Người Bị Viêm Da Cơ Địa Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Bệnh Mau Khỏi?

23 lượt xem

Thời tiết giao mùa rất dễ gây ra các bệnh dị ứng, trong đó có cả viêm da cơ địa. Cùng tìm hiểu khi bị viêm da cơ địa nên ăn gì và kiêng gì qua bài viết sau nhé!

1. Thông tin quan trọng về bệnh viêm da cơ địa bạn cần biết

1.1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là dạng bệnh đặc trưng với dấu hiệu xuất hiện các mảng da viêm đỏ, bong vảy, ngứa dữ dội, có khi da viêm đỏ rỉ dịch. 

Bệnh còn được gọi là chàm thể tạng, bệnh này khi xuất hiện ở trẻ em còn gọi là chàm sữa hay lác sữa. Hành động gãi khiến da trầy xước, nhiễm trùng da và tăng đợt ngứa nhiều hơn. 

viem-da-co-dia-1

1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện do ảnh hưởng bởi những yếu tố như: 

  • Cơ địa 
  • Bị dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm, 
  • Tiếp xúc thường xuyên với xà phòng, chất tẩy rửa,
  • Nhiễm trùng cấp tính gây suy giảm miễn dịch, 
  • Rối loạn nội tiết, 
  • Căng thẳng thần kinh.
  • Nếu cả ba và mẹ đều bị viêm da cơ địa thì 80% trẻ sinh ra có nguy cơ bị bệnh.
  • Ở một số trường hợp bệnh viêm da cơ địa đi kèm với hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm tạo thành một phức hợp bệnh cơ địa dị ứng. Ngoài ra, trong gia đình có người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng thì thế hệ sau sẽ có di truyền các bệnh dị ứng.
viem-da-co-dia-2

1.3. Các triệu chứng khi mắc viêm da cơ địa

Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa điển hình là da viêm đỏ, tróc vảy, chảy dịch, dày sừng, nứt nẻ, ngứa râm ran hay ngứa dữ dội. Triệu chứng bệnh khác nhau vào từng độ tuổi và giai đoạn bệnh.

Ở trẻ sơ sinh (0-30 ngày đầu chào đời) và nhũ nhi (1-12 tháng tuổi)

2 bên má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ, bẹn, các kẽ da (nếp da) có ban đỏ, tróc vảy, nhiều mụn nước nhỏ vỡ ra chảy dịch gây viêm trợt. Vết loét đóng vảy, khô, có thể bị nhiễm vi khuẩn. Ở một số bệnh nhi còn có dấu hiệu đi kèm khác như: tiêu chảy, viêm tai giữa. Bệnh làm trẻ mất ngủ, quấy khóc.

Ở trẻ em (2-12 tuổi)

Da khô ráp, nứt nẻ, ngứa ở vùng da sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay, các nếp da (kẽ da),… Ở vùng da ngứa hình thành mảng lichen hóa dạng đĩa. Trẻ bị bệnh thường kèm với tình trạng đục thủy tinh thể, viêm kết mạc dị ứng.

Ở người trưởng thành

Ở giai đoạn cấp tính, người bệnh xuất hiện nhiều ban đỏ. Bề mặt da có mụn nước nhỏ, nông, chảy dịch gây phù nề, vảy tiết. Vùng da tổn thương thấy ngứa, nóng rát và sưng đau. Da khô sần sùi kéo dài dai dẳng. Khi bệnh ở dạng mạn tính thì da tổn thương trở nên thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ, ngứa âm ỉ đến dữ dội.

viem-da-co-dia-3

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị viêm da cơ địa

2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị viêm da cơ địa

2.1.1. 6 loại thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên bổ sung

Thực phẩm giàu vitamin

Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, cà chua, bí đỏ, xoài, táo, đu đủ… Đều là nguồn dưỡng chất rất tốt cho da. Vitamin A ngoài tác dụng chống viêm, sản xuất các tế bào khỏe mạnh. Thì chúng còn giúp củng cố lớp ngoài của da – chính là hàng rào đầu tiên chống lại nhiễm trùng, vi khuẩn, ô nhiễm và chống lão hóa da. Do vậy, đây là dưỡng chất cần lưu ý bổ sung hàng đầu cho người đang có vấn đề về da.

Thực phẩm giàu vitamin B: Vitamin B có thể thúc đẩy quá trình tăng trưởng, tái tạo da, duy trì sức khỏe và cải thiện tình trạng viêm da cơ địa. Do vậy bạn có thể bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như hạt óc chó, hạt điều, yến mạch, măng tây, rau bina, chuối, cà chua…vào thực đơn hàng ngày nhé.

Thực phẩm giàu vitamin E: Các loại thực phẩm giàu vitamin E bao gồm giá đỗ, hạnh nhân, hạt dẻ, ngũ cốc… Vitamin E rất tốt cho da, giúp hỗ trợ làm mềm da, do vậy có thể ngăn ngừa tình trạng khô da, nứt nẻ da ở những người bị viêm da cơ địa.

viem-da-co-dia-4
Nhóm thực phẩm chứa kẽm

Kẽm là vi chất rất cần thiết cho da, giúp ngăn chặn viêm da cơ địa bùng phát. Đồng thời giúp chữa lành những tổn thương khi sản sinh protein và các tế bào tái tạo da. Vì thế, người bị viêm da cơ địa nên bổ sung các thực phẩm giàu kẽm trong thực đơn ăn hàng ngày.

Một số thực phẩm giàu kẽm bạn có thể tham khảo: ngũ cốc, hạt bí ngô, hạt vừng, rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn, đậu Hà Lan…), trái mọng (trái mâm xôi, lựu, nho…).

viem-da-co-dia-5
Nhóm thực phẩm giàu probiotic (men vi sinh)

Thực phẩm giàu probiotic bao gồm: sữa chua, phô mai, đậu nành lên men, sữa bơ… đều rất có lợi cho da trong việc tái tạo sau tổn thương do viêm da cơ địa, giúp tái tạo tế bào mới và không để lại sẹo. Ngoài ra, các thực phẩm này còn cung cấp lợi khuẩn probiotic tốt giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, cải thiện tổn thương do bệnh viêm da cơ địa.

viem-da-co-dia-6
Mật ong

Mật ong không chỉ giàu vitamin mà còn có tính kháng khuẩn, kháng viêm và khử trùng. Do vậy rất hữu ích cho người bị viêm da cơ địa, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tái tạo da mới. Mật ong có thể dùng để bôi trực tiếp vùng da bị viêm. Ngoài ra, bạn có thể dùng mật ong để uống vào buổi sáng cũng giúp cải thiện các vùng da nhanh chóng.

viem-da-co-dia-7
Bổ sung protein có lợi

Protein dồi dào trong các loại thịt, nấm, ngũ cốc… Người bị viêm da cơ địa cần bổ sung các loại thực phẩm này trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Protein là dưỡng chất cần thiết trong việc làm bền vững liên kết dưới mô da và hỗ trợ ngăn ngừa các tổn thương từ viêm da cơ địa, tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện các triệu chứng viêm da cơ địa.

viem-da-co-dia-8
Uống nhiều nước

Người bị viêm da cơ địa cần uống đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít). Nếu uống không đủ nước sẽ khiến da khô, thiếu đàn hồi, dễ bị kích ứng và bong tróc, nứt nẻ. Ngoài ra, thiếu nước sẽ khiến khiến cơ thể không thể đào thải hết chất độc, gây tích tụ chất độc dưới da. Từ đó dẫn đến tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.

viem-da-co-dia-9

2.1.2. 8 thực phẩm người bị viêm da cơ địa nên kiêng

Dưới đây là một số thực phẩm mà người bị viêm da cơ địa cần tránh để cải thiện tình trạng bệnh:

Thịt đỏ

Thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt bê, dê… chứa nhiều chất béo bão hòa làm kích thích các phản ứng viêm. Ngoài ra, galactose-alpha-1,3-galactose là dị nguyên được tìm thấy trong hầu hết thịt đỏ. Vì vậy, người bệnh viêm da cơ địa nên hạn chế nhóm thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày. 

viem-da-co-dia-10
Sữa và các sản phẩm từ sữa 

Đối với sữa động vật cũng như các sản phẩm được làm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ… nguồn chất béo bão hòa có trong chúng rất phong phú. Điều này có thể kích phát bệnh, gây ngứa, dị ứng và khó chịu đối với những người bị viêm da cơ địa.

viem-da-co-dia-11
Hải sản

Những loại hải sản như ghẹ, mực, tôm… được cho là chứa nhiều protein lạ khiến cho bệnh viêm da dễ bị kích ứng, kích thích cơ thể sản sinh ra histamin gây ngứa ngáy và kích ứng da. 

viem-da-co-dia-12
Thực phẩm giàu tinh bột và đường

Thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột là những tác nhân có thể khiến cho triệu chứng của viêm da cơ địa trở nên nặng hơn, nhất là đối với nhóm đường hóa học. Người bệnh nên thay thế những thực phẩm giàu tinh bột như: bánh, mì bằng các loại ngũ cốc. Đặc biệt, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này khi đang mắc phải căn bệnh viêm da cơ địa.

viem-da-co-dia-13
Đồ ăn, gia vị cay nóng, nhiều dầu mỡ

Đồ ăn, gia vị cay nóng là những món ăn mà bạn không nên sử dụng. Những món ăn này sẽ khiến cho chức năng đào thải chất độc hại bị suy giảm, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, béo phì. Chính vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng thực phẩm này ở trong chế độ ăn hằng ngày.

viem-da-co-dia-14
Trứng

Hàm lượng dưỡng chất quá lớn ở trong trứng sẽ gây ra tình trạng mưng mủ, ngứa ngáy. Với mức độ nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng xấu tới tình trạng của da. 

viem-da-co-dia-15
Các loại thực phẩm lên men

Những loại thực phẩm lên men như dưa muối, cải chua, kim chi… có chứa một lượng acid lớn. Vì vậy, nếu dùng nhiều sẽ dễ dẫn đến tình trạng bị suy giảm chức năng thận và làm ảnh hưởng đến sự đào thải độc tố trong cơ thể. Do đó, sử dụng nhiều thực phẩm này sẽ khiến các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trở nên nặng hơn.

viem-da-co-dia-16
Rượu bia và các chất kích thích

Những loại đồ uống có chứa cồn như: nước ngọt, bia rượu, những chất kích thích như thuốc lá sẽ khiến cho hệ miễn dịch suy giảm. Và làm cho lượng độc tố tích tụ ở trong cơ thể rất khó để đào thải. Nếu bạn thường xuyên sử dụng các loại đồ uống này thì da sẽ trở nên nhạy cảm. Lúc ấy, nguy cơ viêm da cơ địa tái phát sẽ rất cao và khiến cho tình trạng bệnh lý trở nên trầm trọng hơn. 

viem-da-co-dia-17

2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị viêm da cơ địa bằng chế độ sinh hoạt

Để đối phó với viêm da cơ địa, không chỉ cần quan tâm đến chế độ ăn uống. Mà các bạn còn cần tuân thủ các biện pháp và thói quen giữ vệ sinh.

Dưới đây là những điều mà bạn nên kiêng khi mắc viêm da cơ địa:

2.2.1. Tránh tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh

Nhiệt độ nước tắm có thể ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng da. Sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh có thể làm da khô, mất nước và gây kích ứng cho da đã tổn thương.

2.2.2. Hạn chế tiếp xúc với hóa chất

Bổ sung kem dưỡng ẩm thích hợp sẽ giúp duy trì độ ẩm cho da, tránh tình trạng khô da và bong tróc. Tránh sử dụng sản phẩm tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy, bột giặt, nước rửa chén…. Đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc da có mùi thơm mạnh hoặc các thành phần gây kích ứng da.

viem-da-co-dia-18

2.2.3. Hạn chế việc gãi ngứa

Mặc dù ngứa ngáy là triệu chứng khá khó chịu khi mắc viêm da cơ địa. Tuy nhiên, việc gãi mạnh có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng. Hãy cố gắng kiềm chế sự cản trở này và tránh gãi mạnh vùng da bị tổn thương để không làm trầm trọng tình trạng bệnh.

2.3. Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh viêm da cơ địa

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, đặc biệt sau khi đổ nhiều mồ hôi.
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh khô da.
  • Hạn chế tắm nước nóng để tránh kích thích da, gây ngứa và viêm.
  • Sử dụng cố định loại nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với da.
  • Bạn phải đọc kỹ thành phần để tránh gây kích ứng cho da.
  • Hạn chế ăn hải sản, uống rượu bia, không hút thuốc lá,… có thể kích thích dị ứng, gây ngứa ngáy.
  • Không tự ý mua thuốc chống dị ứng, cần uống theo toa của bác sĩ.
  • Mặc áo thoáng mát, vải mềm, mỏng trong thời tiết nóng.
  • Uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày.
viem-da-co-dia-19

Kết luận: Viêm da cơ địa vốn là căn bệnh mang tính chất dai dẳng và có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu như bạn không duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và phù hợp. Do đó, bạn nên đặc biệt chú ý đến các loại thực phẩm mà mình sử dụng nhé.

Tài liệu tham khảo: 

  1. https://bookingcare.vn/cam-nang/viem-da-co-dia-kieng-an-gi-nen-an-gi-p3751.html
  2. https://hewel.com.vn/tin-tuc/viem-da-co-dia-c2a443.html
  3. https://www.omipharma.vn/bai-viet/bi-viem-da-co-dia-kieng-an-gi-thuc-don-cho-nguoi-viem-da-co-dia
  4. https://benhvienquan11.vn/giao-duc-suc-khoe/viem-da-co-dia-la-gi-trieu-chung-nguyen-nhan-bien-chung-phong-ngua-n2978.html

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận