6 Thực Phẩm Đại Kỵ Với Người Bị Viêm Dạ Dày Tá Tràng

22 lượt xem

6 Thực Phẩm Đại Kỵ Với Người Bị Viêm Dạ Dày Tá Tràng

Việc điều trị thường bệnh viêm dạ dày tá tràng chủ yếu là sử dụng kháng sinh và thuốc kháng axit. Tuy nhiên, chế độ ăn uống hợp lý cũng là yếu tố giúp bệnh mau khỏi hơn. Do vậy, trong bài viết này Nhà thuốc HK Care sẽ liệt kê 6 loại thực phẩm đại kỵ với người bị viêm dạ dày tá tràng. Cùng xem để tránh các bạn nhé!

1. Thông tin quan trọng về bệnh viêm dạ dày tá tràng bạn cần biết.

1.1. Bệnh viêm dạ dày tá tràng là gì?

Viêm dạ dày tá tràng là tình trạng viêm của niêm mạc dạ dày , đặc trưng là sự thâm nhập của các tế bào viêm như bạch cầu đa nhân, bạch cầu lympho, tương bào,… Đây là tổn thường gặp ở mọi đối tượng thuộc mọi lứa tuổi.

Tình trạng viêm có thể biểu hiện cấp tính hoặc mạn tính. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể nặng lên thành loét dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa hoặc tiến triển thành ung thư dạ dày.

1.2. Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng

1.2.1. Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori

Nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori được xem là nguyên nhân hàng đầu gây viêm teo niêm dạ dày mạn tính.

Theo thống kê, có 60% – 80% người Việt Nam có nhiễm khuẩn H.P. Vi khuẩn này có thể xâm nhập vào bên trong con người thông qua nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Bên cạnh đó, đối với những người sống ở những môi trường không đảm bảo vệ sinh cũng có nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn HP và bị viêm niêm mạc dạ dày.

1.2.2. Thói quen ăn uống

Những hoạt động như bỏ bữa sáng, ăn không đúng bữa, ăn nhiều gia vị có tính kích ứng mạnh niêm mạc dạ dày hoặc ăn không có giờ giấc cụ thể đều sẽ làm tăng nguy cơ viêm dạ dày tá tràng hoặc tái phát bệnh hơn người khác.

1.2.3. Lối sống không lành mạnh

Lối sống không lành mạnh tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp gây viêm dạ dày tá tràng, nhưng hậu quả tích hợp những hoạt động từ lối sống không lành mạnh sẽ dẫn đến bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Ngoài các nguyên nhân này thì việc sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, Trào ngược dịch mật hoặc mắc các bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch,…) đều là những nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày tá tràng.

1.4. Các triệu chứng thường gặp

Bệnh viêm dạ dày tá tràng có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau, mức độ khác nhau, thậm chí cũng có những trường hợp không gặp có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể nhận biết được một số triệu chứng bệnh thường gặp như sau:

  • Xuất hiện những cơn đau hay nóng rát ở vùng thượng vị. Cơn đau thường xảy ra khi bụng đói.
  • Nôn và buồn nôn.
  • Đầy hơi, khó tiêu.
  • Chán ăn.
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân.
  • Phân có màu đen hoặc lẫn máu đỏ.
  • Thiếu máu không rõ nguyên nhân.
  • Cảm giác bị nuốt nghẹn.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh viêm dạ dày tá tràng bạn biết chưa?

2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị viêm dạ dày tá tràng

2.1.1. 6 thực phẩm đại kỵ với người bị bệnh viêm dạ dày tá tràng

Cà phê và đồ uống có ga

Theo một nghiên cứu vào tháng 07/2011 của Medical Clinics of North America, cà phê có và không có caffeine, trà là những loại đồ uống có khả năng kích thích việc sản sinh axit và có thể gây ra chứng khó tiêu, đặc biệt là ở những người bị viêm loét dạ dày. Ngoài ra, các chuyên gia cũng có khuyến cáo người bệnh nên tránh đồ uống có ga vì lý do tương tự.

Đồ uống có cồn

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng việc uống rượu sẽ khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quả trở nên nặng hơn ảnh hưởng tới bệnh viêm viêm loét dạ dày thực quản. Rượu có thể gây kích ứng và làm xói mòn niêm mạc dạ dày và ruột non. Vì thế người bị viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh để làm giảm nguy cơ bị viêm hoặc xuất huyết.

Thực phẩm nhiều gia vị và có tính axit

Những thực phẩm nhiều gia vị như ớt, nước sốt… có thể làm tăng axit dạ dày, gây trào ngược dạ dày thực quản và làm trầm trọng thêm các triệu chứng liên quan đến viêm dạ dày tá tràng.

Nghiên cứu năm 1991 từ Medical Clinics of North America cũng xác định rằng các thực phẩm giàu Axit xitric như: chanh, cam, bưởi, dứa, nước ép trái cây, xoài chua, cóc chua, khế chua, dấm… cũng gây ra tình trạng khó chịu cho một số bệnh nhân bị viêm dạ dày tá tràng.

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm giàu chất béo sẽ làm tăng tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh viêm dạ dày tá tràng.

Do vậy, người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh thực phẩm giàu chất béo như: thịt xông khói, bánh pizza, bơ, sôcôla, pho mát, xúc xích…

Đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ

Thực phẩm được chiên trong dầu ở nhiệt độ cao mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, có thể dẫn đến đau bụng và đầy hơi. Do đó thức ăn được chế biến theo cách này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và làm đảo lộn lớp bảo vệ tự nhiên của đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, đồ chiên rán chứa nhiều chất béo và muối và có thể được chiên đi chiên lại nhiều lần, càng có tác động xấu đến đường ruột và sức khỏe.

 

Thực phẩm khác
  • Thực phẩm gây đầy bụng, chướng bụng: Giá đỗ, dưa muối, cà muối…
  • Thực phẩm rắn, nhiều xơ: Chân gà, xương băm, cá rán giòn, sụn, tôm, cua,…và các loại hoa quả và rau củ có nhiều xơ, rau già.
  • Thực phẩm quá nóng hoặc lạnh: Đồ ăn quá nóng khi ăn vào sẽ làm sung huyết niêm mạc dạ dày. Đông thời đồ ăn quá lạnh thì lại gây mất tính ổn định trong dạ dày. Từ đó gây nên nguy cơ bị bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng
  • Đồ chế biến sẵn: thịt xông khói, thịt hộp…

2.1.1. Các thực phẩm tốt cho người bệnh viêm dạ dày tá tràng

Chuối

Chuối có khả năng trung hòa được nồng độ acid vượt ngưỡng trong dịch dạ dày và giảm viêm. Đặc biệt, chuối có lượng đường bột cao giúp cung cấp năng lượng; hàm lượng kali cao giúp bù đắp tốt lượng thiếu hụt nếu người bệnh có tiêu chảy hoặc nôn ói; thành phần xơ hoà tan pectin có lợi với người rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

Cơm

Cơm mềm, dễ tiêu hóa, và tránh kích thích dạ dày tiết nhiều acid; có tác dụng làm giảm cơn đau dạ dày, có thể hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.

Tác dụng này cũng tương tự đối với xôi, bánh mì, bánh chưng, cháo, khoai…

Canh/Soup

Canh/ soup với thực phẩm đã được nấu chín, mềm, không gây “áp lực” với hệ tiêu hóa, đồng thời lượng nước nhiều giúp pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày làm người bệnh dễ tiêu hoá thức ăn hơn.

Nước ép táo

Thành phần chất xơ hoà tan pectin có trong nước ép táo giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, phòng ngừa tiêu chảy và táo bón.

Nước dừa

Nước dừa giàu điện giải natri, kali, canxi giúp bổ sung các thiếu hụt do ăn uống kém hoặc bù lượng mất sau tiêu chảy, nôn ói.

Trà thảo dược

Đa số các loại trà thảo dược (không cafein) giúp điều hòa hệ tiêu hóa vô cùng tốt. Chúng giúp ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc còn có tác dụng giúp cải thiện viêm nhiễm.

Gừng

Gừng có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu. Bạn có thể dùng gừng để pha trà nhấm nháp một vài lát gừng sống đều được.

Đậu bắp

Chất nhầy trong đậu bắp là phức hợp protein kết dính polysaccharides, pectin và một số chất khác. Các chất này giúp bảo vệ tốt cho niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa các nguy cơ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, và hỗ trợ làm lành các vết viêm loét trong dạ dày.

Nghệ và mật ong

Hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong là bài thuốc đông y chính trong điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm tiết dịch vị, kiềm hoá độ acid của dịch vị. Mật ong có tác dụng điều hòa nồng độ acid tại dạ dày, tránh tình trạng kích ứng dạ dày.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin A, B, D, K, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magie

Các loại vitamin và khoáng chất này cần được tăng cường trong khẩu phần để cải thiện tình trạng thiếu hụt vitamin, các khoáng chất do tiêu hóa hấp thụ kém trong bệnh lý dạ dày- tá tràng.

Ngũ cốc, rau củ màu đỏ và xanh đậm… là những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất kể trên.

2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh viêm dạ dày tá tràng bằng chế độ sinh hoạt

  • Duy trì thói quen ăn uống khoa học. Đặc biệt, nên ăn theo định lượng (về cả thời gian và khẩu phần)
  • Không vận động mạnh, không nằm sau khi ăn
  • Giữ gìn vệ sinh ăn uống
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau
  • Tránh xa stress, căng thẳng, lo âu
  • Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao hợp lý
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá

2.3. Các bài tập tốt cho người bị bệnh viêm dạ dày tá tràng

Đi bộ

Mỗi ngày chỉ cần dành ra 20 – 30 phút đi bộ sẽ giúp bạn phòng ngừa được các vấn đề về tiêu hóa. Đi bộ nhanh làm tăng khả năng co bóp của đường ruột, giúp đào thải phân dễ dàng hơn.

Đạp xe

Đạp xe 10 – 15 phút mang đến hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ các vấn đề về tiêu hóa. Đạp xe sẽ giúp thức ăn di chuyển trong ruột được dễ dàng hơn. Từ đó giảm mất nước qua phân, tạo ra một môi trường tiêu hóa khỏe mạnh.

Gập bụng

Các động tác gập bụng giúp thoát khí ga trong dạ dày hiệu quả. Ngoài ra, với những trường hợp viêm đại tràng thể táo bón, gập bụng giúp cải thiện quá trình đào thải phân. Mỗi ngày bạn nên tập gập bụng ít nhất 2 lần, mỗi lần 10-12 động tác.

Hít đất

Hít đất hay còn gọi là chống đẩy tạo ra những vận động cho cơ bụng. Từ đó cải thiện vận động của ống tiêu hóa.

Tập đứng lên ngồi xuống

Bài tập đơn giản này rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa chướng bụng, đầy hơi. Giúp toàn thân vận động tốt hơn, bao gồm cả cơ bụng, bắp tay, chân, hông, eo…

2.4. Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh viêm dạ dày tá tràng

  • Tránh ăn các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như đồ uống có cồn, thức ăn chua cay hoặc có tính acid như ớt, tiêu, hoa quả quá chua, giấm,…
  • Không hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Chế độ ăn khoa học: Ăn đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Ăn chậm nhai kỹ.
  • Thận trọng khi sử dụng các thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroid như aspirin, ibuprofen,… hoặc nhóm steroid. Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc hoặc dược sĩ để tránh các tác dụng phụ của thuốc lên hệ tiêu hóa.
  • Giảm stress: Tránh các căng thẳng trong công việc, sắp xếp thời gian hợp lý. Bạn có thể tập thư giãn bằng cách tập yoga, thiền,…

Kết luận: Hy vọng bài viết trên của Nhà thuốc HK Care đã giúp bạn note đủ các thực phẩm người bị viêm dạ dày tá tràng nên tránh ăn. Để từ đó điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp sao bệnh nhanh phục hồi hơn. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

 

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận