Tăng huyết áp là một căn bệnh nguy hiểm và có thể gây ra nhiều biến chứng cho não, tim mạch và một số cơ quan khác. Tuy nhiên, chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh có thể giúp người bệnh có thể sống tốt như người bình thường. Vậy người bị tăng huyết áp nên ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Contents
1. Vai trò của dinh dưỡng trong điều trị tăng huyết áp
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng huyết áp.
Cụ thể:
- Làm hạn chế tăng huyết áp.
- Duy trì được huyết áp mục tiêu và giúp làm ổn định huyết áp (huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg và người bệnh vẫn dung nạp được theo quy định của Hội Tim mạch Việt Nam).
- Giảm tối đa nguy cơ tim mạch như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị tăng huyết áp
2.1. Người bị tăng huyết áp nên ăn gì?
Rau lá màu xanh
Những loại thực phẩm giàu kali sẽ giúp cơ thể bạn đạt tỷ lệ kali cao hơn so với natri. Vì vậy giúp trung hòa natri trong cơ thể. Điều này cho phép cơ thể loại bỏ được natri trong thận thông qua đường nước tiểu, từ đó huyết áp sẽ hạ.
Các loại rau có lá màu xanh như bạn nên ăn gồm: Rau diếp, rau xà lách, rau cải xoăn, củ cải xanh, cải rổ, rau chân vịt đều là những loại rau rất giàu kali.
Các loại trái cây có múi
Các loại quả có múi phổ biến như cam, quýt, bưởi, chanh có tác dụng tốt trong việc hạ huyết áp. Chúng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật tốt giúp giảm các yếu tố nguy cơ về tăng huyết áp.
Quả mọng
Các loại quả mọng, đặc biệt là việt quất chứa nhiều flavonoids – hợp chất có khả năng ngăn ngừa huyết áp cao và hạ huyết áp.
Do vậy, các bạn nên bổ sung các loại quả mọng như quả mâm xôi, quả dâu tây… vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu lăng, đậu gà, đậu hà lan rất giàu dinh dưỡng. Chúng giúp cung cấp chất xơ và nguồn protein tuyệt vời.
Chính vì vậy các loại đậu nên được ưu tiên đưa vào trong chế độ ăn thuần chay của người bị tăng huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc sử dụng các loại đậu có thể giúp làm giảm huyết áp cao.
Các loại cá béo
Cá hồi và các loại cá béo có chứa nhiều axit béo omega 3 có tác dụng làm giảm viêm đồng thời có thể giúp giảm huyết áp. Cá hồi cũng là nguồn cung cấp vitamin D tuyệt vời để cơ thể hấp thụ canxi, giúp chống lại bệnh trầm cảm đồng thời giúp điều hòa huyết áp.
Sữa không đường
Các loại sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta, đều rất hữu ích trong hạ huyết áp.
Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao thì bạn nên ăn những loại sữa ít chất béo như các loại sữa chua.
2.2. Những thực phẩm người bị tăng huyết áp cần tránh
Đồ uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn có thể làm mất tác dụng của thuốc hạ áp và làm tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Nhiều đồ uống có cồn cũng chứa nhiều đường và calo rỗng khiến bạn bị béo phì. Bên cạnh đó, rượu bia cũng khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại và huyết áp tăng cao.
Đồ ăn giàu mỡ, nhiều chất béo
Thực phẩm chiên rán và thịt mỡ. Đặc biệt là mỡ động vật và nội tạng động vật chứa rất nhiều chất béo bão hòa và cholesterol. Tiêu thụ những thực phẩm này, khiến cho hàm lượng mỡ trong máu tăng cao, khiến động mạch xơ cứng, rối loạn lipid máu… Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp.
Các loại gia vị mặn
Đối với các loại gia vị mặn như muối, nước mắm, hạt nêm,… Bạn không cần kiêng hoàn toàn nhưng nên sử dụng với liều lượng vừa đủ (không tiêu thụ quá 1,5 g mỗi ngày). Vì khi ăn quá mức, lượng Natri sẽ tăng cao dẫn đến các dịch tế bào tiết nhiều hơn, tim đập nhanh và huyết áp cũng tăng.
Các thực phẩm nhiều đường
Các thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt có ga,… khiến cơ thể dễ tăng cân, béo phì dẫn đến huyết áp tăng cao. Cơ thể con người chỉ cần một lượng nhỏ đường là glucose để duy trì hoạt động hàng ngày.
Bởi vậy, thường xuyên tiêu thụ lượng đường cao sẽ dẫn đến dư thừa đường trong cơ thể. Đồng thời, khiến huyết áp tăng.
Thực phẩm đóng hộp
Những thực phẩm đóng hộp như thịt xông khói, xúc xích, cá hộp,… thường có hàm lượng muối cao để bảo quản hương vị. Tiêu thụ quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Bởi lẽ, muối sẽ cản trở sự cân bằng chất lỏng của cơ thể.
Thịt đỏ
Giống như thịt đã qua chế biến. Thịt đỏ cũng thường chứa nhiều muối và chất béo bão hòa. Hạn chế thịt đỏ và chọn thịt nạc là lời khuyên nếu bạn bị huyết áp cao.
Kết luận:
Bệnh tăng huyết áp có thể cải thiện bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống. Ghi nhớ nhóm những thực phẩm nên ăn và nên tránh sẽ giúp người bệnh duy trì một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học và kiểm soát bệnh tăng huyết áp.
Nguồn tham khảo:
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4366416/
- https://www.eatingwell.com/article/7834741/healthy-high-blood-pressure-meal-plan-for-beginners/
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ