Cảnh báo 8 biểu hiện sốt xuất huyết điển hình nhất

22 lượt xem

Sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và dễ có nguy cơ bùng phát thành dịch trên diện rộng vô cùng nguy hiểm. Nắm bắt được biểu hiện của sốt xuất huyết điển hình từ đó xử trí kịp thời chính là biện pháp để chủ động phòng ngừa những biến chứng khó lường mà nó mang lại. 

1. Thông tin quan trọng về bệnh sốt xuất huyết  bạn cần biết

1.1 Sốt xuất huyết là gì? 

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus tên là Dengue gây ra, lây truyền sang người qua vết cắn của muỗi vằn bị nhiễm bệnh.

Canh-bao-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-1

Muỗi vằn có màu đen, vùng ngực có các vảy trắng xếp thành hàng; chân, thân, bụng có khoang đen trắng rõ rệt nên thường gọi là muỗi vằn hay muỗi khoang. Bởi muỗi vằn sinh trưởng ở nơi nóng ẩm, gần vùng nước… của các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, nên Việt Nam là “vùng đất” lý tưởng cho muỗi vằn phát triển, tạo điều kiện cho sốt xuất huyết dễ dàng bùng phát thành dịch vô cùng khó kiểm soát. 

Số ca mắc sốt xuất huyết đang ở mức cao, theo số liệu báo cáo từ VTV, tính đến đầu năm đến 25/8/2023, Việt Nam ghi nhận 66.386 ca mắc sốt xuất huyết, tập trung tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức Y tế Thế giới cũng cảnh báo, trong năm 2023 và 2024 hiện tượng biến đổi khí hậu và hiện tượng El Nino có thể thúc đẩy muỗi sinh sản, làm gia tăng sự lây truyền bệnh sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền.

Đó là lý do mà ai trong chúng ta cũng cần hiểu rõ sốt xuất huyết là gì, triệu chứng của nó để có cách xử lý đúng cách, tránh những biến chứng khó lường xảy ra. 

1.2. 8 biểu hiện sốt xuất huyết điển hình nhất

WHO cảnh báo rằng trong khi nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết không có triệu chứng hoặc chỉ gây ra bệnh nhẹ, thì cũng rất nhiều trường hợp sốt xuất huyết nghiêm trọng hơn và thậm chí tử vong.

Bên cạnh đó, các triệu chứng sốt xuất huyết cũng thường bị nhầm lẫn với sốt thông thường hoặc cảm cúm nên nhiều người bỏ qua, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như suy đa tạng, xuất huyết não, tràn dịch màng phổi, hôn mê…  

Dưới đây là 8 biểu hiện sốt xuất huyết điển hình theo WHO mà ai cũng cần nắm rõ:

Sốt cao:

Người bị sốt xuất huyết sẽ bị sốt cao liên tục khoảng từ 39 – 40°C và kéo dài trong 2 – 3 ngày, đây là phản ứng tự nhiên cơ thể khi phát hiện virus xâm nhập

Đau đầu:

Người bệnh sẽ thấy đau đầu dữ dội,  đặc biệt là vùng trán và sau đầu.

Đau sau mắt (đau hốc mắt):

Đây là dấu hiệu sốt xuất huyết đặc trưng, có thể là căn cứ để phân biệt với các loại sốt do bệnh khác.

Đau cơ và khớp:

Bởi virus xâm nhập, tác động đến cấu trúc cơ thể nên các cơ quan của cơ thể, điển hình là cơ và khớp sẽ bị ảnh hưởng, khiến cơ thể mệt mỏi, đau nhức

Buồn nôn:

Người bệnh sẽ cảm thấy nôn nao, buồn nôn bởi cơ chế tự nhiên của cơ thể khi phát hiện mầm bệnh lạ, sẽ tìm cách để đào thải tác nhân lạ ra bên ngoài

Nôn mửa:

Nôn cũng là phản ứng tự nhiên của cơ thể do muốn thải độc tố, mầm bệnh ra bên ngoài, tuy nhiên không phải trường hợp nào sốt xuất huyết cũng có thể nôn được mà chỉ cảm thấy buồn nôn

Sưng hạch bạch huyết:

Khi cơ thể bị nhiễm trùng sẽ sản sinh ra nhiều tế bào miễn dịch hơn, những tế bào miễn dịch này tăng lên dẫn đến hạch bạch huyết bị sưng. 

Phát ban:

Phát ban là triệu chứng mà hầu như người bệnh sốt xuất huyết nào cũng sẽ gặp phải, các nốt phát ban sẽ xuất hiện dưới da vùng chân, tay, mặt và thường sẽ tự hết trong 3 – 5 ngày.

Canh-bao-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-2

Những triệu chứng trên thường bắt đầu từ 4 – 7 ngày sau khi nhiễm bệnh và kéo dài trong 2 – 7 ngày kể từ thời điểm bị muỗi vằn (có nhiễm bệnh) đốt và triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em cũng tương tự như ở người trưởng thành. 

1.3. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết 

Theo nghiên cứu, trẻ em (đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi) phụ nữ có thai, người cao tuổi, người đề kháng kém, mắc bệnh lý nền, nhóm người có các bệnh lý liên quan đến vấn đề đông máu, chảy máu… hoặc bị sốt xuất huyết lần 2 (thời gian giữa 2 lần sốt xuất huyết gần nhau)…. là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sốt xuất huyết. Không chỉ có vậy, đây cũng là nhóm có tỷ lệ gặp biến chứng cao hơn và các triệu chứng sốt xuất huyết trở nặng hơn người bình thường. 

Nếu gặp những triệu chứng sốt xuất huyết nghiêm trọng dưới đây, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện hoặc cơ sở y tế. để được điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa liên tục
  • Thở nhanh, thở gấp
  • Chảy máu nướu hoặc mũi
  • Mệt mỏi
  • Bồn chồn
  • Nôn và đi ngoài ra máu 
  • Khát nước, mất nước
  • Làn da nhợt nhạt, đổ mồ hôi lạnh
  • Cảm thấy mất sức
Canh-bao-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-3

1.4. Những biến chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau. Trong đó 2 biến chứng nguy hiểm nhất của sốt xuất mà bất kì ai cũng cần chú ý là: 

Hạ tiểu cầu:

Vì biến chứng này không khiến cho người bệnh sốt cao hay mệt mỏi. Cần làm xét nghiệm mới phát hiện được. Đến khi bệnh nhân bị xuất huyết trầm trọng thì bệnh đã bước sang giai đoạn nguy hiểm. Thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.  

Cô đặc máu:

Máu bị cô đặc sẽ dẫn đến vô vàn hệ luỵ khác. Điển hình như cơ thể mệt mỏi, đau nhức toàn thân, sốt cao. Từ đó khiến đầu óc lơ mơ, buồn nôn không tỉnh táo.

Bên cạnh đó, trong một số trường hợp hiếm gặp, người bị sốt xuất huyết có thể: 

  • Đau đầu dữ dội, hạ huyết áp
  • Suy tim, suy thận
  • Sốc do mất máu
  • Suy đa tạng
  • Xuất huyết não
  • Tràn dịch màng phổi
  • Hôn mê
  • Sinh non (ở phụ nữ có thai)
  • Biến chứng về mắt, suy giảm thị lực

1.5. Các giai đoạn của bệnh sốt xuất huyết 

TS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai chia sẻ sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà. Với điều kiện bệnh nhận chưa có biến chứng nguy hiểm. Nhưng do thói quen, tâm lý chủ quan về bệnh. Và thiếu kiến thức nên nhiều người bệnh hay tự ý sử dụng thuốc hạ sốt dồn dập. Từ đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. 

Mấu chốt để sốt xuất huyết không dẫn đến biến chứng là dựa vào từng giai đoạn bệnh để điều trị. Dùng thuốc theo triệu chứng như hạ sốt, bù nước, chườm mát… Và kết hợp nghỉ ngơi và theo dõi triệu chứng để kịp thời xử lý. Bởi tính đến thời điểm hiện tại, sốt xuất huyết vẫn chưa có thuốc đặc trị. 

Canh-bao-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-4

Cụ thể, sốt xuất huyết diễn biến qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1:

Sốt cao kèm theo các biểu hiện sốt xuất huyết đặc trưng. Thông thường là đau đầu, đau hốc mắt, đau mỏi cơ, khớp, mệt mỏi. Các biểu hiện này kéo dài khoảng 3 ngày kể từ thời điểm phát sốt đầu tiên. 

Giai đoạn 2:

Đây là giai đoạn nguy hiểm. Bởi người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Xuất hiện tình trạng xuất huyết bên trong (xuất huyết dạ dày, xuất huyết não…) và xuất huyết bên ngoài (xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng…). Người bệnh cần hết sức chú ý bởi hầu hết các biến chứng đều diễn ra, tiến triển ở giai đoạn này. Nếu có biểu hiện hôn mê, sốt li bì, huyết áp hạ thấp, đau bụng dữ dội… cần đến các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp. Giai đoạn 2 kéo dài từ 3 – 7 ngày từ giai đoạn 1. 

Giai đoạn 3:

Hồi phục, người bệnh cắt sốt trong vòng 48h liên tục. Người đỡ mệt mỏi, ăn ngon miệng hơn. Xét nghiệm tiểu cầu thấy chỉ số đang dần bình thường trở lại

Mọi người cần nắm rõ được những thông tin liên quan đến căn bệnh sốt xuất huyết. Từ đó chủ động phòng ngừa là cách đơn giản nhất để không mắc bệnh.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh sốt xuất huyết bạn biết chưa?

2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị bệnh sốt xuất huyết 

Một trong những biến chứng khó lường của sốt xuất huyết là tiểu cầu giảm xuống mức thấp. Tiểu cầu giảm có thể dẫn đến tử vong. Để phòng ngừa tình trạng này, việc bổ sung vitamin, khoáng chất, protein thiết yếu qua dinh dưỡng là phương pháp đơn giản và hiệu quả nhất. 

Canh-bao-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-6

Theo đó, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên:

Đồ ăn mềm, lỏng:

Người sốt xuất huyết nên ăn các đồ ăn mềm, lỏng như sữa, cháo, súp, canh hầm. Các đồ ăn này vừa cung cấp dưỡng chất vừa bổ sung nước cho cơ thể. Và giúp cơ thể mau hồi phục. 

Đồ ăn chứa lợi khuẩn:

Các loại sữa chua chứa lợi khuẩn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đồng thời hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thụ dưỡng chất để tăng đề kháng cho cơ thể. Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung men vi sinh hoặc các sản phẩm tăng đề kháng phù hợp.

Rau củ:

Nên ăn các loại rau củ như bông cải xanh, cải bina, cà rốt, dưa chuột. Rau củ cung cấp lượng lớn vitamin, khoáng chất có lợi, chất xơ. Bổ sung các loại này giúp hỗ trợ tiêu hoá cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Từ đó giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, tránh mất sức.

Thực phẩm giàu sắt:

Gan, tim, đậu, rau lá xanh, các loại đậu, thịt đỏ (bò, dê, cừu)… rất giàu sắt. Chúng giúp tăng hemoglobin trong máu, thúc đẩy sự hình thành của các tiểu cầu. Nhằm ngăn ngừa chảy máu và mất máu. Đây là tình trạng mà hầu hết các trường hợp sốt xuất huyết đều gặp phải.

Thực phẩm giàu vitamin C:

Thực phẩm giàu vitamin C có công dụng tăng cường đề kháng, chống oxy hóa mạnh, tăng sức bền thành mạch. Từ đó giúp người sốt xuất huyết nhanh chóng khỏi bệnh. Đồng thời hỗ trợ cho quá trình hồi phục sau bệnh tốt hơn.

Bên cạnh những thực phẩm người sốt xuất huyết nên ăn, thì cũng có nhóm thực phẩm không nên ăn. Đó là các đồ ăn dầu mỡ, cay nóng, đồ uống chứa cồn, chất kích thích…

Thực phẩm giàu vitamin K:

Vitamin K có công dụng hỗ trợ quá trình đông máu và tăng số lượng tiểu cầu sụt giảm. Đây là loại vitamin cần quan tâm khi mắc sốt xuất huyết. Từ đó hạn chế tình trạng xuất huyết. Những thực phẩm giàu vitamin K:bông cải xanh, rau mầm, các loại rau lá xanh…

Thực phẩm giàu đạm:

Thịt, cá, trứng, sữa… là những thực phẩm giàu đạm, giúp tái tạo và phục hồi tế bào và mô bị tổn thương do phải “chống trọi” với bệnh. Người sốt xuất huyết nên ưu tiên những thực phẩm này. Tuy nhiên cần nấu chín kỹ và mềm để dễ tiêu.

2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh sốt xuất huyết bằng chế độ sinh hoạt

Vì cơ thể phải “chiến đấu” để chống lại virus xâm nhập nên sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, mất sức. Chính vì thế, nghỉ ngơi hợp lý chính là một trong những việc nên làm trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà. 

Canh-bao-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-7

Hãy cố gắng nghỉ ngơi và ngủ nhiều nhất có thể, bởi giấc ngủ có khả năng kích thích tuyến yên tiết hormone giúp cơ thể tái tạo, tự chữa lành tuyệt vời. Đồng thời tránh căng thẳng, mệt mỏi, quá sức, thức khuya… hoặc những hành động khiến sức đề kháng của cơ thể suy giảm.

2.3. Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh sốt xuất huyết

– Các biện pháp phòng chống muỗi đốt

Trước tình hình sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng về số lượng bệnh nhân và mức độ nặng của bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo rằng “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” bằng cách: 

  • Thường xuyên kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa và diệt bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Cần đậy nắp kín bể nước, các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng.
  • Phòng ngừa muỗi đẻ trứng và bọ gậy phát triển thành muỗi. Cần thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, khay nước thải tủ lạnh. Thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, hòn non bộ
  • Dọn dẹp, loại bỏ các vật liệu phế thải chất đống, hốc nước tự nhiên. Cần lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng để muỗi không có nơi đẻ trứng
  • Phòng ngừa muỗi đốt đặc biệt khu vực nhiều cây, gần ao hồ, nguồn nước. Luôn mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày, chủ động mặc quần áo dài tay. Sử dụng các công cụ chống/đuổi muỗi như bình xịt muỗi, kem xua muỗi, máy bắt muỗi, hương muỗi.
  • Tích cực phối hợp với địa phương trong những chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
  • Khi phát hiện có vết muỗi đốt và bị sốt, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.
Canh-bao-bieu-hien-cua-sot-xuat-huyet-8

Chủ động tăng cường sức khỏe bản thân

Bên cạnh những hướng dẫn của Bộ Y tế, các chuyên gia sức khoẻ cũng đưa ra hướng phòng ngừa sốt xuất huyết mới, chính là chủ động tăng sức đề kháng của cơ thể. Bởi sự khác biệt giữa mức độ nặng và nhẹ của người bệnh sốt xuất huyết được quyết định phần lớn bằng khả năng đề kháng, miễn dịch của từng người. 

Như vậy, bạn có thể chủ động tăng đề kháng cho bản thân bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh. Hãy ưu tiên thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh xa thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, đồ uống chứa cồn, chất kích thích. Kết hợp tăng cường vận động thể chất và cân nhắc sử dụng các sản phẩm tăng đề kháng phù hợp dưới hướng dẫn của chuyên gia. 

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ về biểu hiện sốt xuất huyết cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về căn bệnh sốt xuất huyết từ đó chủ động bảo vệ bản thân và gia đình hiệu quả nhất. 

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/dengue-and-severe-dengue#:~:text=Most%20people%20who%20get%20dengue,need%20care%20in%20a%20hospital.
  2. https://vncdc.gov.vn/6-dieu-nen-lam-de-phong-benh-sot-xuat-huyet-nd16957.html
  3. https://tienphong.vn/nhung-viec-dai-ky-cam-lam-neu-khong-muon-chet-khi-bi-sot-xuat-huyet-post1114283.tpo

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận