.
  • Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh.
  • Không thực hiện cạo gió cho người bệnh.
  • Không nên để bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ mà cần khẩn trương đưa đi cấp cứu

2. CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG CHO NGƯỜI BỊ BỆNH ĐỘT QUỴ 

2.1. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ

2.1.1. Nguyên tắc trong việc cung cấp dinh dưỡng cho người bị đột quỵ

  • Năng lượng nên giảm bớt để giảm hoạt động cho bộ máy tiêu hóa và tuần hoàn, tránh tăng cân. Năng lượng khuyến cáo cho người bệnh đột quỵ là từ 30-35 kcal/kg cân nặng/ngày (Cân nặng 50 kg thì năng lượng  khoảng 1500 – 1750 kcal/ngày).
  • Lượng đạm bổ sung ít hơn người bình thường: 0,8g/kg cân nặng/ngày. Trường hợp, người bệnh có suy thận, lượng đạm giảm hơn theo khuyến nghị.
  • Chất béo nên giữ 25-30g chất béo/ngày.  Hạn chế Cholesterol < 300mg/ngày
  • Bổ sung kali, các vitamin và muối khoáng.
  • Mỗi ngày dùng ít nhất 300 mcg acid folic
  • Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa, hấp thu, tốt nhất ở dạng mềm lỏng: cháo, súp, sữa
  • 3-4 bữa/ngày
  • Tránh ăn quá no
  • Muối giảm 4-5g/ngày

2.1.2. Những loại thực phẩm nên dùng

  • Gạo, khoai củ, mì, miến, bún…
  • Chọn thực phẩm giàu đạm nguồn gốc thực vật, ít cholesterol: đậu tương, lạc, vừng…đạm động vật: thịt nạc các loại, cá đồng, sữa…
  • Sử dụng các thực phẩm dầu thực vật: dầu lạc, dầu vừng…có khả năng giảm nguy cơ đột quỵ.
  • Chọn thực phẩm giàu kali, có tác dụng lợi tiểu, giảm huyết áp, chống lại tình trạng nhiễm toan: khoai tây, chuối, hồng xiêm…
  • Thực phẩm giàu folic: gan, rau lá xanh, quả có vị chua, các loại đậu, mỳ, gạo và các sản phẩm từ ngũ cốc. 
dot-quy-6

2.1.3. Thực phẩm hạn chế dùng

  • Không nên dùng thức ăn lên men, gây kích thích như gia vị cay, nóng, chè chát, rượu, cà phê…
  • Tránh các thức ăn chế biến sẵn có nhiều muối: cà muối, dưa muối, hành muối, thịt hun khói, bánh mì, xúc xích, bate…
  • Trứng ăn tối đa 2 quả/ngày (nên ăn cả lòng trắng và lòng đỏ)

Để giảm các biến chứng của đột quỵ, hạn chế đột quỵ lần 2, người bị đột quỵ nên tuân thủ chế độ ăn như hướng dẫn để có cuộc sống khỏe mạnh!

2.2. Chế độ sinh hoạt cho người bệnh đột quỵ

Chế độ sinh hoạt lành mạnh không chỉ giúp tránh tai biến nặng hơn, mà còn giúp bệnh nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển bệnh.

Vận động thể lực

Đi bộ, chạy bộ nhẹ nhàng, hoặc áp dụng các bài tập dưỡng sinh như thái cực quyền, thái cực trường sinh đạo. Yoga… mỗi ngày khoảng 30 phút đều rất tốt để cải thiện thị lực.

Dùng axit folic

ít nhất 300 mcg/ngày sẽ làm giảm 20% nguy cơ đột quỵ

Bỏ hút thuốc lá

Bởi các hóa chất trong khói thuốc sẽ làm tăng phản xạ giao cảm, tăng đề kháng insulin (tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường), béo phì nội tạng và tăng tiến triển của bệnh thận mạn.

Hạn chế sử dụng rượu

Nếu cần thiết chỉ nên chọn rượu vang vì loại này chứa nhiều resveratrol có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống ung thư (da, ruột già, máu) bảo vệ chức năng gan.

Giảm căng thẳng

Tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan, tránh căng thẳng thần kinh, tránh nóng giận cũng rất tốt cho người bệnh đột quỵ.

Duy trì cân nặng hợp lý

Nên duy trì mức BMI ở trạng thái lý tưởng trong khoảng 18 – 23. Vòng bụng <90cm ở nam và <80cm ở nữ.

Điều trị tốt bệnh cao huyết áp

Nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị tốt huyết áp ở những bệnh nhân đột quỵ do huyết áp đã giảm được rất nhiều tần suất tái phát đột quỵ và giảm được các di chứng về sau do đột quỵ gây ra.

Phòng ngừa và điều trị tốt bệnh đái tháo đường

Vì đây là tác nhân gây mảng xơ vữa động mạch lớn, tạo cục máu đông trong lòng mạch dẫn đến đột quỵ.

Điều trị tốt rối loạn lipid máu

Dùng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Tránh ăn nhiều dầu mỡ (nên dùng dầu ô-liu, dầu đậu nành), tránh ăn thịt mỡ, phủ tạng động vật.

dot-quy-8

2.3. 3 bài tập giúp cải thiện di chứng bệnh đột quỵ

2.3.1. Bài tập 1: Đứng thẳng, giữ thăng bằng

Sau cơn đột quỵ, khả năng giữ thăng bằng và phối hợp của bệnh nhân thường sẽ bị mất đi. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động của họ. Do đó, các bài tập đứng và giữ thăng bằng đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh có thể phục hồi chức năng và cải thiện di chứng tai biến mạch máu não hiệu quả.

Động tác 1: Động tác đứng thẳng, thăng bằng

Nếu bệnh nhân còn yếu, bạn hãy đỡ họ đứng thẳng, cân xứng, trọng lượng cơ thể chia đều lên hai chân và giữ thăng bằng.

Động tác 2: Động tác đứng thẳng thăng bằng và dồn trọng lượng cơ thể lên một chân
dot-quy-9

Bạn hỗ trợ người bệnh đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước. Hãy hướng dẫn họ dồn trọng lượng cơ thể lên một bên chân. Sau đó, hướng dẫn họ từ từ đưa chân kia sang ngang, nâng lên cao dần. Cố gắng giữ tư thế này trong 10 giây (nếu có thể). Sau đó, từ từ hạ chân xuống, lặp lại động tác này vài lần và thực hiện tương tự với chân bên kia.

Động tác 3: Động tác đứng thẳng, giữ thăng bằng, nâng cao đầu gối có hỗ trợ
dot-quy-10

Bạn chỉ nên hướng dẫn bệnh nhân thực hiện động tác tiếp theo khi họ đã thành thạo hai động tác trước.

Ở động tác này, người bệnh thực hiện động tác 1 (đứng thẳng, thăng bằng) với một tay được tựa lên mặt phẳng để hỗ trợ. Hãy hướng dẫn người bệnh dồn trọng lượng cơ thể lên một chân. Từ từ co gối chân còn lại và nhấc chân lên. Cố gắng giữ tư thế này trong 10 giây rồi hạ chân xuống một cách từ từ. Đổi chân và lặp lại động tác này.

Động tác 4: Động tác đứng và thăng bằng, duỗi chân ra sau có hỗ trợ
dot-quy-11

Bạn hướng dẫn người bệnh thực hiện động tác 1 (đứng thẳng, thăng bằng) với một tay được tựa lên mặt phẳng để hỗ trợ. Dồn trọng lượng cơ thể lên một chân. Đưa chân còn lại ra phía sau càng xa càng tốt, hãy cố gắng giữ hai chân thẳng. Nếu có thể, bạn duy trì động tác này trong 10 giây rồi mới thu chân về từ từ. Đổi chân và lặp lại động tác này.

Các động tác đứng thẳng, giữ thăng bằng giúp tăng cường sức mạnh cơ hông, cải thiện sự cân bằng nên có thể giúp chân của bệnh nhân nhanh chóng hoạt động lại bình thường.

2.3.2. Bài tập 2: Động tác bắc cầu

Thông thường, hông và các nhóm cơ quan trọng trên cơ thể sẽ trở nên yếu đi sau cơn tai biến. Động tác bắc cầu là một trong các bài tập phục hồi di chứng tai biến mạch máu não giúp tăng cường sức mạnh cho các nhóm cơ này.

Động tác 1: Động tác bắc cầu cơ bản

Để thực hiện động tác này, bạn hướng dẫn người bệnh nằm xuống. Sau đó, bạn đặt một chiếc gối hoặc khăn cuộn dưới khớp gối người bệnh. Yêu cầu người bệnh ấn mặt sau của đầu gối vào gối hoặc cuộn khăn để nhấc gót chân lên khỏi sàn. 

dot-quy-12
Động tác 2: Động tác cầu nối trung gian

Cho người bệnh dựa vào một bức tường, chân cách tường 20 – 30 cm. Dựa lưng và vai vào tường, từ từ đẩy đầu gối về phía trước để hạ thấp phần thân trên. Nếu có thể, hãy giữ tư thế này trong 10 giây. Sau đó, bạn từ từ đẩy thân trên về vị trí ban đầu trong khi lưng, vai vẫn dựa vào tường. 

dot-quy-13
Động tác 3: Động tác cầu nối nâng cao: Trượt với bóng Pilates

Động tác này thực hiện tương tự như động tác 2 nhưng thay vì để người bệnh dựa vào tường, bạn đặt một quả bóng Pilates vào giữa người bệnh và bức tường. Hướng dẫn người bệnh từ từ đẩy gối ra trước để hạ thấp phần thân trên trong khi vẫn dùng lưng giữ bóng. Cố gắng giữ tư thế này trong 10 giây. Sau đó, bạn từ từ đẩy thân trên về vị trí ban đầu trong khi lưng vẫn giữ bóng.

dot-quy-14

2.3.3. Bài tập 3: Clams – Tập cơ hai bên đùi

Nếu di chứng tai biến mạch máu não khiến chân bạn bị liệt, các bài tập cơ hai bên đùi (clams) có thể giúp cải thiện phần nào các di chứng này. Động tác clams tập trung vào việc xây dựng sức mạnh, sự phối hợp của chân, tăng khả năng vận động và giúp chân kiểm soát được các hoạt động.

Động tác 1: Động tác tập cơ hai bên đùi cơ bản 
dot-quy-15

Trước khi tập các động tác này, người bệnh cần phải kéo căng cơ bắp chân. Mục đích là để luyện tập sự phối hợp cho hai chân.

Người bệnh ngồi thẳng, lòng bàn chân trái đạp lên khăn hoặc dây đàn hồi, hai tay nắm chặt hai đầu khăn hoặc dây. Hai tay từ từ kéo khăn/dây lên. Mục đích của động tác này là nhằm kéo căng cơ bắp chân. Sau đó, dùng sức từ từ đẩy chân ra, tiếp tục kéo căng cơ. Lặp lại động tác với chân còn lại.

Động tác 2: Động tác clams mở hông 
dot-quy-16

Khi người bệnh đã luyện tập được sự linh hoạt với động tác clams cơ bản, bạn nên cho người bệnh chuyển sang tập động tác clams tiếp theo.

Người bệnh nằm nghiêng, đầu đặt trên một tay, hai đầu gối co lại. Giữ hai bàn chân sát nhau, trong khi đầu gối chân phía trên cố gắng đưa ra xa khỏi đầu gối kia. Giữ động tác này trong khoảng 10 giây (nếu có thể). Sau đó, từ từ hạ đầu gối xuống. Lưu ý là trong khi tập động tác này, bạn phải đảm bảo hông của người bệnh không bị đẩy ra phía sau.

Động tác 3: Động tác clams nâng cao 
dot-quy-17

Nếu người bệnh đã tập thành thạo các động tác clams kể trên mà không gặp khó khăn gì, bạn hãy để người bệnh thực hiện động tác này với cấp độ cao hơn.

Người bệnh nằm nghiêng, đầu đặt trên một tay, hai đầu gối co lại, giữ hai bàn chân sát nhau. Từ từ nâng cao đầu gối và chân phía trên lên (như hình). Cố gắng giữ tư thế này trong 10 giây. Lặp lại động tác vài lần và thực hiện tương tự với chân bên kia.

Kết luận:

Càng sớm nhận ra dấu hiệu đột quỵ hay triệu chứng đột quỵ và điều trị kịp thời thì càng tăng tỷ lệ sống sót của người bệnh sau đột quỵ cũng như hạn chế được các biến chứng nặng. Nên chủ động ghi nhớ các dấu hiệu đột quỵ. Ngoài ra, nên xây dựng lối sống lành mạnh: Hạn chế rượu, không hút thuốc, hạn chế chất béo bão hoà, tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, kiểm tra sức khỏe định kỳ, điều trị các bệnh là yếu tố nguy cơ của đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch,… để phòng ngừa đột quỵ.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://suckhoedoisong.vn/che-do-an-uong-sinh-hoat-cho-nguoi-dot-quy-169132358.htm
  2. https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/huong-dan-so-cuu-dot-quy-tai-nha/
  3. https://hellobacsi.com/benh-nao-he-than-kinh/dot-quy-phinh-mach-nao/di-chung-tai-bien-mach-mau-nao/

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận