Chế Độ Ăn Uống Và Tập Luyện Lành Mạnh Cho Người Bị Rối Loạn Lipid Máu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid máu còn gọi là rối loạn mỡ máu có thể được cải thiện nếu người bệnh tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh.
Contents
1. Thông tin quan trọng về bệnh rối loạn chuyển hoá Lipid
1.1. Bệnh rối loạn chuyển hóa Lipid là gì?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu là tình trạng khi có một hoặc nhiều các rối loạn sau: tăng Cholesterol trong máu, tăng Triglycerid máu, tăng LDL-Cholesterol hoặc giảm HDL-Cholesterol máu.
Hiện tượng này nếu kéo dài gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu của bệnh tim mạch.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng, chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, quá nhiều thức ăn chứa nhiều Cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần…),chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì), uống nhiều rượu, hút thuốc lá… Một số trường hợp có thể do di truyền, hoặc thứ phát sau một số bệnh như hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh gan mật…
1.3. Những dấu hiệu rối loạn lipid máu thường gặp bạn cần chú ý
Hầu hết bệnh nhân chỉ được chẩn đoán mắc bệnh khi lượng mỡ trong máu quá cao, gây ra các biến chứng như phát ban vàng trên mí mắt, đầu gối và khuỷu tay, hoặc các biến chứng như nhồi máu cơ tim, viêm tụy cấp hoặc bệnh mạch máu não.
Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh rối loạn mỡ máu ở người bệnh để các bạn dễ dàng nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu:
1.3.1. Các dấu hiệu rối loạn lipid máu bên ngoài cơ thể
- Vòm giác mạc: Hơi trắng, tròn, quanh mống mắt. Đây là một triệu chứng có giá trị chẩn đoán ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.
- Ban vàng: Tập trung ở mi dưới hoặc mi trên và cũng có thể lan tỏa hoặc khu trú.
- Vàng da: Xảy ra chủ yếu ở các gân gót chân hoặc các đốt ngón chân, ngón tay.
- Khối u vàng dưới sụn: Phát sinh từ vị trí của củ trước của xương chày (phần trên của xương) hoặc của xương chày. Triệu chứng này ở bệnh nhân ít gặp hơn so với bệnh viêm gân.
- Vàng da: Thường xảy ra ở đầu gối hoặc khuỷu tay.
- Ban đỏ lòng bàn tay: Thường xuất hiện ở lòng bàn tay hoặc ở các nếp gấp của ngón tay.
1.3.2. Các dấu hiệu bên trong cơ thể
Các dấu hiệu rối loạn mỡ máu cũng xuất hiện trên cơ thể và kèm theo một số triệu chứng như:
Xơ vữa động mạch
Đây là dấu hiệu phổ biến nhất và giúp nhận biết bệnh dễ dàng nhất. Tình trạng này thường xảy ra khi lipoprotein trở nên quá cao và nó thực sự đáng lo ngại.
Gan nhiễm mỡ
Có thể xảy ra ở bất kỳ vùng nào hoặc toàn bộ gan. Để phát hiện bệnh, các bác sĩ thường chỉ định chụp cắt lớp hoặc siêu âm ổ bụng. Triệu chứng này thường đi kèm với sự gia tăng triglyceride máu.
Nhiễm mỡ võng mạc
Chỉ nhìn thấy khi soi đáy mắt và chủ yếu ở những bệnh nhân có triglycerid cao quá mức.
Viêm tụy cấp
Có thể xảy ra khi nồng độ chất béo trung tính cao, đạt 10 gam/l. Người bệnh thường đau bụng dữ dội từng cơn, buồn nôn và nôn, đôi khi kèm theo sốt cao.
2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị rối loạn chuyển hoá Lipid
2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị rối loạn chuyển hoá Lipid
2.1.1. Những thực phẩm người bị rối loạn chuyển hóa Lipid nên ăn
Như đã nêu ở trên nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid máu chủ yếu là từ thực phẩm. Do vậy, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phải có một chế độ ăn uống hợp lý kết hợp việc luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Trên thực tế, có nhiều loại thực phẩm khi ăn vào còn có tác dụng giảm lipid máu, đôi khi không cần sử dụng tới thuốc nếu bị rối loạn lipid máu nhẹ.
Dưới đây là những thực phẩm người bị rối loạn chuyển hóa lipid máu nên dùng:
Hành tây
Hành tây không chỉ có tác dụng giảm cholesterol máu, cải thiện tình trạng xơ vữa động mạch còn có tác dụng giảm độ nhớt của máu tương tự như aspirin. Người trưởng thành mỗi ngày dùng 60 gam, hành tây có tác dụng dự phòng cholesterol máu tăng cao.
Dưa chuột
Dưa chuột chứa rất nhiều chất xơ giúp cải thiện quá trình tiêu hóa, tăng đào thải và giảm hấp thu cholesterol. Có thể làm giảm quá trình chuyển hóa từ đường thành chất béo và có tác dụng giảm béo.
Súp lơ (Bông cải)
Súp lơ gồm súp lơ xanh và trắng, đều có hàm lượng chất xơ rất cao, ngoài ra chúng còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất và đặc biệt là flavonoid. Flavonoid là một chất làm sạch lòng mạch, có hiệu quả trong việc tiêu trừ cholesterol lắng đọng trên thành mạch, ngoài ra còn có thể ngăn chặn ngưng tập tiểu cầu, giảm thiểu các bệnh tim mạch phát sinh.
Rong biển
Rong biển là thực phẩm rất có ích đối với sức khỏe, cũng là một vị thuốc chữa bệnh. Rong biển chứa nhiều iod và magie, có tác dụng trong việc ngăn ngừa hình thành mảng lắng đọng cholesterol thành mạch. Trong rong biển còn có thành phần laminaria polysaccharide có thể làm giảm cholesterol toàn phần và triglycerid.
Tỏi
Tỏi có thể làm tăng HDL-Cholesterol, có tác dụng giảm cholesterol, triglycerid, LDL-Cholesterol máu và dự phòng xơ vữa động mạch, ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông, là một gia vị rất có giá trị trong việc dự phòng các bệnh tim mạch.
Táo
Táo có tác dụng giảm mỡ máu do chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ tan trong nước, pectin đã được chứng minh là làm giảm nồng độ cholesterol trong máu. Cơ chế xuất hiện là tăng độ nhớt trong đường ruột, dẫn đến một sự giảm hấp thụ cholesterol từ mật hoặc thực phẩm. Tuy nhiên, trong táo cũng chứa nhiều đường, nên bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường không nên dùng quá nhiều.
Kiwi
Kiwi chứa nhiều arginine, có tác dụng tăng cường lưu thông máu trong hệ tuần hoàn, hạn chế hình thành các cục máu đông, có tác dụng giảm tỷ lệ phát sinh một số bệnh tim mạch như: bệnh mạch vành,xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim…
Hạt có dầu
Một số loại hạt như đậu đen, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu đỏ, v.v. Có chứa nhiều axit béo omega 6 và nhiều khoáng chất khác rất tốt cho người bị bệnh mỡ máu.
Dầu thực vật không bão hòa
Một số loại dầu thực vật cũng chứa axit béo omega 6 có lợi cho sức khỏe, ví dụ: dầu mè, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương.
Ngũ cốc chế biến (bánh mì đen, gạo lứt,…)
Bánh mì đen, gạo lứt,… là những thực phẩm giàu chất xơ, giúp giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Ngoài ra, ngũ cốc còn giúp người bệnh có cảm giác no lâu và điều hòa trọng lượng cơ thể rất tốt.
Thịt gia cầm nạc
Thịt gia cầm nạc hoặc không da có hàm lượng cholesterol thấp. Vì vậy, người bệnh nên sử dụng các loại thịt trắng như gà, ngan, vịt thay cho thịt đỏ. Ngoài ra, những người bị mỡ máu cao cũng nên ăn cá.
Sữa tách béo
Người bị rối loạn mỡ máu nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm sữa tách béo để tăng cường sức khỏe và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin nhóm B, A, C, E, kẽm, magie, v.v.
2.1.1. Những thực phẩm người bị rối loạn chuyển hoá Lipid không nên ăn
Người bị rối loạn chuyển hoá Lipid cần tránh một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm có nhiều cholesterol: Thịt mỡ, thịt nạc, da động vật, nội tạng …
- Thực phẩm chứa chất béo bão hòa như mỡ, bơ, nước canh, v.v.
- Đồ uống có thể làm tăng chất béo trung tính trong máu
- Hạn chế sử dụng đồ uống và thực phẩm có chứa đường.
- Giảm dần lượng muối trong bữa ăn hàng ngày của bạn xuống dưới 6g mỗi ngày bằng cách chọn thực phẩm tươi sống, tránh thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp.
2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh rối loạn chuyển hoá Lipid bằng chế độ sinh hoạt
Thay đổi lối sống là chỉ định đầu tiên để điều trị rối loạn lipid máu, mục tiêu là đưa các chỉ số lipid máu về mức bình thường. Thay đổi lối sống bao gồm:
- Giảm cân nếu bị thừa cân béo phì.
- Tăng cường vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày mỗi tuần, cách tập luyện tùy theo tình trạng sức khỏe của bản thân.
- Có chế độ ăn ít ngọt, ít chất béo bão hòa, đặt biệt là mỡ và da động vật.
- Giảm cholesterol trong lòng đỏ trứng, bơ, tôm…
- Tăng cường chất xơ, vitamin từ rau củ, trái cây.
- Bổ sung chất béo tốt từ dầu thực vật, cá béo.
- Bỏ thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với thuốc lá.
- Hạn chế ăn khuya, vì thức ăn chưa tiêu hóa hết có thể tổng hợp thành cholesterol, chất này tích tụ trong các mô mỡ và mạch máu.
Nếu việc thay đổi lối sống không hiệu quả, cần kết hợp sử dụng các loại thuốc hạ lipid máu để điều trị. Các nhóm thuốc như: statin, fibrate, acid nicotinic, resin, ezetimibe, omega 3… Việc điều trị sẽ được cá nhân hóa cho từng đối tượng bệnh nhân cụ thể.
2.3. Chế độ tập luyện chủ động cải thiện tình trạng bệnh cho người bị rối loạn chuyển hoá Lipid
Bên cạnh chế độ ăn hợp lý, việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày cũng là một yếu tố quan trọng có tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Tập thể dục không chỉ giúp làm giảm được LDL-C và tăng HDL-C. Tập thể dục còn làm giảm cân nặng, giảm huyết áp, và giảm nguy cơ bệnh mạch vành.
Hãy cố gắng dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục. Bất kỳ tập kiểu gì cũng tốt hơn là không tập.
Dưới đây là 6 loại hình tập luyện sau đây đã được các nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả trong việc giảm mức cholesterol:
- Chạy bộ
- Đi bộ nhanh
- Đạp xe
- Bơi lội
- Nâng tạ tay
- Yoga
Tất cả các loại hình tập luyện này đều giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bạn có thể chọn loại nào tốt nhất cho mình tuỳ thuộc vào tình trạng sức khỏe và lối sống.
2.4. Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh rối loạn chuyển hoá Lipid
Có thể dự phòng rối loạn lipid máu bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt, rèn luyện lành mạnh.
- Chế độ ăn ít chất béo bão hòa, ít ngọt, ít mặn; bổ sung chất béo tốt, rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…
- Duy trì cân nặng hợp lý, giảm cân nếu thừa cân béo phì.
- Tăng cường tập thể dục, chơi thể thao.
- Xét nghiệm lipid máu định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý hiện có.
Kết luận: Khi phát hiện bị rối loạn lipid máu, người bệnh cần tích cực thay đổi lối sống và tuân thủ theo điều trị của bác sĩ để dự phòng biến chứng, đảm bảo chất lượng cuộc sống.
Tài liệu tham khảo:
http://benhvien108.vn/roi-loan-chuyen-hoa-lipid-mau-nen-an-gi.htm
https://wellcare.vn/y-hoc-thuong-thuc/roi-loan-lipid-mau-can-phai-an-gi
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ