Bật mí phương pháp phòng ngừa bệnh gout đơn giản, hiệu quả cao
Ngày nay, thói quen ăn uống giàu đạm và lối sống không lành mạnh khiến tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa. Từ đó khiến không ít người bệnh khổ sở vì căn bệnh này. Bài viết dưới đây, HK Care sẽ bật mí cho bạn những phương pháp phòng ngừa bệnh gout đơn giản, hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu nhé:
Contents
I. Những điều cần biết về bệnh Gout
1. Bệnh Gout là gì?
Bệnh gout là một loại viêm khớp vi tinh thể do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin. Người mắc bệnh thường có chỉ số axit uric trong máu cao. Và theo thời gian, các tinh thể axit uric hình thành, gây sưng, viêm khớp và các cơn đau kéo dài.
Ở Việt Nam, khoảng 35% dân số, chủ yếu ở độ tuổi lao động bị mắc bệnh gout. Trong mỗi 100 người trưởng thành, có 2-5 người phải đối diện với triệu chứng liên quan đến bệnh này. Tuy tỷ lệ mắc gout ở nam giới thường cao hơn phụ nữ, nhưng hiện nay, số lượng phụ nữ mắc bệnh này đang tăng lên, đặc biệt là trong nhóm người ở giai đoạn mãn kinh.
Vì vậy, việc tự trang bị kiến thức cơ bản về bệnh gout đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bản thân khỏi căn bệnh này.
2. Triệu chứng của bệnh gout
Ở giai đoạn ban đầu, người bệnh ghi nhận hàm lượng axit uric trong máu tăng nhưng lại không có biểu hiện gì rõ ràng. Theo thời gian, khi nồng độ này không giảm sẽ dẫn đến sự tích tụ của tinh thể urat, có thể gây ra cơn đau khớp. Cơn đau do gout thường xuất hiện đột ngột, với cơn đau dữ dội thường diễn ra vào buổi tối. Một số dấu hiệu tiêu biểu của bệnh gout cần kể đến:
- Đau khớp dữ dội: Triệu chứng đau khớp thường xảy ra ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay và khuỷu tay. Các khớp ở háng, vai và vùng chậu thì thường ít gặp hơn. Cơn đau thường diễn ra đỉnh điểm trong vòng 4 đến 12 giờ đầu tiên sau khi bắt đầu.
- Đau âm ỉ, kéo dài: Sau khi trải qua những cơn đau dữ dội, bệnh nhân có thể bị đau âm ỉ kéo dài trong vài ngày hoặc thậm chí vài tuần. Tần suất và thời gian kéo dài của cơn đau có thể gia tăng theo thời gian.
- Viêm và sưng đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng sẽ trở nên sưng, mềm, nóng và có màu đỏ.
- Hoạt động của khớp bị hạn chế: Bệnh nhân bị gout phát bệnh sẽ làm khả năng cử động của các khớp trở nên khó khăn hơn, khiến bạn khó hoạt động trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày.
3. Biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Tùy thuộc vào bệnh án của từng bệnh nhân, các đợt bùng phát của bệnh gout có thể khác nhau. Một số trường hợp, người bệnh chỉ trải qua một số cơn đau mỗi năm trong khi số khác có thể có tần suất cơn đau 1 tháng/lần.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân bị gout có hàm lượng axit uric cao trong máu và có thể dẫn đến hàng loạt các biến chứng như:
- Sỏi thận: Khoảng 20% bệnh nhân gout phát triển sỏi thận do sự tích tụ của tinh thể urat và calci, gây suy giảm chức năng thận, tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Giảm độ lọc của cầu thận.
- Tăng nguy cơ bị bệnh tim thiếu máu: Mức độ nặng của bệnh có liên quan đến tỷ lệ cao của bệnh tim thiếu máu.
- Hoại tử khớp và tàn phế: Nguy cơ này xuất hiện khi các hạt tophi vỡ gây loét, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng, có thể dẫn đến hỏng khớp.
- Hẹp động mạch: Người bị gout có nguy cơ đột quỵ, đau tim hoặc các vấn đề về tim khác.
- Thoái hóa ở khớp: Xuất hiện khi các tinh thể urat và hạt tophi gây tổn thương và làm cứng khớp.
- Tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt.
- Tâm thần, trầm cảm.
- Rối loạn cương ở nam giới.
Do đó, bệnh gout nếu được phát hiện sớm và có những phương pháp điều trị chuyên sâu cùng chế độ ăn uống và tập luyện lành mạnh, thì các tổn thương và biến chứng của gout có thể được phòng ngừa hiệu quả.
II. Phương pháp chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị Gout
1. Dinh dưỡng với người bị Gout
1.1. Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp
Theo các chuyên gia, việc áp dụng một chế độ ăn khoa học, phù hợp có thể giúp giảm đến 15% nồng độ axit uric trong cơ thể. Do đó, việc lập thực đơn hàng ngày cho người bị gout là rất cần thiết. Để xây dựng thực đơn tốt cho người bị gout, bạn cần tuân thủ một số nguyên tắc dưới đây:
- Tìm hiểu và liệt kê các loại thực phẩm nên ăn và cần tránh với người bị gout.
- Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe như các loại cá nước ngọt, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, thịt trắng, sữa ít béo…
- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều purin, trong đó bao gồm thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản có vỏ, và bánh kẹo ngọt.
- Đảm bảo uống đủ nước cần thiết và hạn chế đồ uống có chứa cồn và nước ngọt.
- Ưu tiên các phương pháp nấu ăn như hấp, luộc và tránh sử dụng nước luộc thịt.
- Giảm lượng muối tiêu thụ hàng ngày xuống dưới 5g.
Những nguyên tắc này giúp xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và có thể hỗ trợ điều trị bệnh gout hiệu quả.
1.2. Gợi ý thực đơn 1 tuần cho người bị gout
Người bị gout có thể tham khảo gợi ý thực đơn trong 1 tuần dưới đây của chúng tôi:
Thứ 2
Bữa sáng
– 1 bánh mỳ kẹp chả, rau và dưa chuột
– 180ml sữa tách béo ít đường
Bữa trưa
– 1,5 bát cơm trắng
– 40g tôm rang
– 100g bông cải luộc
– 1 hộp sữa chua
Bữa tối
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g sườn non xào chua ngọt
– 1 bát con canh rau ngót
– Dưa hấu tráng miệng
Thứ 3
Bữa sáng
– 1 bắp ngô luộc
– 180ml sữa tách béo ít đường
Bữa trưa
– 2 bát cơm trắng nhỏ
– 1 bát nhỏ canh rau cải
– 1 bát salad trộn cùng trứng luộc
– 1 quả chuối tráng miệng
Bữa tối
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g cá hồi sốt cà chua
– 1 bát canh rau cần
– 1 hộp sữa chua
Thứ 4
Bữa sáng
– 1 suất bún chả
– 1/2 quả táo
Bữa trưa
– 1 bát cơm tấm
– 100g cá bống kho
– 150g củ cải luộc
– Bưởi tráng miệng
Bữa tối
– 1 bát cơm trắng
– 100g thịt lợn nướng
– 1 bát con salad rau quả trộn dầu oliu
– Thanh long tráng miệng
Thứ 5
Bữa sáng
– 1 bát phở gà
Bữa trưa
– 2 lưng bát con cơm trắng
– 30g thịt lợn băm
– 1/2 đậu rán
– 200g rau củ luộc
Bữa tối
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g thịt ba chỉ luộc
– 150g canh bí đỏ
Thứ 6
Bữa sáng
– 1 bát nhỏ cháo đậu xanh
– 180ml nước cam
Bữa trưa
– 2 bát cơm trắng
– 50g lạc rang
– 1 bát canh bí xanh nấu thịt bằm
– 1/2 quả xoài
Bữa tối
– 100g cá hấp
– 1 quả trứng xào mướp đắng
– 1 bát canh rau muống
– Chuối tráng miệng
Thứ 7
Bữa sáng
– 1 suất bánh cuốn
– 180ml sữa tách béo
Bữa trưa
– 2 lưng bát con cơm gạo trắng
– 100g thịt nạc băm hấp
– 1 bát canh rau đay mồng tơi
Bữa tối
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g thịt luộc
– 100g đậu hà lan hấp
Chủ nhật
Bữa sáng
– 1 bát cháo con thịt nạc băm
– 1/2 quả táo
Bữa trưa
– 1 bát cơm trắng
– 40g tôm rang
– 200g rau cải luộc
Bữa tối
– 1,5 bát cơm trắng
– 100g thịt nạc rang
– 100g cà rốt, su hào luộc
– 1/3 quả dứa tráng miệng
2. Chế độ sinh hoạt với người bị gout
Trong cơn đau, bệnh nhân cần để cho cơ khớp của mình được nghỉ ngơi hoàn toàn. Tốt nhất, bệnh nhân nên nằm nghỉ để tránh tình trạng vận động cường độ cao. Vì việc này sẽ giúp giảm áp lực và ngăn chặn tinh thể muối urat tích tụ trong khớp. Nếu cố gắng hoạt động, có thể gây sưng, đau và tổn thương cho khớp.
Ngoài cơn đau, người bệnh cần duy trì chế độ lao động và sinh hoạt phù hợp với tình trạng khớp. Điều này bao gồm:
- Duy trì cân nặng ổn định để tránh tăng cân nhanh, tạo áp lực lớn lên khớp.
- Thực hiện vận động nhẹ nhàng, để tăng tính linh hoạt cho xương khớp và cải thiện sức khỏe.
- Tránh làm việc nặng, hoạt động quá mức hoặc tập luyện thể thao với độ cường độ cao.
- Giữ cơ thể ấm, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh.
- Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng. Vì stress có thể làm tăng nguy cơ cơn đau gout.
- Ngâm chân trong nước ấm hàng tối nhưng cần tránh nước quá nóng. Và không nên thực hiện khi khớp đang trong trạng thái viêm.
- Luôn tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không tự ý áp dụng các loại thuốc không được chỉ định hoặc thay đổi liều lượng mà không được sự hướng dẫn của chuyên gia y tế.
III. Cách phòng ngừa Gout đơn giản, hiệu quả cao
Để ngăn chặn bệnh gout một cách hiệu quả, người bệnh cần tập trung vào chế độ ăn uống và hoạt động sinh hoạt điều độ. Đồng thời, bệnh nhân cần chú ý đến các điểm sau:
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ổn định có tác dụng để giảm tình trạng tăng axit uric và giảm áp lực lên khớp. Đồng thời, cân nặng hợp lý cũng giúp kiểm soát bệnh được tốt hơn.
- Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin. Đồng thời, bổ sung đủ nước và chất xơ, sử dụng nguồn protein từ đậu, trứng, sữa. Nên tránh bia, rượu mạnh và nước có gas.
- Lối sống lành mạnh: Tập thể dục và tham gia hoạt động ngoại khóa để cải thiện sức khỏe tổng thể.
- Uống đủ nước: Uống nhiều nước và uống một cách hợp lý là cách để giúp thận hoạt động tốt và loại bỏ axit uric khỏi cơ thể.
- Lắng nghe cơ thể: Khi cơ thể có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bạn cần kiểm tra sức khỏe sớm và có phương pháp điều trị hợp lý.
- Khám sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để phát hiện và điều trị bệnh gout kịp thời.
Lời kết: Có thể thấy, việc duy trì một lối sống lành mạnh và khoa học giúp phòng ngừa hiệu quả bệnh gout tái phát. Vì vậy, chúng ta nên xây dựng thói quen sống lành mạnh ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe cá nhân và qua đó, cải thiện chất lượng cuộc sống hàng ngày.
NGUỒN THAM KHẢO
https://suckhoedoisong.vn/benh-gut-gout-va-cach-phong-ngua-dieu-tri-hieu-qua-16921112013135061.htm
https://hongngochospital.vn/phong-benh-gut/
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dinh-duong/che-do-du-phong-benh-gout/
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ