Cách trị viêm tai giữa tại nhà đơn giản, hiệu quả đến không ngờ
Viêm tai giữa là bệnh lý xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh giúp chúng ta giảm khó chịu cũng như tránh được các biến chứng nặng có thể gặp phải. Hãy cùng HK Care tìm hiểu chi tiết căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Contents
I. Thông tin quan trọng về bệnh viêm tai giữa bạn cần biết
1. Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý ảnh hưởng đến tai giữa. Nó xuất phát từ những tổn thương bên trong tai, do sự phát triển và sinh sôi của vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc những yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài.
Bệnh có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.
- Viêm tai giữa cấp tính là sự viêm nhiễm kéo dài trong tai giữa. Tình trạng này có thể gây tổn thương cho tai giữa và màng nhĩ, với hậu quả là dịch liên tục chảy qua lỗ thủng màng nhĩ.
- Viêm tai giữa có dịch tiết là tình trạng tai giữa có dịch không nhiễm trùng kéo dài hơn ba tháng. Bệnh thường không thể nhận diện qua các triệu chứng cơ năng rõ ràng, đôi khi chỉ có cảm giác đầy nặng tai ở người bệnh.
Cả hai dạng bệnh đều có thể gây nên tình trạng khiếm thính ở bệnh nhân. Bên cạnh đó, mất thính lực trong trường hợp viêm tai giữa có dịch tiết kéo dài có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập ở trẻ mắc bệnh. Nếu không có biện pháp xử lý thích hợp, viêm tai giữa cấp tính có thể chuyển dần sang dạng có mủ, dẫn đến chảy mủ.”
2. Triệu chứng của viêm tai giữa
2.1. Ở người lớn
- Đau tai, đôi khi đi kèm với nhói đau. Có trường hợp cơn đau có thể lan rộng lên phần đầu, gây cảm giác tê cứng và nóng trong tai.
- Ù tai, sức nghe giảm sút, khả năng nghe kém và cảm giác ọc ọc như có nước trong tai.
- Dịch và mủ từ tai có thể chảy ra bên ngoài, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hoặc chuyển mùa. Dịch thường có màu vàng và mùi rất khó chịu
2.2. Ở trẻ nhỏ
- Trẻ sốt cao (từ 39 – 40 độ C), quấy khóc, bỏ bú, ăn kém, nôn và co giật.
- Bé đau tai, thường lắc đầu và sử dụng tay để làm giảm đau tai.
- Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện, điển hình là tiêu chảy liên tục kèm sốt.
Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, sau vài ngày (2-3 ngày), sẽ phát triển thành giai đoạn vỡ mủ, màng nhĩ bị thủng và mủ tự nhiên chảy ra ngoài qua lỗ tai, với những biểu hiện sau:
- Sốt giảm, trẻ trở nên ít quấy khóc hơn, có khả năng ăn uống và ngủ tốt hơn.
- Rối loạn tiêu hóa giảm, tình trạng đi ngoài trở lại bình thường.
- Không có triệu chứng đau tai giữa.
Tuy nhiên, thực tế là bệnh không giảm đi mà chuyển sang giai đoạn mãn tính, chảy mủ từ tai. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tiếp tục phát triển thành viêm tai giữa mạn tính với nguy cơ có những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
3. Nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa
Viêm tai giữa là một bệnh lý phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, nó xuất hiện nhiều và có nhiều trường hợp biến chứng nặng ở trẻ nhỏ. Bởi với trẻ em, vòi nhĩ chưa phát triển đầy đủ cấu trúc và chức năng, hệ thống miễn dịch còn yếu. Nên trẻ em thường dễ mắc viêm tai giữa hơn. Các nguyên nhân chính của viêm tai giữa có thể xuất phát từ:
- Biến chứng của các bệnh lý khác như viêm mũi họng, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA.
- Chấn thương bên ngoài, gây áp lực có thể làm thủng màng nhĩ.
- Thoái hóa đuôi cuốn mũi dưới, tạo nên tắc nghẽn vòi nhĩ hoặc xì mũi không đúng cách, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa.
4. Biến chứng nguy hiểm của viêm tai giữa
Nếu không được điều trị đúng cách, viêm tai giữa có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe, bao gồm:
- Viêm xương chũm cấp.
- Viêm tắc tĩnh mạch bên hoặc liệt dây thần kinh ngoại biên.
- Suy giảm khả năng nghe. Với trẻ em, nó tác động nghiêm trọng đến quá trình phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ.
- Viêm tai giữa mạn tính, có hoặc không cholesteatoma.
- Viêm màng não.
5. Đối tượng dễ bị viêm tai giữa
Ngoài trẻ từ 6-36 tháng tuổi, viêm tai giữa cũng thường xuyên xuất hiện ở các trường hợp sau đây:
- Trẻ sử dụng núm vú giả.
- Trẻ tham gia nhà trẻ.
- Trẻ sử dụng bình sữa.
- Người tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao.
- Người thường xuyên ở trong môi trường thay đổi về độ cao.
- Người thường trải qua thay đổi trong khí hậu, đặc biệt là ở các vùng có khí hậu lạnh.
- Bị cảm lạnh, cúm, viêm xoang hoặc nhiễm trùng tai gần đây.
- Có dị tật bẩm sinh ở vùng mũi họng, tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa.
II. Chăm sóc sức khỏe chủ động
1. Chế độ ăn uống khoa học
60% sức khỏe của bạn được quyết định bởi chế độ ăn khoa học và lành mạnh. Do đó, chúng ta đều nên xây dựng cho mình một phương pháp dinh dưỡng hợp lý. Vậy nên, bệnh nhân viêm tai giữa nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh chóng hồi phục?
1.1. Người viêm tai giữa kiêng ăn gì?
- Thực phẩm nhiều đường: Việc tiêu thụ lượng đường cao có thể làm tăng đường huyết, giảm khả năng miễn dịch. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi nấm và vi khuẩn, làm tình trạng bệnh viêm tai giữa nặng hơn. Thêm vào đó, thực phẩm giàu đường có thể gây dị ứng ở những người có cơ địa nhạy cảm, làm tăng sản xuất dịch tiết trong hệ hô hấp, tạo điều kiện có lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Thực phẩm có chứa cafein: Cafein là chất kích thích thường xuất hiện trong đồ uống, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây viêm tai giữa. Sử dụng sản phẩm có chứa cafein cũng có thể làm khô lớp màng nhầy bên trong tai. Ngoài ra, cafein cũng giảm lưu lượng máu tới tai, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn gây viêm tai giữa phát triển.
- Thực phẩm chứa chất tạo màu và hương liệu tổng hợp: Các chất này có thể kích thích niêm mạc tai, làm chậm quá trình hồi phục bệnh.
- Thực phẩm cay nóng và chua: Nhóm thực phẩm này có thể gây tổn thương niêm mạc tai giữa, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Thực phẩm gây viêm: Tránh ăn các loại thực phẩm như gạo nếp, tôm cua, thịt đỏ. Vì chúng có thể gây mưng mủ viêm tai giữa.
1.2. Người viêm tai giữa nên ăn gì?
- Trái cây, rau củ, rau xanh là những loại thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất dồi dào. Nhóm thực phẩm này đa dạng về màu sắc, hỗ trợ cải thiện sức khỏe.
- Hạt ngũ cốc như óc chó, điều, hướng dương, hạnh nhân, yến mạch, nên được tích hợp vào bữa ăn chính hàng ngày.
- Thay vì sử dụng mỡ động vật, lựa chọn các loại dầu thực vật như dầu olive, dầu dừa, dầu gấc, dầu mè, dầu hướng dương, không chỉ lành mạnh cho cơ thể mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Đưa cá vào chế độ ăn ít nhất 3-4 lần mỗi tuần và bổ sung thêm vitamin D, Omega 3-6-9, vitamin E, vitamin A từ các thực phẩm chức năng.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ưu tiên sử dụng nước tinh khiết và tránh nước có chứa fluoride hay clo.
2. Cách chăm sóc cho người viêm tai giữa tại nhà
Khi bị viêm tai giữa, bạn nên lưu ý những vấn đề dưới đây để có thể chủ động chăm sóc sức khỏe tại nhà hiệu quả, nhanh hồi phục.
- Sử dụng khăn ấm hoặc túi nhiệt chườm vào vùng tai bị viêm trong khoảng 5-10 phút.
- Nếu vùng tai có dấu hiệu sưng đỏ, hãy sử dụng khăn lạnh hoặc túi đá.
- Đặt một khăn sạch và khô lên giường hoặc bàn, áp tai bị viêm lên đó để chất dịch tự thoát ra ngoài.
- Đảm bảo có chế độ nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức và giảm stress.
- Chỉ sử dụng thuốc trong tai khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không tự ý bôi thuốc, tránh nguy cơ nhiễm trùng tai nghiêm trọng hơn.
- Tránh sử dụng tăm bông hay các vật cứng để ngoáy tai hoặc lấy mủ, tránh tổn thương tai.
- Hạn chế tắm bằng nước lạnh hoặc tắm quá muộn.
- Thực hiện vệ sinh mũi họng đều đặn.
- Che chắn và đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
- Tránh xa môi trường có khói bụi, thuốc lá và các chất độc hại.
III. Cách phòng bệnh viêm tai giữa
Dưới đây là một số biện pháp phòng tránh bệnh viêm tai giữa cho người lớn và trẻ em:
Đối với người lớn:
- Khi vệ sinh tai, hãy thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương niêm mạc tai, đặc biệt là tránh chà xát mạnh có thể gây thủng màng nhĩ và gây viêm tai giữa.
- Tránh để nước bẩn vào tai, đặc biệt là khi bạn gội đầu hoặc tham gia các hoạt động bơi lội.
- Khi gặp các bệnh lý về tai mũi họng nên điều trị triệu để, tránh gây những biến chứng nguy hiểm.
Đối với trẻ em:
- Thường xuyên vệ sinh tay cho trẻ và đồ đạc xung quanh bé sạch sẽ.
- Đảm bảo trẻ tiêm phòng các mũi tiêm cần thiết đầy đủ.
- Khuyến khích cho con bú sữa mẹ, vì trong sữa mẹ có chứa đề kháng giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh viêm tai giữa.
- Nếu trẻ sử dụng bình sữa, hãy giữ trẻ ngồi thẳng và tránh cho trẻ bú khi nằm.
- Tránh đưa trẻ vào những nơi có khói thuốc lá.
Lời kết: Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi về bệnh viêm tai giữa. Hy vọng qua các thông tin trong bài viết giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này. Từ đó có phương pháp chăm sóc và phòng ngừa bệnh hiệu quả trong tương lai.
NGUỒN THAM KHẢO
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/benh-viem-tai-giua-xay-ra-nhu-nao-trieu-chung-nguyen-nhan-cach-dieu-tri/
https://tamanhhospital.vn/viem-tai-giua/
https://tytphuonglinhtay.medinet.gov.vn/chuyen-muc/viem-tai-giua-cap-trieu-chung-va-phuong-phap-dieu-tri-cmobile8145-104365.aspx
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ