“Cạch mặt” 5 thói quen này để không bị bệnh á sừng

24 lượt xem

“Cạch mặt” 5 thói quen này để không bị bệnh á sừng

Á sừng là một bệnh lý ngoài da kéo dài dai dẳng và không thể chữa dứt điểm. Bằng việc “cạch mặt” 5 thói quen dưới đây sẽ giúp bạn tránh được bệnh á sừng hiệu quả.

I. Tổng quan về bệnh á sừng

1.1. Bệnh á sừng là gì?

1.2. Nguyên nhân gây bệnh á sừng

1.3. Biểu hiện của bệnh á sừng

1.4. Ai dễ bị bệnh á sừng?

II. 5 thói quen xấu gây bệnh á sừng nhớ ‘cạch mặt”

2.1. Thường xuyên có động tác cọ xát

2.2. Tiếp xúc chất tẩy rửa không có đồ bảo hộ

2.3. Tiếp xúc thường xuyên với chất liệu gây kích ứng

2.4. Tiết quá nhiều mồ hôi

2.5. Lười ăn rau, củ, quả

III. Cách chăm sóc chủ động giúp phòng và cải thiện triệu chứng bệnh á sừng

3.1. Chăm sóc và giữ ẩm cho da chủ động phòng bệnh

3.2. Bảo vệ da và cải thiện triệu chứng bệnh

3.3. Cải thiện chế độ dinh dưỡng phòng và giảm triệu chứng bệnh

I. Tổng quan về bệnh á sừng

1.1. Bệnh á sừng là gì?

Á sừng là một trong các bệnh lý ngoài da phổ biến, thường hay bị nhầm lẫn với nhiều bệnh da liễu khác. Bởi có nhiều triệu chứng giống nhau như da bị khô và nứt nẻ, sưng đỏ, chảy máu… Đặc biệt, trong thời tiết lạnh, vùng da này sẽ bị toét ra và có thể rướm máu gây đau đớn.

Á sừng là bệnh dai dẳng, sẽ tái phát theo chu kỳ và cũng khó trị được dứt điểm hoàn toàn. Bệnh nếu không được khắc phục sớm có thể chuyển biến nặng nề hơn nữa. Đặc biệt, là khi người bệnh tiếp tục sử dụng các loại hóa chất và không chăm sóc da.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh á sừng

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên có hai yếu tố được cho rằng sẽ ảnh hưởng đến cơ chế khởi bệnh gồm yếu tố di truyền và các tác nhân kích thích, cụ thể như sau:

· Yếu tố di truyền: Tỷ lệ này chiếm đến 45%, hầu hết những người bị á sừng đều do trong gen có yếu tố bệnh bẩm sinh.

· Thiếu hụt các loại vitamin cần thiết cho da: vitamin A, C, D, E… khiến da bị suy yếu dẫn đến á sừng.

· Rối loạn nội tiết tố: chủ yếu xảy ra ở nữ giới đang mang thai hoặc sau sinh con. Do phụ nữ khi mang thai nồng độ hormone tăng đột ngột. Sau sinh sẽ giảm khiến làn da bị ảnh hưởng và tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến và á sừng.

· Miễn dịch suy yếu: Người có miễn dịch suy giảm sẽ dễ bị tác động bởi những tác nhân từ môi trường. Ví dụ như: lông thú nuôi, phấn hoa, nguồn nước bị ô nhiễm…. Tất cả, đều là căn nguyên của nhiều bệnh da liễu có thể kể đến như vảy nến, á sừng, viêm da, hắc lào…

· Thời tiết thay đổi: Những người có cơ địa mẫn cảm khi gặp thời tiết thay đổi thất thường khiến cơ thể và làn da chưa thích ứng dẫn đến mất nước và tăng nguy cơ gây bệnh.

· Tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại: Những người thường xuyên phải tiếp xúc với các loại hóa chất: rửa chén, xà phòng, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm… dễ bị mắc bệnh á sừng.

1.3. Biểu hiện của bệnh á sừng

Như đã đề cập ở trên, bệnh thường có nhiều đặc điểm giống với các bệnh viêm da cơ địa như chàm, tổ đỉa,… Tuy nhiên, vẫn có thể được bác sĩ chẩn đoán thông qua những biểu hiện lâm sàng sau:

· Vùng da tổn thương có lớp da dày hơn, chai sần và lan rộng sang nhiều vị trí khác.

· Có nhiều mụn nước ngứa, đặc biệt vào mùa khí hậu nóng.

· Các vị trí thường xuất hiện của bệnh là vùng da tay, lòng bàn tay, da chân, lòng bàn chân, các kẽ ngón tay, ngón chân.

· Màu sắc móng tay, móng chân tại các vị trí này cũng bị ngả sang vàng và phần da dưới lớp móng bị rộp, tách khỏi phần nền của móng.

· Các vùng da bị bệnh dễ có nguy cơ bị nhiễm nấm Candida, nhiễm khuẩn,…

1.4. Ai dễ bị bệnh á sừng?

Người thường có nhiều mồ hôi tay, chân cũng rất dễ gặp phải bệnh viêm da á sừng. Khi chảy mồ hôi tay ẩm ướt và khô đi, chi trình này thường xuyên lặp lại khiến cho độ ẩm của da bị mất cân bằng nên gây ra tình trạng khô, nẻ và viêm da á sừng.

Những người thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như nước rửa bát, xà phòng giặt, chất tẩy rửa nhà vệ sinh, làm nail…

II. 5 thói quen xấu gây bệnh á sừng nhớ ‘cạch mặt”

Á sừng không phải bệnh tự nhiên tìm đến bạn, cần có những điều kiện thuận lợi để chúng tấn công và phát triển trên da. Theo đó, nếu thường xuyên có những thói quen sau sẽ có khả năng bị bệnh á sừng rất cao:

2.1. Thường xuyên có động tác cọ xát

Ví dụ như cọ xát gót chân, ngón chân cọ xát vào giày lúc lúc di chuyển… Vùng da bị kích thích cọ xát thường xuyên sẽ dễ trở nên chai sần, khô ráp tạo điều cho á sừng phát triển.

2.2. Tiếp xúc chất tẩy rửa không có đồ bảo hộ

Chất tẩy rửa ngoài ăn mòn da, khi tiếp xúc lâu ngày sẽ khiến cho da dễ nhạy cảm hơn. Kết hợp các kích thích cọ xát khi tẩy rửa đồ với hóa chất, nước bẩn… tạo điều kiện cho á sừng phát triển và trở nặng.

2.3. Tiếp xúc thường xuyên với chất liệu gây kích ứng

Có thể kể đến như sợi vải tổng hợp, giày dép có chất liệu nylon hoặc vinyl. Khi cọ xát với da không những gây tổn thương bề mặt, lâu dầu dẫn đến chai sần, thô ráp và tạo điều kiện lý tưởng cho á sừng phát triển.

2.4. Tiết quá nhiều mồ hôi

Việc tiết quá nhiều mồ hôi sẽ khiến da ẩm ướt rồi khô đi nhanh chóng gây nứt nẻ bề mặt da. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho bệnh á sừng ghé thăm và phát triển mạnh mẽ.

2.5. Lười ăn rau, củ, quả

Lười ăn rau củ quả dễ dẫn đến thiếu vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Trong đó, việc thiếu vitamin C, A, E, D… chính là nguyên nhân gây á sừng trên da.

III. Cách chăm sóc chủ động giúp phòng và cải thiện triệu chứng bệnh á sừng

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh á sừng nhưng có thể làm tình trạng bệnh ổn định và cải thiện triệu chứng bằng các phương pháp sau:

3.1. Chăm sóc và giữ ẩm cho da chủ động phòng bệnh

Không tắm rửa với nước quá nóng trong các mùa trong năm, tránh khô da. Không ngâm chân, tay với nước muối sẽ khiến da khô căng và nứt nẻ hơn.

Đồng thời cũng không tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, xăng, dầu,… hạn chế giặt quần áo, lau nhà, rửa bát và tránh tiếp xúc các gia vị ớt, muối khi nấu ăn khi không có đồ bảo hộ da tay, chân.

Dùng khăn lau khô các kẽ ngón tay chân sau mỗi lần tiếp xúc với nước, đặc biệt là có hóa chất. Luôn dưỡng ẩm cho da với bằng việc dùng dầu oliu để thoa lên tay chân. Hoặc các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ để làm mềm da, giữ ẩm cho da.

3.2. Bảo vệ da và cải thiện triệu chứng bệnh

Không chọc các mụn nước, lột da, chà xát, kỳ cọ mạnh vùng da tổn thương vì một khi lớp sừng tổn thương rất dễ dẫn tới nhiễm nấm, vi khuẩn…

Bảo vệ vết nứt trên da tránh các thương tổn thứ phát với các loại kem hay thuốc theo chỉ định chuyên gia sức khỏe. Có thể dùng các thuốc bôi bạt sừng theo chỉ dẫn của bác sĩ như acid salycilic hay bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm như gentrizone, fucicort,…

Mang găng tay bằng nhựa dẻo sẽ đỡ kích ứng hơn găng tay cao su nhưng cũng tránh mang găng trong thời gian dài vì mồ hôi có thể kích thích bệnh nặng thêm.

3.3. Cải thiện chế độ dinh dưỡng phòng và giảm triệu chứng bệnh

Đề cao chế độ ăn nhiều rau xanh để tăng cường lượng vitamin và khoáng chất tốt cho da, duy trì làn da khỏe mạnh, mềm mịn. Điều này không những giúp phòng, còn hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh.

Các loại rau xanh nên ăn như: các loại rau cải xanh, xoăn, súp lơ, cà rốt, bí đỏ… Bên cạnh rau xanh hay chăm chỉ ăn cá nhiều hơn. Bởi cá giàu omega-3, giúp duy trì làn da căng mịn, mọng nước, giảm khô da vô cùng tốt.

Một vấn đề đặc biệt quan trọng khác, uống thật nhiều nước. Điều này giúp duy trì độ ẩm lý tưởng cho làn da, tránh khô da vào các mùa trong năm, không riêng gì mùa đông.

Lời kết:

Với những thông tin đã chia sẻ, mọi người điều biết á sừng là bệnh lý về da không nguy hiểm nhưng rất phiền toái. Đã vậy, bệnh còn kéo dài dai dẳng với nhiều hệ lụy như làm khô, bong tróc, nứt nẻ da gây đau đớn và rất mất thẩm mỹ. Để tránh bệnh á sừng, các bạn nhớ “cạch mặt” 5 thói quen đã được bật mí nhé!

Nguồn tham khảo:

https://medlatec.vn/tin-tuc/dau-hieu-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-viem-da-a-sung-s107-n23523.

https://bvquan5.medinet.gov.vn/giao-duc-suc-khoe-benh-thuong-gap/nhan-biet-nguyen-nhan-va-de-phong-benh-a-sung-tai-phat-c14478-.

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/benh-a-sung-la-gi-vi-sao-benh-a-sung-thuong-tai-phat-vao-mua-dong-69410.html

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nguyen-nhan-khien-benh-sung-de-xuat-hien-trong-mua-dong-la-gi/

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận