Đau lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chăm sóc sức khỏe chủ động

22 lượt xem
Đau lưng: nguyên nhân, biểu hiện

Đau lưng là vấn đề thường gặp ở hầu khắp mọi người. Việc hiểu hơn về bệnh sẽ giúp mọi người có những biện pháp chủ động phòng tránh cũng như khắc phục tốt nhất.

I. TỔNG QUAN VỀ BỆNH ĐAU LƯNG

1. Đau lưng là gì?

Lưng là khu vực phía sau của cơ thể, kéo dài từ phía trên của mông đến mặt sau của cổ và vai, với cột sống là điểm trung tâm. Bị đau lưng được hiểu là những cơn đau tê gần hoặc chạy dọc theo cột sống (điểm trung tâm của lưng).

Cảm giác đau có thể âm ỉ, dữ dội và nhiều khi kèm theo hiện tượng nóng rát. Một số trường hợp, cơn đau có thể lan đến các chi gây tê bì. Nhiều khi có thể làm yếu cơ, giảm khả năng vận động, lao động.

dau-lung-la-gi

Tùy theo cấp độ, đau lưng được giới chuyên môn phân làm 2 loại cơ bản là:

  • Đau lưng cấp tính: cơn đau thường đến đột ngột.
  • Đau lưng mạn tính: cơn đau phát triển trong một thời gian dài.

2. Các vị trí đau lưng thường gặp

Đau lưng không hẳn lúc nào cũng xuất hiện ở toàn bộ khu vực lưng. Đa phần sẽ xuất hiện rải rác ở từng vị trí khác nhau trên lưng có thể kể đến như:

  • Đau lưng trên: Thường xảy ra từ cổ tới hết khung sườn. Các cơn đau có thể khởi phát đột ngột rồi biến mất. Hoặc nhiều khi kéo dài dai dẳng, kèm theo cảm giác nóng rát, tê, ngứa, yếu cơ…
  • Đau lưng dưới:  Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí thắt lưng hay còn gọi là đau thắt lưng. Phần lớn trường hợp bị đau lưng dưới là đau dai dẳng. Bên cạnh đó, có thể kèm theo đó là cảm giác co thắt cơ, căng tức khó chịu và thậm chí là nóng rát.
  • Đau lưng giữa: Cơn đau xuất hiện ở khu vực giữa lưng. Các biểu hiện đặc trưng là đau âm ỉ hoặc dữ dội. Kèm theo đó, là cảm giác tức ngực, tê ngứa ở ngực hay tay, chân…
  • Đau lưng bên phải hoặc bên trái: Cơn đau chỉ xuất hiện một bên lưng (trái hoặc phải). Đa phần là dấu hiệu của sự sai lệch giữa những khớp ở đốt sống vùng chậu, thắt lưng hay khớp hông. Người bệnh nên đi thăm khám sớm để điều trị tận gốc.
cac-vi-tri-dau-lung-thuong-gap

3. Nguyên nhân gây đau lưng

Đau lưng có nhiều nguyên nhân, có thể do bệnh lý hoặc do hoạt động hàng ngày sai tư thế. Dưới đây là 1 số nguyên nhân tiêu biểu:

  • Thoát vị đĩa đệm: là tình trạng nhân nhầy của đĩa đệm cột sống lệch ra khỏi vị trí bình thường. Biểu hiện ban đầu là cảm giác đau nhức vùng cột sống thắt lưng và vùng xương cùng. Ngoài ra, một số người bệnh còn xuất hiện cơn đau nhức từ sống lưng lan xuống mông, đùi và bàn chân.
  • Thoái hóa cột sống: gây ra những cơn đau lưng xuất hiện thường xuyên. Kèm theo dáng đi không bình thường, cảm giác khó chịu, lưng có dấu hiệu còng xuống.
  • Loãng xương: gây ra các cơn đau dữ dội ở phần lưng trên hoặc lưng giữa. Kèm theo triệu chứng “lùn” đi khoảng 2cm trở lên….
  • Viêm khớp: có thể diễn ra ở bất kỳ phần nào của lưng. Nhưng thường xảy ra ở phần thắt lưng phổ biến nhất.
  • Sỏi thận: Khi bị sỏi thận, bệnh nhân thường thấy đau từng cơn dữ dội ở vùng thắt lưng. Cơn đau xuất phát từ hai hố thắt lưng, sau đó lan ra bụng, xuống bụng dưới và xuống đùi.
  • Gai cột sống: gây ra các cơn đau nhức khó chịu ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ. Lý do là các gai xương đã chèn ép lên dây thần kinh. Trường hợp nghiệm trọng có thể làm giảm hoặc mất khả năng vận động ở các vùng bị ảnh hưởng.
  • Đau thần kinh tọa: có thể xuất hiện do bệnh thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm. Cảm giác đau diễn ra từ từ hay đột ngột với tính chất âm ỉ hay dữ dội. Nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể bị rối loạn giao cảm, đại tiện không kiểm soát, mất khả năng vận động vùng bị ảnh hưởng…
nguyen-nhan-dau-lung

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, tình trạng đau lưng còn xảy ra do những yếu tố dưới đây:

  • Thoái hóa tự nhiên: khi tuổi tác càng cao, tỷ lệ mắc các bệnh lý xương khớp càng gia tăng, gây chèn ép lên rễ thần kinh. Điều này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi những cơn đau ở vùng lưng.
  • Chấn thương: chấn thương có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể dục thể thao sai tư thế… Trong trường hợp nhẹ, người bệnh có thể cảm nhận ngay những cơn đau vùng lưng ở phần mềm. Nếu tình trạng nặng hơn, các đốt sống sẽ bị tổn thương, hình thành gai xương, chèn lên dây thần kinh gây đau.
  • Tính chất công việc: Những người thường xuyên làm các công việc nặng nhọc, phải đứng hoặc ngồi lâu…
  • Stress: cũng có thể khiến bạn gặp phải những cơn đau lưng. Lúc này, bạn nên thư giãn, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
  • Bẩm sinh hoặc do di truyền: Nếu gia đình có người bị đau vùng lưng thì bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. 
  • Đến kỳ đèn đỏ: kỳ đèn đỏ rất nhiều phụ nữ cũng gặp phải tình trạng đau thắt lưng. Cơn đau có thể bắt đầu từ trước, trong hoặc sau chu kỳ dâu rụng. Kết thúc mùa dâu rung, đau lưng sẽ tự hết.

4. Triệu chứng đau lưng

Bên cạnh những cơn đau lưng, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng dưới đây:

  • Đau và cứng khớp ở phía dưới của lưng
  • Đau lưng âm ỉ
  • Cơn đau lưng bắt đầu từ vùng thắt lưng rồi lan xuống vùng hông, căng chân, bàn chân
  • Đôi khi người bệnh bị tê ran và ngứa chân
  • Khó khăn trong việc di chuyển, đau có xu hướng gia tăng khi đi bộ, chạy bộ hoặc vận động mạnh, quá sức
trieu-chung-dau-luu

Nếu các cơn đau vùng lưng kéo dài kèm theo những triệu chứng dưới đây, cần liên hệ ngay bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm:

  • Đau vùng lưng kèm với sốt và ớn lạnh, buồn nôn
  • Người bệnh gặp các cơn đau nhiều hơn vào ban đêm hoặc đau lan xuống bụng dưới
  • Cơn đau có xu hướng trở nên nặng hơn, đặc biệt với người trên 50 tuổi hoặc nhỏ hơn 20 tuổi hoặc người từng bị ung thư
  • Người bệnh gặp phải triệu chứng tê và yếu liệt chân, mất cảm giác chi dưới
  • Bí tiểu hay tiểu tiện không tự chủ

II. CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG KHẮC PHỤC ĐAU LƯNG “KHÔNG CẦN THUỐC”

1. Chế độ dinh dưỡng

  • Nên ăn

Những thực phẩm giàu canxi, vitamin D, C, omega-3, cùng những loại hạt. Vì chúng giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, hỗ trợ tiết dịch bôi trơn khớp và kháng viêm khớp hiệu quả.

Các loại thực phẩm nên chọn: Các loại hạt, hạt họ đậu, các loại cá, các chế phẩm từ sữa, động vật có vỏ, rau xanh…

che-do-dinh-duong-cho-nguoi-dau-lung
  • Không nên ăn 

Thực phẩm giàu đạm, dầu mỡ, chứa nhiều muối, cay nóng, đồ uống có cồn và không nên hút thuốc lá. Để làm giảm nguy cơ gây viêm, tăng cân gây béo phì…

Các loại thực phẩm người bệnh cần tránh: Thịt chó, nội tạng động vật, các món chiên xào, đồ hộp, ớt…

2. Chế độ sinh hoạt

Không nên chọn đệm quá cứng hoặc quá mềm. Nên nằm đệm có độ mềm vừa phải để đảm bảo vừa đủ độ nhún nâng đỡ lưng .

Ngủ ở tư thế nằm ngửa thoải mái, đôi khi có thể trở mình nằm nghiêng nhưng chỉ trong thời gian ngắn. Và có thể ngủ với các tư thế ghếch lên gối nhỏ, khom người nhẹ… để dễ chịu hơn.

che-do-sinh-hoat-cho-nguoi-dau-lung

Mặc đủ ấm vào mùa đông để duy trì sức khỏe dịch khớp, không làm khô khớp để dẫn đến viêm, đau

Ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không nên làm quá sức, ngủ quá muộn, ăn quá nhiều.

Đối với nhân viên văn phòng, nên đứng lên đi lại thường xuyên sau 1-2 giờ ngồi làm việc liên tục.

Duy trì cân nặng ở mức BMI<23, nếu thừa cân nên chủ động rèn luyện thể thao và dinh dưỡng để giảm.

3. Chế độ vận động

Những người đau lưng nên nói không với những vận động mạnh, tác động trực tiếp đến cấu trúc xương cột sống lưng. Điều này giúp giảm thiểu nguy cơ gây tổn thương.

Các bài tập nên tránh có thể kể đến như mang vác nặng, tập tạ hoặc những bài tập dùng đến sức bền của lưng nhiều…

che-do-van-dong-cho-nguoi-dau-luu

Bên cạnh những hình thái vận động cần tránh, thì cũng có không ít bài tập tốt cho người bị đau lưng có thể điểm đến như: squat, yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe…

Một số tư thế tập đơn giản người bị đau lưng có thể tham khảo để vận dụng ngay tại nhà như sau:

1. Tư thế chim bồ câu (Pigeon Pose)

Tư thế chim bồ câu không gây sức nặng với cơ lưng nên hạn chế đau lưng. Đồng thời, cải thiện độ dẻo của lưng dưới và giúp mở rộng các cơ như cơ xương chậu, háng và cơ hông.

bai-tap-chua-dau-lung

2. Tư thế cây (Tree pose)

Tư thế cây có tác dụng hữu ích cho những người đau thần kinh tọa, lệch vai, và cong, vẹo cột sống. Thực hiện tư thế này đòi hỏi phải mở mắt, cơ thể phải đứng thăng bằng.

bai-tap-chua-dau-lung-1

3. Tư thế cầu vồng (Bow pose)

Tư thế này mang lại sự đàn hồi, dẻo dai cho vùng lưng và các khớp ở lưng không bị tê cứng. Ngoài ra, tư thế cồng vồng còn giúp phòng ngừa đau thắt lưng dưới.

bai-tap-chua-dau-lung-2

Nguồn tham khảo:

  1. https://hongngochospital.vn/dau-lung/
  2. https://tamanhhospital.vn/dau-lung/
  3. https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-lung-an-gi-che-do-an-uong-ma-nguoi-dau-lung-can-biet-s195-n27706
  4. https://tambinh.vn/dau-lung-nen-an-gi-va-kieng-gi/

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận