Trong bối cảnh xã hội đang ngày càng già hóa, quan tâm đến việc tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của người cao tuổi trở thành một ưu tiên quan trọng. Khái niệm “Lão hóa tích cực” không chỉ là một lý thuyết, mà là một hành trình chung hướng tới sự phát triển và thịnh vượng của cả xã hội. Vậy đối tượng nào cần quan tâm và thực hiện lão hóa tích cực, hãy đọc ngay bài viết sau.
Contents
1. Lão hóa tích cực bao gồm những yếu tố nào?
Lão hóa tích cực là một chiến lược nhằm quản lý tỷ lệ dân số già ngày càng tăng và các biến chứng của nó. Đây là quá trình tối ưu hóa các cơ hội về sức khỏe. Sự tham gia và an ninh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống khi con người già đi.
Lão hóa tích cực có thể bao gồm những yếu tố dưới đây:
- Hoạt động vật lý: Khuyến khích việc duy trì hoạt động thể chất. Cải thiện sức khỏe toàn diện và giữ cho cơ bắp và xương khỏe mạnh.
- Tâm lý và tinh thần: Tạo điều kiện để người cao tuổi duy trì tâm trạng tích cực, giảm căng thẳng, phát triển mối quan hệ xã hội.
- Giáo dục và phát triển cá nhân: Hỗ trợ người cao tuổi trong việc học hỏi, phát triển kỹ năng mới. Duy trì sự tò mò và hiếu kỳ, khám phá thế giới xung quanh.
- Tham gia xã hội: Khuyến khích sự tham gia trong cộng đồng. Bao gồm các hoạt động nhóm, tình nguyện, các sự kiện xã hội.
- Chăm sóc sức khỏe: Đảm bảo người cao tuổi nhận được chăm sóc y tế thích hợp. Đề xuất các biện pháp duy trì sức khỏe.
- An sinh xã hội và an toàn: Hỗ trợ người cao tuổi về mặt kinh tế. Bảo vệ xã hội để giúp họ sống một cuộc sống độc lập và an toàn.
2. Thực trạng của lão hóa tích cực hiện nay
Kể từ cuối những năm 1990, WHO đã định nghĩa lão hóa tích cực là “quá trình tối ưu hóa các cơ hội về sức khỏe, sự tham gia và an ninh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống khi con người già đi”.
Khái niệm này cho phép người lớn tuổi nhận ra tiềm năng của họ về thể chất, xã hội và tinh thần. Trong suốt cuộc đời và tham gia vào xã hội theo nhu cầu. Mong muốn và năng lực của họ, đồng thời cung cấp cho họ sự bảo vệ, an ninh và chăm sóc đầy đủ, khi họ cần sự giúp đỡ.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, số người lớn tuổi sẽ đạt hai tỷ người vào năm 2050. Với khoảng 80% trong số họ sống ở các nước kém phát triển hoặc đang phát triển.
Lão hóa dẫn đến nhiều thách thức cá nhân và tập thể. Bao gồm tăng số người có nguy cơ mắc các bệnh mãn tính. Giảm hoạt động thể chất, dễ bị tổn thương về tâm lý và xã hội. Hệ thống y tế gặp khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Ở nhiều quốc gia, ngày càng có nhiều người cao tuổi có cuộc sống hiệu quả và đầy đủ ở độ tuổi 80 và 90. Nghiên cứu cho thấy rằng một khi họ bắt đầu thực hành lối sống lành mạnh sớm. Họ sẽ có những lựa chọn lối sống tốt hơn sau này.
3. Đối tượng nào cần quan tâm và thực hiện lão hóa tích cực?
Là một khái niệm mà xã hội ngày càng quan tâm để đảm bảo sức khỏe, hạnh phúc. Tích cực tham gia của người cao tuổi trong cộng đồng. Đối tượng cần quan tâm và thực hiện lão hóa tích cực bao gồm:
Người trung niên (45 đến 65 tuổi)
Ở giai đoạn này, mỗi người cần tự ý thức và chủ động tích cực về lão hóa. Sắp xếp lịch trình, chế độ ăn uống khoa học để chuẩn bị bước đến những giai đoạn mới mà cơ thể bắt đầu giảm độ nhanh nhẹn và linh hoạt.
Người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Người cao tuổi cần duy trì và cải thiện sức khỏe. Thông qua hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm tra y tế định kỳ.
Gia đình và người chăm sóc
Hỗ trợ người cao tuổi trong việc duy trì chế độ ăn uống và lịch trình chăm sóc y tế. Gia đình chính là cầu nối để khuyến khích và hỗ trợ họ tham gia các hoạt động xã hội và tương tác với cộng đồng.
Cộng đồng và xã hội
Xã hội cần có các hoạt động, sự kiện. Người lớn tuổi có cơ hội giao lưu, tham gia tích cực trong cộng đồng. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng thuận lợi cho người cao tuổi. Chẳng hạn như đường đi dành riêng, cửa ra vào thuận tiện, các dịch vụ hỗ trợ.
Tổ chức và nhà nước
Nhà nước cần tạo ra chính sách hỗ trợ cho người cao tuổi. Bao gồm chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các phúc lợi xã hội. Cung cấp các chương trình giáo dục và đào tạo cho người cao tuổi để họ có thêm kỹ năng và kiến thức mới.
4. Tại sao cần quan tâm và thực hiện lão hóa tích cực?
Hiện tượng lão hóa tích cực tối ưu hóa các cơ hội về sức khỏe, an ninh và sự tham gia nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống chung của người già. Để thúc đẩy quá trình lão hóa tích cực, người già phải tham gia hoạt động thể chất một cách thường xuyên. Điều này có thể giúp họ ngủ ngon hơn. Từ đó tăng cảm giác thèm ăn và có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Theo nghiên cứu, chứng mất trí nhớ, té ngã bất ngờ và mất thăng bằng cũng là những vấn đề có thể tránh được bằng thể lực. Mặc dù mỗi người lớn tuổi sẽ có khả năng thể chất và trình độ thể lực khác nhau, nhưng họ có thể bắt đầu chậm rãi để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Người lớn tuổi nên đặt mục tiêu duy trì hoạt động thể chất cường độ trung bình tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Điều này không có nghĩa là họ hoàn thành các buổi tập thể dục của mình trong một lần. Họ có thể chia chúng thành ba khoảng thời gian 10 phút.
Vì vậy, mục tiêu cuối cùng của lão hóa tích cực là trao quyền cho người lớn tuổi. Họ trở thành người tham gia tích cực vào việc chăm sóc sức khỏe của họ; do đó, cần lập kế hoạch toàn diện và chính xác để cải thiện quá trình lão hóa tích cực.
Lão hóa tích cực không chỉ là trách nhiệm của cá nhân, mà còn là của cả xã hội. Bằng cách tập trung vào đối tượng cần quan tâm và thực hiện lão hóa tích cực. Chúng ta không chỉ xây dựng một cộng đồng chăm sóc lẫn nhau. Mà còn khuyến khích sự phát triển và đóng góp của người cao tuổi. Hãy tạo ra một môi trường nơi mọi người, bất kỳ lứa tuổi nào, đều có thể tỏa sáng và tận hưởng mọi khoảnh khắc cuộc sống.
NGUỒN THAM KHẢO:
https://tapchicongsan.org.vn/chuong-trinh-muc-tieu-y-te-dan-so/-/2018/811402/xu-the-gia-hoa-dan-so-o-nuoc-ta-va-van-de-cham-soc-suc-khoe%2C-su-dung-lao-dong-nguoi-cao-tuoi.aspx
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpubh.2023.1121761/full
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ