Bệnh mãn tính là gì? Mà một khi mắc phải thường kéo dài dai dẳng và gần như không thể trị dứt điểm. Nếu chủ động tìm hiểu tường tận hơn nữa, đồng thời nắm bắt được các bệnh mãn tính thường gặp cùng cách chăm sóc sức khỏe chủ đông từ sớm, liệu có mang lại kết quả tích cực hơn trong quá trình điều trị không? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Contents
I. BỆNH MÃN TÍNH LÀ GÌ?
Bệnh mãn tính hay còn gọi là bệnh mạn tính, theo ý hiểu của đại đa số mọi người hiện nay đây là bệnh lý có đặc điểm kéo dài dai dẳng, thường tái đi tái lại nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm.
Còn theo định nghĩa của Trung tâm thống kê Y tế quốc gia Hoa Kỳ (CDC), bệnh mãn tính được hiểu là một căn bệnh tồn tại trong thời gian dài, khoảng từ 3 tháng đến nhiều hơn 1 năm. Hầu hết các bệnh mãn tính không thể phòng ngừa được bằng vắc-xin, không chữa khỏi bằng thuốc và cũng không thể tự khỏi.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể sống chung với bệnh mãn tính và kiểm soát các triệu chứng hàng ngày theo phác đồ của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bệnh mãn tính cũng có những chu kỳ tiến triển từ nhẹ đến nặng như bao bệnh lý khác, và có thể được kiểm soát rồi đưa về ngưỡng ổn định.
II. CÁC BỆNH MÃN TÍNH THƯỜNG GẶP
Theo đúng như định nghĩa, thì hiện nay có rất nhiều bệnh được xếp vào nhóm bệnh mãn tính. Tuy nhiên, phổ biến nhất phải kể đến những bệnh lý mãn tính sau:
- Bệnh hen suyễn hay còn gọi bệnh hen phế quản, là một bệnh lý mạn tính liên quan đến hệ hô hấp với các triệu chứng thở khò khè, khó thở, tức ngực, ho vào lúc đêm hoặc buổi sáng sớm.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease – COPD) là một bệnh viêm phổi mạn tính gây khó thở, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
- Tiểu đường (hay còn gọi là đái tháo đường) là một bệnh mạn tính xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc khi cơ thể không thể sử dụng hiệu quả insulin.
- Cao huyết áp, bệnh xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường
- Viêm khớp với các tình trạng bị sưng, đau ở một hoặc nhiều khớp trên cơ thể như: khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai, khớp cổ tay, khớp cổ,…
- Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương với các biểu hiện như đau nhức đầu xương; đau ở thắt lưng, cột sống, xương chậu, xương hông, đầu gối; lưng còng, đau lưng, dáng đứng khom xuống hoặc có thể bị gãy xương…
- Ung thư, bệnh xảy ra khi có tế bào không bình thường xuất hiện, phát triển mất kiểm soát và chúng có thể di căn khắp cơ thể.
- Một số bệnh tim mạch mãn tính thường gặp như suy tim, bệnh mạch vành
- Suy thận mãn tính là tình trạng chức năng thận bị suy giảm hoặc ngừng hoạt động, không thể đào thải các chất độc và dịch thừa ra khỏi máu.
- Bệnh Crohn hay còn gọi là viêm ruột mãn tính, đặc trưng bởi tình trạng đau bụng và tiêu chảy kéo dài nghiêm trọng.
III. CÁCH CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHỦ ĐỘNG CHO NGƯỜI BỆNH MÃN TÍNH
Là bệnh kéo dài dai dẳng và hầu như không thể chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, làm giảm triệu chứng bệnh và sống chung an toàn với bệnh mạn tính nhờ biết cách chăm sóc sức khỏe chủ động.
3.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Có thế nhiều trong số những bệnh mãn tính gặp phải là do di truyền, nhưng để bệnh có điều kiện thuận lợi phát ra không thể nào thiếu được sự góp sức từ chế độ dinh dưỡng.
Mặc dù rất nhiều “bệnh từ miệng mà ra”, nhưng nếu biết cách xây dựng một chế độ ăn uống khoa học sẽ trở thành “liều thuốc bổ” cứu cánh cho người bệnh. Theo đó, chế độ ăn cần ưu tiên các nhóm thực phẩm sạch, sử dụng nhiều rau củ để bổ sung nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất tăng sức khỏe. Nên giảm thiểu ăn các loại thịt sống, thịt giàu đạm…
3.2. Chế độ sinh hoạt khoa học
Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ và tuyệt đối không nhịn các nhu cầu sinh lý thiết yếu của cơ thể như đại tiện, tiểu tiện… Mặc đủ ấm mùa đông, giữ cơ thể đủ mát vào mùa hè, tuyệt đối không lạm dụng các thiết bị làm lạnh hay sưởi ấm.
Bên cạnh đó, cần cải tạo môi trường sống sạch, với nhiều cây xanh thoáng mát. Nói không với thuốc lá (bao gồm cả thuốc lá điện tử), các đồ uống chứa chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có gas…
Một vấn đề đặc biệt quan trọng khác, cần duy trì tâm lý thoải mái, tránh stress, căng thẳng… vì tâm bệnh cũng là một trong những lý do làm tăng nguy cơ mắc bệnh mãn tính.
3.3. Chế độ tập luyện phù hợp
Tùy vào thể trạng sức khỏe, hãy cố gắng duy trì một môn thể thao để cải thiện sức khỏe cơ thể. Thông quá các vận động, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ diễn ra mượn mà hơn, hỗ trợ tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, phòng bệnh tật.
Lưu ý, với những môn vận động mạnh, có tác động trực tiếp đến cơ, xương, khớp cần có huấn luyện viên chỉ dẫn để trái gặp chấn thương.
Lời kết:
Với những thông tin đã tìm hiểu được, tin chắc bạn đọc đều đã biết bệnh mãn tính là gì? cùng các chia sẻ, bệnh mãn tính thường gặp hiện nay để phân biệt và chủ động hơn trong công tắc chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ điều trị. Trong trường hợp muốn được chúng tôi chia sẻ chi tiết hơn nữa về một hay nhiều bệnh mãn tính cụ thể khác, mời để lại thông tin bên dưới bài viết này nhé!
Thông tin tham khảo:
- https://youmed.vn/tin-tuc/benh-man-tinh-la-gi-co-nguy-hiem-hay-khong/
- https://vi.wikipedia.org/wiki/
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/nao-la-benh-man-tinh/
- https://www.pharmacity.vn/benh-man-tinh-la-gi-cac-benh-man-tinh-thuong-gap.htm
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ