Chớ chủ quan – 6 dấu hiệu mắc bệnh nấm âm đạo sớm nhất
Nấm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhất ở chị em. Bệnh có nhiều mức độ khác nhau với những dấu hiệu khác nhau, nhưng thường bị bỏ qua. Nắm bắt ngay 6 dấu hiệu mắc bệnh nấm âm đạo sớm nhất để biết cách chủ động phòng ngừa ngay từ hôm nay.
Contents
1. Thông tin quan trọng về bệnh nấm âm đạo bạn cần biết
1.1 Bệnh nấm âm đạo là gì?
Nhiễm nấm âm đạo là một bệnh nhiễm nấm gây kích ứng, tiết dịch và ngứa dữ dội ở âm đạo và âm hộ – các mô ở cửa âm đạo.
Bệnh nấm âm đạo còn được gọi là bệnh nấm candida âm đạo. Theo Bệnh viện Mayo Clinic – Hoa Kỳ thống kê, có đến 3/4 phụ nữ bị nhiễm nấm âm đạo tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ. Và đây là căn bệnh phụ khoa có thể tái đi tái lại, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, tâm trạng của chị em.
Nấm âm đạo có lây không? Theo các chuyên gia, nhiễm nấm âm đạo không được coi là bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, nguy cơ nhiễm nấm âm đạo sẽ tăng lên nếu quan hệ tình dục lần thường xuyên. Ngoài ra còn có một số bằng chứng cho thấy nhiễm trùng có thể liên quan đến việc tiếp xúc bằng miệng với bộ phận sinh dục (quan hệ tình dục bằng miệng – bộ phận sinh dục). Vậy nên để chắc chắn, hãy đảm bảo bản thân không bị bệnh trước khi phát sinh quan hệ.
1.2 Dấu hiệu bệnh nấm âm đạo
Nhiễm nấm âm đạo có nhiều dấu hiệu khác nhau theo mức độ từ nhẹ đến trung bình. Trong đó, 5 dấu hiệu cảnh báo nhiễm nấm âm đạo sớm nhất là:
- Ngứa và kích ứng ở âm đạo và âm hộ
- Cảm giác nóng rát, đặc biệt là khi giao hợp hoặc khi đi tiểu
- Đau và nhức âm đạo
- Phát ban âm đạo, đồng thời âm đạo bị đỏ và sưng tấy
- Dịch tiết âm đạo đặc, màu trắng, không mùi, có hình dạng như phô mai
- Tiết dịch âm đạo nhiều nước
1.3 Nguyên nhân gây bệnh nấm âm đạo
Nấm candida albicans là nguyên nhân gây ra hầu hết các trường hợp mắc nhiễm nấm âm đạo. Hiểu đơn giản, âm đạo của bạn tự nhiên chứa hỗn hợp cân bằng của nấm men, bao gồm cả nấm candida và vi khuẩn. Một số vi khuẩn (lactobacillus) có tác dụng ngăn chặn sự phát triển quá mức của nấm men.
Tuy nhiên, sự cân bằng đó có thể bị phá vỡ. Điều này tạo điều kiện cho nấm candida phát triển quá mức. Hoặc nó xâm nhập vào các lớp tế bào sâu hơn trong âm đạo gây ra các dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm trùng âm đạo.
Sự phát triển quá mức của nấm candida albicans có thể là kết quả của:
- Sử dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi sinh vật tự nhiên trong âm đạo
- Tăng nồng độ estrogen do thai kỳ hoặc sử dụng thuốc tránh thai hay liệu pháp làm tăng nồng độ estrogen
- Bệnh tiểu đường
- Hệ thống miễn dịch bị suy yếu, ví dụ như HIV hoặc đang điều trị bằng corticosteroid
- Thói quen mặc quần lót chật, bó sát vào cơ thể. Việc này khiến vùng kín bị bí bách, không thoáng mồ hôi, tạo điều kiện cho nấm phát triển
- Sử dụng băng vệ sinh chất lượng kém. Hoặc không thay băng vệ sinh thường xuyên khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
- Quan hệ tình dục không chung thủy, và không an toàn
Mặc dù Candida albicans là loại nấm phổ biến nhất gây nhiễm trùng nấm men. Nhưng bạn cũng có thể bị nhiễm nấm âm đạo do các loại nấm candida khác gây ra. Nếu vậy, chúng sẽ khó điều trị hơn và thường cần các liệu pháp điều trị tích cực hơn.
1.4 Những biến chứng thường gặp ở bệnh nấm âm đạo
Nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến:
- Khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và tâm lý của chị em
- Gây đau đớn, ngứa rát, khó chịu, ngại quan hệ, ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân vợ chồng.
- Lây nhiễm nấm cho bạn đời
- Nhiễm trùng máu, tắc vòi trứng
- Tăng nguy cơ gây vô sinh hiếm muộn
2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh nấm âm đạo bạn biết chưa?
2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị bệnh nấm âm đạo
Mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo là nguyên nhân chính gây ra nhiễm nấm âm đạo. Vậy nên, nếu bị nhiễm nấm ở khu vực nhạy cảm này, bạn nên ăn những thực phẩm dưới đây:
Thực phẩm chứa Probiotic
Một số vi khuẩn xuất hiện tự nhiên trong đường tiêu hóa, trên da và các bộ phận khác của cơ thể bạn. Khi bạn bị nhiễm trùng nấm âm đạo, hệ vi sinh trong cơ thể đã bị mất cân bằng. Tiêu thụ men vi sinh giúp cân bằng vi khuẩn tốt trong cơ thể bạn. Nhờ đó giúp tình trạng nhanh khỏi và phòng ngừa hiệu quả.
Theo các chuyên gia, Probiotic có thể chống lại Candida Albicans hiệu quả. Và sữa chua là nguồn probiotic lành mạnh, chẳng hạn như Lactobacillus acidophilus. Những vi khuẩn này giúp thúc đẩy một môi trường lành mạnh trong âm đạo của bạn. Đồng thời giúp giải quyết sự phát triển quá mức của nấm do mất cân bằng.
Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy rằng ăn sữa chua giúp làm da dạng hệ vi sinh vật đường ruột. Qua đó có thể giúp giảm nấm men có hại trong cơ thể.
Nếu không thích sữa chua, bạn có thể bổ sung:
- Sữa chua Hy Lạp nguyên chất
- Thực phẩm lên men như kim chi, kefir, kombucha, dưa cải bắp và dưa chua
- Các chất bổ sung có chứa lactobacillus hoặc acidophilus
.
Lưu ý, hãy chọn sữa chua không chứa thêm đường, hương liệu hoặc trái cây. Bởi đường bổ sung có thể thúc đẩy sự phát triển của nấm Candida.
Tỏi
Nhiều bằng chứng cho thấy tỏi có thể giúp tiêu diệt nấm Candida. Cụ thể, trong một nghiên cứu từ năm 2019 đã xem xét tác động của việc sử dụng dung dịch tỏi đối với vết loét miệng. Các chuyên gia đã nhận thấy nó có thể giúp hạn chế sự phát triển của Candida một cách hiệu quả.
Nếu bạn muốn dùng tỏi để điều trị nhiễm trùng nấm men, tốt nhất bạn chỉ cần thêm tỏi vào chế độ ăn uống của mình. Ví dụ như tỏi ngâm dấm, thịt xào tỏi, tỏi nướng…
Cảnh báo: Một số “mẹo” khuyên bạn nên nhét tỏi vào âm đạo để chữa nấm. Tuy nhiên đây là cách làm chưa được kiểm chứng. Cùng với đó, các hợp chất hoạt động trong tỏi có thể gây bỏng và đau khi bôi lên da hoặc niêm mạc âm đạo của bạn.
Thực phẩm giàu Vitamin C
Ai trong chúng ta cũng đều biết lợi ích mà vitamin C mang đến cho sức khỏe. Thật tuyệt vời khi nó cũng giúp bệnh nấm âm đạo của bạn nhanh khỏi hơn.
Cụ thể, Vitamin C là chất tăng cường hệ thống miễn dịch, có vai trò đối với sức khỏe tổng thể. Và một hệ thống miễn dịch mạnh mẽ cho phép cơ thể bạn tự lấy lại trạng thái cân bằng.
Cùng với đó, Vitamin C, còn được gọi là axit ascorbic, có thành phần kháng khuẩn nên một số người thêm nó vào chế độ ăn uống của mình để điều trị sự phát triển quá mức của nấm Candida.
Những thực phẩm giàu vitamin C mà bạn nên thêm vào chế độ ăn để ngừa nấm âm đạo phát triển quá mức. Đồng thời tăng cường miễn dịch chung cho cơ thể là:
- Trái cây họ cam quýt: Cam, chanh, bưởi, quýt
- Quả mọng: Dâu tây, việt quất, cherry, lý chua đen…
- Rau lá xanh: Ớt chuông, Bông cải xanh, Cải xoăn (cải Kale), Bắp cải tím, Cà chua, Mùi tây, rau diếp…
Thực phẩm giàu vitamin E
Một số bác sĩ khuyên dùng vitamin E cho một số loại viêm âm đạo. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cho thấy vitamin E có thể giúp giảm viêm do Candida albicans gây ra.
Đồng thời, vitamin E cũng có thể giúp giải quyết tình trạng teo âm đạo (hay còn gọi là teo âm đạo), tức là thành âm đạo mỏng đi do thiếu estrogen. Viêm teo âm đạo gây ra những thay đổi trong môi trường axit của âm đạo. Từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm men.
Những thực phẩm giàu vitamin E gồm: hạt hướng dương, hạnh nhân, rau bina, bơ, bí… Trong quả kiwi, cá hồi, tôm, dầu ô liu, dầu mầm lúa mì và bông cải xanh… Cũng rất giàu vitamin E mà bạn nên thêm vào thực đơn của mình.
Thực phẩm giàu vitamin D
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nấm âm đạo nên bổ sung vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày. Bởi nó hỗ trợ ngăn chặn các loại virus xâm nhập, tấn công gây bệnh tại vùng kín.
Thực phẩm giàu vitamin D sữa tươi, sữa đậu nành, nấm, trứng, đậu phụ, yến mạch, thịt lợn thăn, thịt bò…
Thực phẩm nên tránh
Các loại thực phẩm bạn ăn có thể góp phần tăng hoặc giảm nhiễm trùng nấm men định kỳ. Nấm men thích đường. Vì vậy nếu bị nhiễm nấm vùng âm đạo, hãy tránh các loại thực phẩm sau (còn được gọi là chế độ ăn kiêng Candida):
- Bột mì trắng và gạo
- Thực phẩm hoặc đồ uống lên men bằng men, ví dụ như rượu, bia…
- Thực phẩm làm từ đường, ví dụ nước ngọt, bánh ngọt…
- Đồ ăn cay nóng, dầu mỡ
- Thực phẩm chiên rán
2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh nấm âm đạo bằng chế độ sinh hoạt
Hãy thay đổi chế độ sinh hoạt của mình để giúp bệnh nấm vùng âm đạo nhanh khỏi hơn. Bằng cách:
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học
Ngoài bổ sung những thực phẩm trên, hãy kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh. Theo hướng:
Hạn chế lượng đường và thực phẩm chế biến sẵn mà bạn tiêu thụ. Nấm men phát triển mạnh nhờ đường.
- Ăn đúng bữa, tránh ăn khuya, ăn quá nhiều
- Ăn nhiều rau xanh, chất xơ tốt cho tiêu hóa. Chất xơ cũng tốt cho lợi khuẩn phát triển, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Tích cực ăn sữa chua không đường
- Uống nhiều nước, nước ép trái cây nguyên chất không đường
Thay đổi quần áo
- Mặc đồ lót bằng vải cotton, rộng rãi.
- Khi giặt, hãy giặt đồ lót bằng nước nóng, sử dụng chất tẩy nhẹ, không mùi, không hóa chất
- Tránh mặc quần bó sát, quần tất lưới… trong thời gian bị bệnh
- Tránh dành thời gian dài mặc quần ướt hoặc đồ tắm. Nấm men phát triển trong môi trường ấm áp, ẩm ướt.
Vệ sinh âm đạo đúng cách
- Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, an toàn, không gây kích ứng
- Vệ sinh âm đạo sạch sẽ, đúng cách
- Không thụt rửa âm đạo trừ khi có lời khuyên của bác sĩ,
- Tránh dùng thuốc xịt khử mùi âm đạo và kem dưỡng âm đạo có mùi thơm. Những sản phẩm này có thể làm thay đổi sự cân bằng của vi khuẩn tốt và nấm men trong âm đạo của bạn.
Thận trọng khi sử dụng kháng sinh
Hãy thận trọng khi sử dụng thuốc điều trị, thuốc kháng sinh. Đảm bảo không sử dụng kháng sinh không cần thiết, chẳng hạn như cảm lạnh hoặc nhiễm virus khác. và chỉ sử dụng khi có chỉ định, hướng dẫn từ bác sĩ chuyên môn.
Kiêng quan hệ tình dục
Trong thời gian bị nấm vùng âm đạo, hãy tránh quan hệ tình dục. Bởi quan hệ có thể tăng nguy cơ lây nhiễm, khiến nấm phát triển, tổn thương niêm mạc âm đạo… Khiến bệnh lâu khỏi hơn.
2.3 4 động tác yoga cải thiện tình trạng bệnh cho người bệnh nấm âm đạo
Yoga là bộ môn giúp thay đổi và duy trì cân bằng cơ thể từ bên trong. Cùng với đó giúp tăng cường sức đề kháng, giảm stress và cân bằng nội tiết tố hiệu quả.
Gợi ý 4 tư thế tăng cường sức khỏe âm đạo:
Tư thế chiến binh
Tư thế chiến binh giúp tăng cường sức khỏe âm đạo, hỗ trợ ngừa bệnh phụ khoa, Bởi nó giúp nâng cao sức mạnh ở hông, đùi, bụng.
Cách thực hiện:
- Đứng thẳng sao cho hai chân rộng hơn vai.
- Hạ sâu một chân xuống góc 90 độ, chân còn lại duỗi thẳng.
- Ấn mạnh gót chân sau xuống để căng phần chân, mông.
- Dang hai tay sang ngang, mắt nhìn thẳng.
- Mỗi lần hạ chân giữ trong tối thiểu 30 giây sau đó
- Lặp lại với chân bên kia
Tư thế em bé
Tư thế em bé là tư thế yoga quen thuộc, giúp giảm stress cực tốt. Cách thực hiện rất đơn giản như sau:
- Quỳ trên sàn sao cho gót chân ở dưới mông, đầu gối hơi mở rộng bằng vai.
- Từ từ hạ thấp người xuống, đầu chạm sàn
- Duỗi thẳng hai tay về phía trước sao cho phần lưng được duỗi thẳng và thả lỏng
- Giữ nguyên tư thế trong 30 giây và nâng người lên về tư thế ban đầu.
Tư thế cây cầu
Đây cũng là một trong những bài tập giúp chị em ngừa bệnh phụ khoa đơn giản, hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản:
- Nằm ngửa thả lỏng trên sàn, hai tay úp xuống.
- Hai chân thu lại sao cho lòng bàn chân tiếp xúc với sàn.
- Hóp bụng, dùng lực từ hai bài tay và cơ bụng, cơ hông để nhấc người lên vị trí cao nhất. Sao cho cơ thể tạo thành một đường thẳng từ gáy đến đầu gối.
- Giữ thăng bằng trong 30 giây và trở lại tư thế ban đầu
- Lặp lại động tác từ 3 – 4 lần.
Tư thế gác chân lên tường
Kể cả người mới bắt đầu cũng có thể tập được động tác này. Nó giúp giảm căng thẳng cho thân dưới và cải thiện tuần hoàn, làm tăng tính linh hoạt cơ vùng chậu…
Cách thực hiện: Bạn chỉ cần nằm trên giường, gác thẳng chân lên tường sao cho cơ thể và chân tạo thành góc 90 độ trong khoảng 5 phút là được.
Lưu ý, khi tập yoga hãy:
- Mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt. Tránh đồ bó sát
- Uống đủ nước
- Tránh tập lâu khi cơ thể ra mồ hôi quá nhiều
2.4 Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh bệnh nấm âm đạo
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để ngừa nấm âm đạo khó chịu, hãy chủ động:
- Tránh xa trang phục bó sát, không co giãn, thấm hút mồ hôi kém
- Không thụt rửa, loại bỏ một số vi khuẩn bình thường trong âm đạo
- Không rửa âm đạo quá nhiều, đặc biệt là rửa với các sản phẩm chứa hóa chất, hương thơm
- Sử dụng băng vệ sinh đúng cách, nên chọn loại mềm mại, dịu nhẹ. Thay băng vệ sinh ít nhất 3 tiếng/lần
- Tránh ngâm quá lâu hoặc tắm bồn nước quá nóng
- Tránh mặc quần áo ướt, chẳng hạn như đồ bơi và trang phục tập luyện trong thời gian dài
- Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu probiotic, vitamin C…
- Sử dụng kháng sinh đúng cách
- Quan hệ tình dục an toàn, chung thủy
- Khám phụ khoa định kỳ
Lời kết:
Mặc dù bệnh nấm phụ khoa ảnh hưởng đến hơn 75% phụ nữ ít nhất 1 lần trong đời. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa nó bằng cách nhận biết dấu hiệu sớm và thay đổi thói quen dinh dưỡng, sinh hoạt… Chúc các bạn thành công!
Nguồn tham khảo:
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/symptoms-causes/syc-20378999
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/5019-vaginal-yeast-infection
- https://www.healthline.com/health/womens-health/yeast-infection-home-remedy#22
- https://youmed.vn/tin-tuc/yoga-chua-benh-phu-khoa-nhung-dieu-ban-can-biet/
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ