8 Thực Phẩm Siêu Bổ Máu – Người Bị Thiếu Máu Cần Bổ Sung Ngay

31 lượt xem

8 Thực Phẩm Siêu Bổ Máu – Người Bị Thiếu Máu Cần Bổ Sung Ngay

Thiếu máu ăn gì là băn khoăn của nhiều người vì chế độ dinh dưỡng sẽ góp phần chính yếu, giúp cải thiện chứng thiếu máu hiệu quả. Dưới đây là 8 loại thực phẩm tốt dành cho người thiếu máu. Bạn tham khảo ngay nhé!

1. Thông tin quan trọng về bệnh thiếu máu bạn cần biết

1.1 Bệnh thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng giảm hemoglobin (HGB) trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi và cùng điều kiện sống, gây ra các biểu hiện thiếu oxy ở các mô và tổ chức của cơ thể.

Mức độ giảm hemoglobin trong máu xuống 5% so với giá trị tham chiếu (theo tuổi, giới, điều kiện sống) có giá trị chẩn đoán xác định tình trạng thiếu máu.

Các mức độ thiếu máu:

  • Việc xếp loại thiếu máu chủ yếu dựa vào nồng độ huyết sắc tố:
  • Thiếu máu nhẹ: Huyết sắc tố từ 90 đến 120 g/L.
  • Thiếu máu vừa: Huyết sắc tố từ 60 đến dưới 90 g/L.
  • Thiếu máu nặng: Huyết sắc tố từ 30 đến dưới 60 g/L.
  • Thiếu máu rất nặng: Huyết sắc tố dưới 30 g/L.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng thiếu máu, về cơ bản có thể chia thành 3 nhóm nguyên nhân như sau:

  • Mất máu: Do chảy máu (người bệnh bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh trĩ, đi tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài…).
  • Tan máu: Do tăng phá hủy hồng cầu vì nguyên nhân tại hồng cầu hoặc nguyên nhân khác (bệnh tan máu bẩm sinh hoặc miễn dịch, sốt rét…).
  • Giảm hoặc rối loạn sinh máu:Do tủy xương giảm sinh hoặc rối loạn sinh các tế bào máu: suy tủy xương, rối loạn sinh tủy, bệnh máu ác tính, ung thư di căn…hoặc do thiếu yếu tố tạo máu như: erythropoietin, acid amin, acid folic và vitamin B12, thiếu sắt…

1.3. Triệu chứng bệnh thiếu máu

Bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu thường xuất hiện các triệu chứng sau đây:

  • Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai.
  • Da xanh, sắc mặt nhợt nhạt.
  • Hồi hộp, tim đập nhanh, dễ cáu gắt, căng thẳng.
  • Chán ăn, rối loạn tiêu hóa.
  • Rụng tóc, dễ bị gãy móng tay.
  • Vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh bệnh thiếu máu bạn biết chưa?

2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị bệnh thiếu máu

2.1.1. 8 thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu

Rau lá xanh

Rau xanh, nhất là các loại rau sẫm màu như: súp lơ, cải bó xôi, rau muống, đậu bắp,… chứa nhiều vitamin A, C, K, canxi,… và hàm lượng chất sắt rất cao. Không những thế rau xanh còn dễ chế biến, ăn không bị ngán nên người bị thiếu máu chớ nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.

Thịt đỏ và gia cầm

Các loại thịt có màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu, thịt dê,… là những thực phẩm giàu sắt. Ngoài ra, thịt gia cầm và gà cũng chứa sắt nhưng với lượng thấp hơn. Vì thế trong khẩu phần hằng ngày của người bị thiếu máu không nên bỏ qua nhóm thực phẩm này.

Trứng

Trứng vốn là thực phẩm chứa nhiều protein tốt cho cơ thể. Đồng thời, trứng còn có hàm lượng rất cao các loại vitamin, khoáng chất và đặc biệt là sắt. Do đó, nó cũng là thực phẩm tốt cho người bị thiếu máu.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không nên lạm dụng quá. Mỗi tuần chỉ nên ăn 3 – 4 quả trứng, riêng người cao huyết áp thì mỗi tuần chỉ nên ăn 1 – 2 quả trứng mà thôi.

Hải sản

Động vật có vỏ như hàu, nghêu, sò điệp, cua và tôm là những nguồn hải sản giàu chất sắt. Một số loại cá cũng chứa sắt gồm: Cá ngừ, cá thu, cá nục, cá rô tươi, cá hồi, cá mòi.

Trái cây

Các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, quýt,… rất có ích đối với điều trị thiếu máu vì nó đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt nhờ đó mà duy trì lưu thông khí huyết bên trong cơ thể.

Các loại hạt

Các loại hạt cũng là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng sắt cao đồng thời có nhiều dưỡng chất tốt cho máu. Ngoài ra, nó còn giúp cho quá trình vận chuyển máu được lưu thông dễ dàng hơn. Những loại hạt chứa nhiều sắt có thể kể đến như: hạt điều, hạt vừng, hạt chia,…

Đậu

Đậu là nguồn cung cấp chất sắt tốt đặc biệt phù hợp cho người ăn chay đang cảm thấy khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn thực phẩm giàu sắt không phải từ động vật. Một số lựa chọn giàu chất sắt là: Đậu thận, đậu xanh, đậu tương, đậu mắt đen, đậu tây, đậu đen, đậu hà lan.

Mật ong

Ăn mật ong có thể lấy lại lượng máu thiếu hụt rất tốt vì nó chứa nhiều chất giúp cho chất sắt được tích tụ bên trong cơ thể. Không những thế, mật ong còn giúp cân bằng lượng huyết sắc tố nên lại càng đáng để bổ sung vào thực đơn bị thiếu máu nên ăn gì. Cách sử dụng mật ong rất đơn giản, người bệnh có thể dùng trực tiếp hoặc pha vào nước ấm để uống mỗi sáng.

2.1.2. Người bị thiếu máu não nên tránh thực phẩm

Các thực phẩm giàu canxi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị thiếu máu hoặc đang gặp các vấn đề về máu cần dung nạp canxi một cách thận trọng. Bởi lẽ, hàm lượng canxi lớn sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt trong cơ thể. Đây chính là yếu tố bất lợi cho các bệnh nhân bị thiếu máu.

Phô mai và sữa, tôm, cua biển và một số loại rau khác như cải ngọt, rau dền,… là những thực phẩm giàu canxi bạn nên hạn chế sử dụng.

Các thực phẩm có chứa tanin

Bởi lẽ hợp chất này là một dạng polyphenol, có nhiệm vụ tạo liên kết cùng protein. Đặc biệt, tác dụng phụ của chất này rất dễ tạo phản ứng hoá học với sắt từ đó sinh ra muối khó tan. Chúng sẽ gây ức chế trực tiếp quá trình tổng hợp chất và hấp thụ sắt cho cơ thể.

Các loại thực vật chứa tanin thường gặp bao gồm: lá trà, ngô, nho và cà phê. Như vậy đồng nghĩa với việc chúng ta không nên dung nạp trà, rượu vang, cà phê hoặc nước, rượu ngô nếu đang gặp phải tình trạng thiếu máu.

Các thực phẩm chứa Gluten

Gluten được xem là kẻ thù của những người bị celiac (còn gọi là bệnh không dung nạp gluten), còn đối với những người bị thiếu máu, gluten gây tổn thương cho thành ruột, ngăn cản hấp thu sắt và axit folic – hai chất cần thiết trong quá trình sản sinh tế bào hồng cầu.

Những thực phẩm người bị thiếu máu nên kiêng chứa gluten bao gồm: lúa mì, mì ống, lúa mạch, bánh mì… để tránh những mối nguy tiềm ẩn.

Nhóm thực phẩm chứa axit oxalic

Axit oxalic là một hợp chất hóa học với công thức tổng quát H₂C₂O₄. Nó là một axit hữu cơ tương đối mạnh, nó mạnh gấp khoảng 10.000 lần so với axit axetic và có thể phản ứng với canxi trong máu hay trong mô thành kết tủa oxalat canxi CaC2O4.

Do tính phản ứng và kết tủa của nó, những thực phẩm: rau dền, khế, tiêu, củ cải đường, cacao… không được khuyên dùng cho những người bị bệnh thiếu máu cơ tim.

2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh thiếu máu bằng chế độ sinh hoạt

  • Ăn uống: vệ sinh, đúng khoa học, cân đối các thành phần, … Đặc biệt hạn chế tannin, canxi, thức uống có cồn…
  • Chế độ sinh hoạt, làm việc cân đối, tập luyện nâng cao sức khỏe chung để tránh các bệnh nội khoa chung
  • Đặc biệt phụ nữ, lưu ý nhiều đến kinh kỳ, cần bổ sung sắt uống, ăn thức ăn giàu sắt nếu thiếu
  • Lắng nghe cơ thể và các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu hoặc bệnh có nguy cơ gây thiếu máu
  • Khám sức khỏe tổng quát và làm xét nghiệm máu ngay khi có nghi ngờ
  • Nên khám sức khỏe ít nhất 1 lần/năm

2.3. Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh thiếu máu

  • Bổ sung sắt trong suốt thời kỳ mang thai: Đối với phụ nữ có thai, liều bổ sung là 60mg sắt/ngày và 400 µg folic acid trong suốt thời gian có thai. Sau khi sinh bổ sung tiếp 3 tháng với liều tương tự như khi có thai đối với phụ nữ cho con bú.
  • Bổ sung sắt định kỳ cho phụ nữ không mang thai: bổ sung sắt/acid folic mỗi tuần 1 viên trong 3 tháng, 3 tháng nghỉ, sau đó tiếp tục bổ sung 3 tháng. Nếu khả thi, lặp lại chu kỳ này trong năm.
  • Nên nuôi trẻ bằng sữa mẹ hoặc sữa bổ sung sắt dành cho trẻ trong năm đầu đời, vì sắt trong sữa mẹ được hấp thu hơn sữa bột.
  • Thực hiện chế độ ăn cân đối giàu sắt, vitamin như thịt màu đỏ (thịt bò, thịt trâu…), hải sản, thịt gia cầm, trứng, bột bánh mì, đậu, lạc, các loại rau xanh đậm như rau ngót, dền, muống… Kết hợp các loại thực phẩm khác nhau làm cho bữa ăn cân đối hơn về giá trị và vi chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng hấp thu sắt bằng uống nước hoa quả như cam, chanh khi ăn thức ăn nhiều sắt.
  • Không nên uống trà, cà phê ngay sau ăn.
  • Các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, nhiễm trùng cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt trong đó có nhiễm ký sinh trùng đường ruột gây tác hại lớn nhất cho cơ thể. Do đó, cần tẩy giun định kỳ hàng năm bằng Mebendazol và Albendazol, đặc biệt cho phụ nữ và trẻ em trên 2 tuổi. Thường xuyên vệ sinh môi trường, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh…

Kết luận: Trên đây là những thông tin về bệnh thiếu máu. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích giúp bạn chọn được thực phẩm tốt đồng thời hạn chế những thực phẩm không tốt để cải thiện tình trạng thiếu máu.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận