5 thông tin bắt buộc cần nằm để phòng ngừa bướu cổ hiệu quả nhất

24 lượt xem

5 thông tin bắt buộc cần nằm để phòng ngừa bướu cổ hiệu quả nhất

Nhắc đến bướu cổ, ắt hẳn ai trong chúng ta cũng không xa lạ gì. Nhưng nguyên nhân, dấu hiệu và đối tượng cũng như cách phòng tránh căn bệnh liên quan đến tuyến giáp này là gì thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả.

1. Thông tin quan trọng về bệnh bướu cổ bạn cần biết

1.1 Bệnh bướu cổ là gì?

Bướu cổ là một bệnh liên quan đến tuyến giáp thường gặp. Bệnh viện Mayo Clinic Hoa Kỳ định nghĩa: “Bướu cổ là sự mở rộng tổng thể của tuyến giáp. Hoặc nó có thể là kết quả của sự phát triển tế bào không đều tạo thành một hoặc nhiều khối u trong tuyến giáp”. Nói đơn giản, nếu cổ phình to lên bất thường, khả năng cao đó là bướu cổ.

Tuyến giáp là một tuyến có hình dáng gần giống con bướm nằm ở cổ của bạn. Bướu cổ có thể liên quan đến việc không thay đổi chức năng tuyến giáp hoặc tăng hoặc giảm hormone tuyến giáp.

Theo thống kê, có tới 176 triệu người (chiếm 13% dân số) bị bệnh bướu cổ ở vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, tuy chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng ở một số vùng có tỉ lệ người mắc bệnh khá cao. Dao động từ 3% trên tổng dân số ở vùng ngoại ô Hà Nội đến 67% trên tổng dân số ở các tỉnh vùng núi như Lào Cai, Tây Nguyên….

1.2 Dấu hiệu bệnh bướu cổ

Dấu hiệu điển hình nhất của bướu cổ chính là tình trạng cổ phình và sưng to bất thường. Bướu cổ thường không đau, nên ở những giai đoạn đầu rất khó phát hiện. Và chỉ có thể phát hiện thông qua kiểm tra y tế.

Bên cạnh đó, các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác phụ thuộc vào việc chức năng tuyến giáp có thay đổi hay không? Bướu cổ phát triển nhanh như thế nào? Và liệu nó có cản trở chức năng thở của bạn hay không?

Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp)

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy giáp bao gồm:

  • Mệt mỏi
  • Tăng độ nhạy cảm với lạnh
  • Thường xuyên buồn ngủ
  • Da khô
  • Táo bón
  • Cơ mất đi sức mạnh
  • Các vấn đề về trí nhớ hoặc sự tập trung

Tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp)

Các dấu hiệu và triệu chứng của cường giáp bao gồm:

  • Giảm cân
  • Nhịp tim nhanh (tim đập nhanh)
  • Tăng độ nhạy cảm với nhiệt độ (dễ nóng, dễ lạnh)
  • Đổ mồ hôi quá nhiều
  • Chấn động
  • Khó chịu và hồi hộp
  • Cơ mất đi sức mạnh
  • Đi tiêu thường xuyên
  • Những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Khó ngủ
  • Huyết áp cao
  • Thường xuyên thèm ăn

1.3 Ai có nguy cơ cao bị bệnh bướu cổ

Bất cứ ai cũng có thể mắc căn bệnh liên quan đến tuyến giáp này. Tuy nhiên những đối tượng dưới đây có nguy cơ cao hơn những người khác:

  • Thiếu iốt trong chế độ ăn uống.
  • Là phụ nữ
  • Mang thai và mãn kinh
  • Tuổi tác, bướu cổ phổ biến hơn sau tuổi 40
  • Tiền sử bệnh gia đình, nếu bố mẹ hoặc anh chị em bị bướu cổ, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác
  • Sử dụng một số loại thuốc như thuốc trợ tim amiodarone (Pacerone), thuốc tâm thần lithium (Lithobid)…
  • Phơi nhiễm phóng xạ (trong điều trị xạ trị ở vùng cổ hoặc ngực)

1.4 Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ

Chúng ta thường chỉ nghe bướu cổ do thiếu iốt. Trên thực tế, nguyên nhân gây bệnh còn nhiều hơn thế. Bao gồm:

Thiếu iốt

Iốt rất cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu không nhận đủ iốt trong chế độ ăn uống, việc sản xuất hormone sẽ giảm xuống và tuyến yên báo hiệu tuyến giáp cần tạo ra nhiều hơn. Tín hiệu này tăng dẫn đến sự phát triển quá mức của tuyến giáp.

Bệnh Hashimoto

Bệnh Hashimoto là một rối loạn tự miễn dịch, gây ra do sự nhầm lẫn khiến hệ thống miễn dịch tấn công các mô khỏe mạnh. Các mô bị tổn thương và viêm của tuyến giáp không sản xuất đủ hormone (suy giáp). Khi tuyến yên phát hiện sự suy giảm và thúc đẩy tuyến giáp tạo ra nhiều hormone hơn, tuyến giáp có thể trở nên to ra, gây bướu cổ.

Bệnh Graves

Một bệnh rối loạn tự miễn dịch khác được gọi là bệnh Graves xảy ra khi hệ thống miễn dịch tạo ra một loại protein bắt chước TSH. Protein giả mạo này khiến tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone (cường giáp). Dẫn đến sự phát triển quá mức của tuyến giáp.

U tuyến giáp

U là sự phát triển bất thường của các tế bào tuyến giáp tạo thành một khối u. Một người có thể có một khối u hoặc một vài khối u (bướu cổ đa nốt).

Nguyên nhân của các khối u không rõ ràng, nhưng có thể có nhiều yếu tố – di truyền, chế độ ăn uống, lối sống và môi trường. Hầu hết các nốt tuyến giáp không phải là ung thư (lành tính).

Ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn các loại ung thư khác và nói chung có thể điều trị được. Khoảng 5% những người có nốt tuyến giáp được phát hiện là bị ung thư.

Mang thai

Một loại hormone được sản xuất trong thai kỳ được gọi là gonadotropin (HCG). Nó có thể khiến tuyến giáp hoạt động quá mức và khiến cổ hơi phình to ra.

Viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là tình trạng viêm do rối loạn tự miễn dịch, nhiễm vi khuẩn, virus hoặc thuốc. Tình trạng viêm có thể gây ra cường giáp hoặc suy giáp.

1.5 Những biến chứng thường gặp ở bệnh bướu cổ

Bản thân bướu cổ thường không gây ra biến chứng. Nhưng sự xuất hiện của nó có thể gây rắc rối hoặc xấu hổ cho một số người. Trong một số trường hợp, kích thước bướu cổ quá lớn có thể làm tắc nghẽn đường thở và thay đổi giọng nói của bạn.

Bên cạnh đó, những thay đổi trong việc sản xuất hormone tuyến giáp liên quan đến bướu cổ có khả năng gây ra các biến chứng ở nhiều hệ thống cơ thể.

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị bệnh bướu cổ bạn biết chưa?

2.1 Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị bệnh bướu cổ

Thiếu iot là nguyên nhân chính gây ra bướu cổ. Chính vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên bổ sung đầy đủ lượng iot mà cơ thể cần. Vừa có thể làm chậm quá trình to lên của cục bướu. Vừa có thể phòng ngừa bướu vùng cổ hiệu quả.

Khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người bị bướu ở vùng cổ, hãy ưu tiên thêm những loại thực phẩm giàu iot, selen, kẽm… được Heath.com khuyên dưới đây:

Sữa chua

National Institutes of Health (Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ) cho biết, các sản phẩm từ sữa chứa trung bình 85 mcg iốt mỗi cốc. Cụ thể, khi được phân tích, các mẫu sữa không béo được tìm thấy có chứa khoảng từ 38 – 159 mcg mỗi cốc.

Đặc biệt, theo NIH, sữa chua nguyên chất, ít béo hoặc sữa chua Hy Lạp cung cấp khoảng 50% lượng iốt cần hàng ngày của bạn. Và đây là một trong những thực phẩm mà người bướu cổ nên bổ sung.

Quả hạch

Quả hạch rất giàu helen – chất giúp điều chỉnh hormone tuyến giáp. Theo một đánh giá năm 2013 trên tạp chí Clinical Endocrinology: Selen có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tuyến giáp lâu dài ở những người có các vấn đề liên quan đến tuyến giáp như bướu cổ.

Chỉ một quả hạch đã chứa đến 68 – 91 mcg selen. Trong khi giới hạn tối đa của selen là 400 microgam mỗi ngày. Vậy nên, bạn chỉ nên ăn 2 – 3 hạt mỗi ngày để phòng ngừa rủi ro do thừa selen gây ra.

Gà và thịt bò

Kẽm là một dưỡng chất quan trọng khác cho tuyến giáp của bạn, vì cơ thể bạn cần nó để tạo ra hormone tuyến giáp. Thiếu kẽm có thể dẫn đến suy giáp – theo một nghiên cứu năm 2013 được công bố trên Tạp chí Trichology Quốc tế. Nhưng hãy hiểu điều này: Nếu bạn bị suy giáp, bạn cũng có thể bị thiếu kẽm vì hormone tuyến giáp giúp hấp thụ khoáng chất này. Và khi điều đó xảy ra, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ như rụng tóc nghiêm trọng.

Và gà và thịt bò là nguồn cung cấp kẽm tự nhiên tuyệt vời. Một khẩu phần thịt bò nướng 3 ounce (85g) chứa 7 miligam kẽm. Còn và một phần thịt gà đen 3 ounce (85g) cung cấp cho bạn tới 2.4 miligam kẽm. Chính vì thế, hãy thường xuyên thêm gà và thịt bò vào khẩu phần ăn của mình bạn nhé!

Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ cho biết, vì iốt được tìm thấy trong nước biển, nên cá được đánh giá là một nguồn cung iốt tự nhiên tuyệt vời. Các nhà nghiên cứu từ lâu cũng đã biết rằng những người sống ở vùng núi sâu trong đất liền có nguy cơ bướu cổ cao hơn người miền biển. Bởi họ ít có cơ hội được ăn các loại cá biển.

Theo đó, NIH cho biết, 85g cá tuyết nướng chứa khoảng 158 microgam iốt. Nó đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của bạn nếu bạn không mang thai hoặc cho con bú. Bên cạnh cá tuyết, các loại cá khác như cá hồi, cá trích, cá tầm, cá thu… Cũng rất giàu iot, là thực phẩm nên bổ sung hàng đầu cho người bướu cổ.

Động vật có vỏ

Theo nguyên tắc chung, động vật có vỏ như tôm, cua… là nguồn cung iốt tốt cho cơ thể. Chỉ 4 hoặc 5 con tôm đã cung cấp khoảng 10% lượng khuyến nghị của bạn hàng ngày.

Trứng

Một quả trứng gà cỡ lớn chứa đáp ứng khoảng 16% iốt và 20% selen nhu cầu hàng ngày của bạn. Nhờ đó, trứng trở thành một siêu thực phẩm dành cho người bị bướu cổ, tuyến giáp.

Quả mọng

Các chuyên gia sức khỏe cho biết, chế độ ăn uống tốt nhất cho tuyến giáp của bạn không chỉ cần iốt, selen và kẽm. Mà cũng cần thêm các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá nữa. Bởi các chất được tìm thấy trong một số loại thực phẩm giúp chống lại tổn thương tế bào cũng đều có lợi cho tuyến giáp của bạn.

Theo một nghiên cứu năm 2022 trên Biomedicine & Dược trị liệu, chất chống oxy hóa có thể giúp kiểm soát rối loạn chức năng tuyến giáp.

Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hoá tốt cho người bướu cổ là: Mâm xôi (đen/đỏ), dâu tây, việt quất, nam việt quất, quả acai…

Các loại rau cải

Nhiều người khuyên bệnh nhân bướu cổ không nên ăn một số loại rau họ cải như bông cải xanh (súp lơ) cải xoăn, cải Brussels (bắp cải mini)… Bởi có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp.

Bạn không nghe nhầm đầu. Mặc dù đúng là những loại rau này có chứa các hợp chất gọi là glucosinolates. Chất này có thể cản trở việc sản xuất hormone tuyến giáp của cơ thể bạn với số lượng lớn. Nhưng rất khó có khả năng chúng sẽ gây hại cho tuyến giáp của bạn nếu bạn ăn khẩu phần ăn bình thường. Chúng sẽ chỉ gây hại nếu bạn ăn quá mức (ví dụ: >1 kg/ngày trong vài tháng). Hoặc ăn thô (ăn sống) trong thời gian dài.

Đậu nành

Tác dụng của đậu nành đối với sức khỏe tuyến giáp không nhất quán. Có một số lo ngại cho rằng đậu nành có thể tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp. Đồng thời làm thay đổi mức độ hormone tuyến giáp.

Nhưng sau khi xem xét nhiều nghiên cứu, các chuyên gia đã phát hiện ra rằng việc bổ sung đậu nành không ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp. Miễn là bạn đang ăn một lượng đậu nành hợp lý, không có lý do gì để lo lắng nó sẽ làm tổn thương tuyến giáp của bạn.

Chất béo lành mạnh

Chất béo từ thực phẩm nguyên chất và phần lớn chưa qua chế biến có thể giúp giảm viêm tuyệt vời. Điều này giúp bảo vệ sức khỏe tuyến giáp và cân bằng hormone tuyến giáp. Chất béo lành mạnh mà người bướu cổ nên ăn bao gồm:

  • Dầu hạt lanh
  • Dầu ô liu
  • Dầu bơ
  • Dầu dừa
  • Dầu hướng dương
  • Dầu cây rum
  • Quả bơ
  • Các loại hạt không ướp muối như hạt điều, hạnh nhân, macca…

2.2 Thực phẩm người bị bướu cổ nên tránh

Người bị bướu cổ hoặc có các vấn đề về tuyến giáp nên hạn chế hoặc tránh những loại thực phẩm dưới đây:

Gluten

Theo một đánh giá năm 2021 được công bố trên tạp chí Nutrients (Hoa Kỳ), người mắc bệnh celiac (rối loạn tiêu hoá) cũng thường mắc các bệnh tuyến giáp tự miễn dịch như viêm tuyến giáp Hashimoto và bệnh Graves. Đánh giá cũng cho thấy rằng vi sinh vật đường ruột không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và sự hấp thụ vi chất dinh dưỡng mà còn cả chức năng tuyến giáp.

Nên nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh celiac, bạn nên duy trì chế độ ăn kiêng không có gluten nghiêm ngặt để ngăn chặn các triệu chứng. Cũng như phòng ngừa và khiến bệnh bướu cổ phát triển nhanh hơn.

Thực phẩm chế biến sẵn

Những thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, lườn ngỗng hun khói… chưa bao giờ có tên trong chế độ ăn lành mạnh. Bởi chúng chứa hàm lượng muối cùng chất phụ gia cao. Mặc dù người bướu cổ cần bổ sung thực phẩm chứa iốt (có trong muối). Nhưng quá nhiều muối sẽ phản tác dụng, thậm chí gia tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp, tim mạch, thận… cho bạn.

Đồ ăn nhanh

Tương tự như thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh cũng không bắt buộc phải sử dụng muối iốt trong công thức của họ. Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ (ATA), bạn nên tránh các món ăn ở nhà hàng vì không có cách nào để xác định chính xác nhà hàng nào sử dụng muối iốt.

Đồ uống chứa cồn

Với những người mắc bệnh bướu cổ, uống nhiều rượu bia sẽ gây ra tình trạng rối loạn hoạt động tuyến giáp. Không chỉ vậy, đồ uống chứa cồn còn gây ra hàng loạt vấn đề khác cho sức khỏe. Nên dù bạn có bị bướu cổ hay không, hãy hạn chế hoặc tránh rượu bia, đồ uống chứa cồn.

Nội tạng động vật

Bên trong nội tạng động vật chứa nhiều axit lipoic, khi cơ thể hấp thụ nhiều sẽ gây bất ổn hoạt động tuyến giáp, khiến bệnh bướu cổ thêm nặng hơn. Không chỉ có vậy, axit lipoic còn làm giảm hiệu quả điều trị của các loại thuốc điều trị bệnh, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, kinh tế và thời gian khi điều trị.

2.3 Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh bướu cổ bằng chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học luôn được khuyến khích trong mọi trường hợp. Bao gồm cả người bệnh bướu cổ.

Người bệnh nên duy trì chế độ sinh hoạt:

  • Có kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya
  • Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học, ăn đúng bữa, không ăn khuya
  • Tăng cường vận động thể chất để tăng cường trao đổi chất trong cơ thể, từ đó giúp tuyến giáp hoạt động tốt, phòng ngừa bệnh tiến triển thêm
  • Tránh những việc gây rối loạn hoạt động của tuyến giáp như: căng thẳng, hút thuốc lá, chấn thương tuyến giáp…
  • Tránh sử dụng thuốc bừa bãi, đặc biệt là thuốc lithium và iod. Những loại thuốc này có thể gây rối loạn chức năng của tuyến giáp.
  • Tránh đồ uống chứa cồn, thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chế biến sẵn… Chúng sẽ khiến cơ thể giảm đề kháng, tác động ít nhiều đến khả năng tự chữa lành của cơ thể. Bao gồm cả tuyến giáp ở người bướu cổ.

2.4 Chế độ tập luyện chủ động cải thiện tình trạng bệnh cho người bệnh bướu cổ

Những bài tập thể dục hay những động tác yoga giúp tăng cường hoạt động của tuyến giáp có thể mang đến những lợi ích cho bệnh bướu cổ.

Các bài tập người bướu cổ nên tập bao gồm:

  • Chạy
  • Đi bộ nhẹ nhàng
  • Bơi
  • Động tác gym kéo dọc lat pull down
  • Chống đẩy đứng hoặc chống đẩy hít đất

5 động tác yoga mà người bướu cổ nên tập

Các động tác yoga có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến giáp và giúp ổn định lượng hormone thyroxin trong máu. Nhờ đó làm chậm bướu cổ to lên và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Tư thế đứng 1 chân

  • Người tập dùng một chân làm trụ (thường bắt đầu với chân thuận) và từ từ nâng chân còn lại lên.
  • Tiếp đến, áp lòng bàn chân của chân đang giơ lên vào vị trí trên đầu gối hoặc phần đùi của chân còn lại.
  • Hai bàn tay chắp lại và đặt trước ngực để giữ thăng bằng.
  • Giữ nguyên tư thế trong 3 – 5 phút hoặc lâu hơn, hít thở đều.

Tư thế lộn ngược

  • Bạn nằm ngửa trên sàn, 2 chân duỗi thẳng và áp vào tường.
  • Mông đặt sát tường sao cho chân vuông góc với thân người.
  • 2 tay để thoải mái bên cạnh hông, sau đó nhắm mắt lại, hít thở sâu và giữ nguyên tư thế trong thời gian lâu nhất có thể.

Tư thế con lạc đà

  • Đầu tiên bạn quỳ gối, các ngón chân đặt úp xuống sàn nhà.
  • Từ từ uốn cong thân người về phía sau, trong lúc đó 2 bàn tay cố gắng chạm vào gót chân.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây trước khi thả người về tư thế ban đầu.

Tư thế rắn hổ mang

  • Nằm sấp ở chính giữa thảm tập
  • Dùng hai bàn tay chống xuống sàn
  • Đẩy hai vai về sau theo hướng xuống và cách xa hai tai.
  • Lôi kéo cơ bụng tham gia bằng cách hóp bụng
  • Nâng người tạo thành thế rắn hổ mang thấp bằng cách sử dụng lưng và cơ bụng để uốn cong lưng về sau
  • Giữ tư thế này đủ 4-5 nhịp thở bình thường

Tư thế đứng bằng vai

  • Nằm ngửa trên sàn tập, 2 chân duỗi thẳng, 2 tay để dọc theo thân người.
  • Từ từ nâng 2 chân lên, dùng 2 cánh tay và bàn tay đặt dưới lưng để đỡ sức nặng của cơ thể.
  • Tiếp tục nâng cơ thể từ phần lưng tới chân theo phương thẳng đứng lên cao.
  • Giữ trong 30 giây và hít thở sâu.
  • Uốn cong đầu gối, đặt 2 bàn tay úp xuống sàn và từ từ hạ thân người xuống sàn tập.

2.5 Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh bệnh bướu cổ

Nguyên nhân phổ biến nhất của bướu cổ là do thiếu iốt. Vậy nên để phòng ngừa bệnh, bạn nên:

  • Đảm bảo rằng bạn ăn đủ các loại thực phẩm giàu iốt như hải sản, sữa, trứng và muối iốt.
  • Tránh tiếp xúc với bức xạ như bức xạ điện từ (sóng radio, vi sóng, hồng ngoại). Hoặc bức xạ từ các thiết bị điều trị ung thư
  • Mặc quần áo bảo hộ khi sử dụng vật liệu phóng xạ
  • Tránh ăn một lượng lớn thức ăn cùng một lúc để tránh gây áp lực cho cổ, tuyến giáp
  • Tránh những việc gây áp lực cho tuyến giáp như căng thẳng, stress, thức khuya…
  • Hãy uống nhiều nước khoảng 2 lít/ngày để tăng cường trao đổi chất, giúp tuyến giáp hoạt động ổn định. Tránh suy giáp hoặc cường giáp.
  • Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện nguy cơ bướu cổ sớm nhất. Từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, tránh bệnh phát triển to gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, thẩm mỹ.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã nắm được cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi bướu cổ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, đừng ngại liên hệ với chúng tôi để được chuyên gia giải đáp nhé!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.health.com/food/the-best-and-worst-foods-for-your-thyroid
  2. https://www.healthline.com/health/hyperthyroidism-diet#foods-to-eat
  3. https://www.pennmedicine.org/for-patients-and-visitors/patient-information/conditions-treated-a-to-z/goiter#:~:text=Iodine%20deficiency%20is%20the%20most,right%20amount%20of%20thyroid%20hormone.
  4. https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/goiter
  5. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/goiter/symptoms-causes/syc-20351829#
  6. https://thanhnien.vn/nhung-bai-tap-giup-phong-chong-benh-tuyen-giap-185577902.htm#

 

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận