6 nguyên nhân gây tiêu chảy mà bạn không ngờ đến và cách xử lý

22 lượt xem

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy khá nhiều, nhưng chưa chắc ai cũng biết cụ thể. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ 6 nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy mà bạn không ngờ đến và cách xử lý hiệu quả nhất. 

1. Thông tin quan trọng về tiêu chảy bạn cần biết

1.1 Tiêu chảy là gì?

“Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng, nhiều nước, phân nát, đôi khi lẫn chất nhầy và máu.” – Các chuyên gia tại Cleveland Clinic (Hoa Kỳ) định nghĩa. 

Tiêu chảy là một trong những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hoá phổ biến ở cả trẻ em, người trưởng thành và người lớn tuổi. Thông thường, tiêu chảy sẽ tự chấm dứt trong 2 – 3 ngày. Nhưng nếu tình trạng này không đỡ, kèm theo các biểu hiện khác như sốt, mất nước… hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị sớm nhất.

tieu-chay-la-gi

Theo WHO thống kê, tính trên toàn cầu, mỗi năm có gần 1.7 tỷ trường hợp mắc bệnh tiêu chảy, tập trung vào đối tượng ở trẻ em và ở các nước đang phát triển, nơi không được tiếp cận với nguồn nước sạch.

Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 500.000 đến 700.000 trường hợp tiêu chảy cấp, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và kinh tế của cộng đồng.

1.2 6 nguyên nhân gây tiêu chảy mà bạn không ngờ đến

Nguyên nhân chính của tiêu chảy là sự xâm nhập của một loại virus, vi khuẩn xâm nhập vào hệ tiêu hoá, ảnh hưởng chức năng tiêu hoá và gây ra tiêu chảy. 

Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều nguyên nhân khác mà bạn không ngờ tới.

Nhiễm trùng đường ruột

Các mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn và ký sinh trùng) đều có thể gây nhiễm trùng dẫn đến tiêu chảy. Trong đó, Rotavirus và Escherichia coli là loại khuẩn phổ biến nhất gây bệnh từ trung bình đến nặng ở các nước thu nhập thấp. 

Ngoài ra, các loại vi khuẩn khác như cryptosporidium và shigella cũng được báo cáo gây ra tình trạng này.

nhiem-khuan-duong-ruot

Ngộ độc thực phẩm

Thực phẩm ô nhiễm, chưa được chế biến, bảo quản đúng cách, thực phẩm bẩn, tái sống…. đều có thể gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Và tiêu chảy là một trong những dấu hiệu điển hình khi chẳng may bị ngộ độc do thực phẩm. 

Cụ thể, những vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trong thực phẩm sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hoá, tiết ra độc tố khiến bạn bị rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy… 

Tác dụng phụ của thuốc

Tình trạng tiêu chảy là một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc. Ví dụ, thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn có hại khiến bạn bị bệnh, nhưng chúng cũng tiêu diệt luôn cả những lợi khuẩn trong cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng, dẫn đến rối loạn tiêu hoá, táo bón, tiêu chảy, khó tiêu… 

Tiêu chảy cũng là một tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kháng acid với magie và một số loại thuốc, phương pháp điều trị ung thư. 

tac-dung-phu-cua-thuoc

Ngoài ra, sử dụng quá nhiều thuốc nhuận tràng cũng có thể gây tiêu chảy.

Dị ứng thực phẩm

Nếu bạn là người mắc chứng không dung nạp lactose (dị ứng đạm sữa bò), thì bạn cũng sẽ thường xuyên bị tiêu chảy nhiều hơn bởi cơ thể bạn phải “vật lộn” để tiêu hóa lactose, đường trong sữa. 

Bên cạnh đó, một số người gặp khó khăn trong việc tiêu hóa fructose – một loại đường trong mật ong và trái cây, hoặc mắc bệnh celiac (cơ thể bạn gặp khó khăn trong việc phân hủy gluten – một loại protein trong lúa mì) cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Mắc các bệnh lý liên quan đến đường ruột

Tiêu chảy là một triệu chứng phổ biến của các tình trạng gây kích ứng và viêm trong ruột của bạn (ruột). Có thể kể đến như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích (IBS)…  Đặc biệt, căng thẳng và lo lắng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng nếu bạn bị IBS.

Thực hiện phẫu thuật, thủ thuật ruột

Nhiều người bị tiêu chảy sau khi phẫu thuật ruột. Có thể mất một thời gian để đường tiêu hóa của bạn hấp thụ chất dinh dưỡng từ thực phẩm bạn đang ăn và tạo ra phân cứng từ chất thải.

1.3 Dấu hiệu tiêu chảy

Dấu hiệu chính của bệnh là đi ngoài phân lỏng hoặc chảy nước. Các triệu chứng phổ biến khác bao gồm:

  • Đi tiêu nhiều hơn 3 lần/ngày
  • Đầy hơi hoặc chuột rút trong cơ bụng của bạn.
  • Thường xuyên cảm thấy cần đi tiêu gấp
  • Buồn nôn
  • Mệt mỏi, khó chịu 
  • Chán ăn
dau-hieu-tieu-chay

Đặc biệt, dấu hiệu tiêu chảy nặng bạn cần hết sức lưu ý là:

  • Sốt cao
  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa
  • Máu hoặc chất nhầy trong phân
  • Sút cân không rõ nguyên nhân (đây có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng)

Khi tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu trên, hãy đến các cơ sở y tế để được khám chữa kịp thời, tránh biến chứng xảy ra. 

1.4 Phân loại tiêu chảy

Tổ chức Y tế Thế giới phân loại tiêu chảy thành 3 cấp độ: 

  • Tiêu chảy cấp – kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, và bao gồm cả dịch tả
  • Tiêu chảy ra máu cấp tính – còn được gọi là kiết lỵ
  • Tiêu chảy kéo dài – kéo dài 14 ngày đến 4 tuần hoặc lâu hơn (tiêu chảy mãn tính)

1.5 Những biến chứng thường gặp khi tiêu chảy

Mất nước nghiêm trọng là biến chứng thường gặp nhất của bệnh. Trong giai đoạn tiêu chảy, nước và chất điện giải (natri, clorua, kali và bicarbonate) bị mất qua phân lỏng, chất nôn, mồ hôi, nước tiểu và hơi thở. 

bien-chung-cua-tieu-chay

Nếu không được bù đắp bổ sung kịp thời, cơ thể mất nước, mất khoáng sẽ vô cùng mệt mỏi. Thậm chí, mất nước có thể dẫn đến suy thận, đột quỵ, đau tim hoặc tử vong.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh tiêu chảy bạn biết chưa?

2.1. Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị tiêu chảy

Tiêu chảy là thời điểm hệ tiêu hoá vô cùng nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Cùng với đó, việc đi ngoài kéo dài khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng. Nên chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị tiêu chảy cần tập trung vào các nhóm thực phẩm sau. 

Thực phẩm bù nước, bù khoáng

  • Oresol
  • Nước gạo rang
  • Nước cháo loãng
  • Nước ép trái cây
  • Canh rau
  • Súp
  • Nước muối đường (Thêm 3g/l muối (khoảng 1 muỗng cà phê) với 18g/l đường)
  • Nước dừa
  • Trà hoa cúc
  • Trà vỏ cam
  • Trà gừng 
uong-nhieu-nuoc

Thực phẩm lỏng, dễ tiêu

Những loại thực phẩm lỏng, mềm và dễ tiêu sẽ ít tạo áp lực lên hệ tiêu hoá trong thời gian bạn bị bệnh mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất thiết yếu, giúp bạn đỡ mệt mỏi, mất sức. 

Những thực phẩm dễ tiêu được khuyên cho người bị bệnh này là:

  • Chuối
  • Quả bơ
  • Táo
  • Bánh mì
  • Gạo trắng
  • Súp khoai tây hầm
  • Các loại sữa chua

Thực phẩm làm “săn chắc phân”

Một số loại thực phẩm ít chất xơ làm cho phân rắn chắc hơn, giảm tình trạng bệnh hiệu quả. 

thuc-pham-chong-tieu-chay

Trong đó, hãy thử chế độ ăn kiêng BRAT: Bananas – Chuối, Rice – Gạo, Applesauce – nước sốt táo và Toast – Bánh mì nướng. 

Ngoài ra, khoai tây, mì, thịt bò nạc, cá và thịt gà hoặc gà tây không có da cũng là những lựa chọn tốt. 

Thực phẩm giàu kẽm

Bổ sung kẽm được chứng minh làm giảm 25% thời gian tiêu chảy và có liên quan đến việc giảm 30% thể tích phân. 

Thực phẩm giàu kẽm gồm thịt nạc, hàu, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, trứng…

Người tiêu chảy nên tránh những loại thực phẩm

thuc-pham-chien-ran
  • Đồ ăn dầu mỡ, nhiều chất béo như gà rán, khoai tây chiên
  • Đồ ăn khó tiêu như hải sản, thịt lợn, thịt mỡ
  • Đồ ăn cay nóng – vì có thể kích thích dạ dày
  • Thực phẩm gây đầy hơi như súp lơ, hành, đào, lê, mận, một số loại trái cây khô
  • Thực phẩm chứa nhiều chất làm ngọt như nước có gas, soda ăn kiêng, kẹo không đường
  • Sản phẩm từ sữa, nhất là khi bạn bị dị ứng lactose
  • Thực phẩm chứa cafein, chất kích thích, đồ uống chứa cồn
  • Thực phẩm tái sống, chưa chế biến kỹ

2.2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người tiêu chảy bằng chế độ sinh hoạt

Chế độ sinh hoạt cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc hỗ trợ cũng như phòng ngừa bệnh. 

Khi bị bệnh liên quan đến tiêu hóa này, các chuyên gia khuyên bạn nên: 

Nghỉ ngơi hợp lý

Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, mất khoáng nên vô cùng mệt mỏi. Bởi vậy, hãy tập trung nghỉ ngơi để cơ thể nhanh chóng tái tạo, phục hồi, giảm tình trạng bệnh.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Ăn đúng bữa, tránh ăn khuya, khi ăn nhai kỹ, ăn chậm… là những lời khuyên luôn đúng trong mọi trường hợp, đặc biệt là khi mắc các bệnh lý liên quan đến tiêu hoá. Việc nhai kỹ sẽ giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt hơn, tránh gây áp lực cho dạ dày.

an-cham-nhai-ky

Luôn rửa tay sạch sẽ

Nguyên nhân chính gây nên tiêu chảy là do thức ăn bị nhiễm khuẩn. Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc cồn sát khuẩn trước/sau khi chế biến thực phẩm, sau khi đi vệ sinh… sẽ giúp ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.

Nói không với thực phẩm bẩn

Thực phẩm bẩn, tái sống, chế biến không đảm bảo an toàn vệ sinh đều tiềm ẩn nguy cơ chứa mầm bệnh. Khi ăn phải, mầm bệnh sẽ xâm nhập, tiết độc tố khiến hệ tiêu hoá gặp vấn đề. Đó cũng là lý do mà nhiều người sau khi ăn hàng quán không đảm bảo khi về bị gặp các vấn đề về tiêu hóa.

noi-khong-voi-thuc-pham-ban

Uống nhiều nước

Uống đủ nước nên là thói quen mà ai cũng cần tập luyện và duy trì để tăng cường trao đổi chất, kích thích nhu động ruột hoạt động trơn tru từ đó tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung lợi khuẩn thường xuyên

Đường ruột của chúng ta luôn trong trạng thái cân bằng với 85% lợi khuẩn – 15% hại khuẩn. Nhưng thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, thực phẩm bẩn, thuốc kháng sinh… là những yếu tố gây mất cân bằng hệ vi sinh, dẫn đến rối loạn chức năng tiêu hoá. 

bo-sung-loi-khuan

Vậy nên, hãy thường xuyên chú ý bổ sung lợi khuẩn qua các loại thực phẩm như sữa chua, dưa cải lên men, đậu nành lên men, súp rong biển miso… Hoặc qua các chế phẩm bổ sung lợi khuẩn sống được bác sĩ khuyên dùng.

2.3 Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh tiêu chảy

Mặc dù tiêu chảy phổ biến và ai cũng có nguy cơ mắc, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bằng những biện pháp đơn giản. 

rua-sach-thuc-pham

Bằng cách: 

  • Luôn thực hiện theo nguyên tắc ăn chín uống sôi
  • Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên
  • Bổ sung chất xơ nhiều hơn và thực đơn để giúp lợi khuẩn phát triển ổn định
  • Thực hiện đúng nguyên tắc trong chế biến, bảo quản thực phẩm
  • Hạn chế ăn hàng quán, những nơi không đảm bảo an toàn vệ sinh
  • Tránh xa thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chiên rán
  • Tránh xa đồ uống chứa cồn, chất kích thích
  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Chủ động tăng đề kháng bằng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, nghỉ ngơi
  • Tiêm vacxin ngừa virus Rota gây tiêu chảy
  • Không lạm dụng kháng sinh, thuốc điều trị… để tránh gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột
  • Xử lý triệt để các bệnh lý về tiêu hoá, tránh để biến chứng
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện những bất thường trong cơ thể sớm nhất
kham-suc-khoe-dinh-ky

Lời kết

Tiêu chảy không hề nguy hiểm như chúng ta nghĩ nếu biết nguyên nhân, dấu hiệu và các chủ động phòng ngừa. Với những thông tin trên đây, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc cũng như biết cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bệnh này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/diarrhoeal-disease
  2. https://www.nhathuocankhang.com/ban-tin-suc-khoe/8-loai-thuc-uong-bu-nuoc-va-dien-giai-khi-bi-tieu-1526728
  3. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4108-diarrhea

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận