7 đối tượng có nguy cơ viêm đại tràng cao nhất mà bạn không nên bỏ qua

22 lượt xem

Ai trong chúng ta cũng có thể bị viêm đại tràng, tuy nhiên, 7 đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn. Nếu bạn cũng thuộc nhóm này, hãy chủ động thay đổi chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt để phòng ngừa hiệu quả nhất nhé!

1. Viêm đại tràng là gì? 

Sau khi trải qua quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng ở ruột non, các chất thải không thể tiêu hóa được sẽ bị đẩy xuống đại tràng (ruột già). Tại đây, đại tràng sẽ thực hiện lại quá trình hấp thụ nước và cuối cùng loại bỏ các chất thải còn sót lại ra khỏi cơ thể. Vì vậy đây là bộ phận dễ bị tổn thương nhất của hệ tiêu hóa, dễ bị viêm nhiễm.

viem-dai-trang

Viêm đại tràng là tình trạng viêm gây ra các tổn thương cục bộ hoặc lan tỏa và phát triển ở niêm mạc đại tràng. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, các chuyên gia chia thành cấp tính và mãn tính. 

dau-hieu-viem-dai-trang

4 dấu hiệu viêm đại tràng điển hình nhất mà bạn thường bỏ qua là: 

Viêm đại tràng cấp tính: 

  • Đau bụng dai dẳng ở nửa bên trái của đại tràng và hai hố chậu, cơn đau thường giảm đi khi đi đại tiện
  • Thường xuyên đầy hơi, chướng bụng, ăn xong là muốn đi cầu tiêu luôn
  • Rối loạn tiêu hóa, lúc thì tiêu chảy (phân lỏng, đi tiêu trên 3 lần/ngày). Hoặc táo bón, đầu rắn đuôi nát, phân có máu hoặc nhầy
  • Mệt mỏi, suy nhược, sụt cân

Viêm đại tràng mãn tính: 

  • Đau quặn vùng bụng dưới, dọc khung đại tràng
  • Rối loạn tiêu hóa với tiêu chảy, phân có thể lẫn máu, đại tiện nhiều lần trong ngày
  • Mệt mỏi, sút cân nhanh, chán ăn, đau mỏi các khớp
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao

2. 7 đối tượng có nguy cơ viêm đại tràng cao nhất 

Ai cũng có thể bị bệnh, không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp. Tuy nhiên, các đối tượng dưới đây có nguy cơ cao mắc bệnh hơn: 

Thường xuyên sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh:

Khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm chưa nấu chín kỹ hoặc nước uống bị ô nhiễm sẽ khiến đường ruột bị nhiễm trùng. Các vi khuẩn như E. coli, Rotavirus, lỵ amip, sán lá… Khi xâm nhập cơ thể gây viêm và tổn thương niêm mạc đại tràng.

nguyen-nhan-gay-benh-dai-trang

Người thường xuyên căng thẳng: 

Nếu bạn chịu áp lực công việc, lo âu, stress kéo dài, chế độ ăn uống không lành mạnh… Lúc này, sức đề kháng suy giảm cộng thêm ảnh hưởng của trục não – ruột. 

Theo đó, khi bạn căng thẳng sẽ làm rối loạn nhu động ruột, gây ra những cơn đau co thắt mạnh ở đại tràng.

Những người mắc bệnh Crohn hoặc bệnh lao: 

Hai bệnh lý này khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Bởi đây đều là những tình trạng khiến ruột bị tổn thương, giảm đề kháng của cơ thể. Nên bạn sẽ dễ bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh lý liên quan hơn. 

benh-crohn

Táo bón kéo dài: 

Táo bón kéo dài khiến phân có máu, đau âm ỉ vùng bụng khiến bạn bị viêm đại tràng cấp tính. Nguyên nhân táo bón là ăn ít chất xơ, nhiều đồ thiếu lành mạnh, giàu đạm… Những thói quen này khiến hệ vi sinh tại đại tràng bị suy giảm, mất cân bằng. Từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn tiết độc tố, gây viêm. 

Mắc các bệnh về đường ruột: 

Người mắc các bệnh như thiếu máu cục bộ đại tràng, viêm ruột… có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng.

Lạm dụng thuốc tây: 

Lạm dụng thuốc, đặc biệt là kháng sinh lâu dài có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Đồng thời gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển. gây tổn thương đại tràng.

lam-dung-thuoc-tay

Người bị nhiễm độc: 

Những người làm việc và sống trong môi trường ô nhiễm dễ mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính cao hơn những người khác. 

3. Phòng ngừa viêm đại tràng 

Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học và hợp lý có thể phòng ngừa bệnh liên quan đến đại trạng hiệu quả. 

che-do-dinh-duong-lanh-manh

Chế độ ăn uống và sinh hoạt được được khuyên là:  

  • Thiết lập chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đầy đủ vitamin và chất dinh dưỡng để giảm viêm
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ như rau lá xanh (súp lơ, rau cải, rau chân vịt, măng tây…). Hoặc các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt để hỗ trợ tiêu hóa. Cũng như cung cấp thức ăn cho lợi khuẩn trong đại tràng sinh trưởng, cân bằng hệ vi sinh. 
  • Ăn chậm, nhai kỹ, chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực cho hệ tiêu hóa
  • Cần tránh các thực phẩm cay, nóng, chứa chất kích thích như caffeine, rượu, đồ uống chứa cồn
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc, chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định
  • Giảm áp lực, căng thẳng trong cuộc sống thường xuyên như thư giãn bằng những bài tập nhẹ nhàng.
  • Vận động thể chất ít nhất 30 phút mỗi ngày nhằm tăng cường nhu động ruột, giảm táo bón
  • Nói không với thuốc lá
van-dong-nhe-nhang

Lời kết

Viêm đại tràng mặc dù phổ biến và ai cũng có nguy cơ mắc, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách thay đổi chế độ sống, sinh hoạt và dinh dưỡng. Hy vọng sau bài viết bạn đã biết cách bảo vệ đại tràng khỏi tình trạng viêm hiệu quả nhất. 

Nguồn tham khảo: 

  1. https://www.vinmec.com/vi/tieu-hoa-gan-mat/thong-tin-suc-khoe/nhung-ai-co-nguy-co-mac-viem-dai-trang/#:~:text=Vi%C3%AAm%20%C4%91%E1%BA%A1i%20tr%C3%A0ng%20l%C3%A0%20qu%C3%A1,cao%20m%E1%BA%AFc%20vi%C3%AAm%20%C4%91%E1%BA%A1i%20tr%C3%A0ng.
  2. https://www.cedars-sinai.org/health-library/diseases-and-conditions/u/ulcerative-colitis.html

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận