5 dấu hiệu cảnh báo viêm nướu sớm nhất và hướng dẫn cách phòng ngừa hiệu quả từ nha sĩ
Viêm nướu nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị sớm không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh, mà còn dẫn đến những biến chứng khó lường, thậm chí là mất răng. Nắm được nguyên nhân, những dấu hiệu bệnh sớm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất mà nha sĩ khuyên bạn.
Contents
1. Thông tin quan trọng về viêm nướu bạn cần biết
1.1 Viêm nướu là gì?
Nướu răng là phần mô bao xung quanh chân răng, che phủ xương ổ và cổ răng. Viêm nướu là tình trạng nướu răng bị mảng bám và vi khuẩn tích tụ, từ đó gây nhiễm trùng, viêm nhiễm, sưng đau, chảy máu nướu…
Viêm nướu (viêm lợi) là một trong những bệnh lý liên quan đến răng miệng phổ biến nhất. Nó được các nha sĩ phân loại là dạng nhẹ của bệnh nướu răng (bệnh nha chu).
Theo thống kê từ Cleveland Clinic (Hoa Kỳ), viêm nướu rất phổ biến. Có đến gần một nửa số người trưởng thành trên 30 tuổi mắc viêm nướu và các vấn đề liên quan.
Tại Việt Nam, con số này cũng không kém cạnh. “Việt Nam là 1 trong những quốc gia có tỷ lệ bệnh nha chu cao nhất vùng châu Á – Thái Bình Dương” – TTND.TS.BS.Ngô Đồng Khanh, Phó Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Việt Nam; Chủ tịch Hội Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ trong buổi trao đổi về sức khỏe răng miệng của người Việt Nam.
1.2 5 dấu hiệu cảnh báo viêm nướu sớm nhất
Các triệu chứng của viêm nướu không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu. Vì vậy bạn có thể mắc phải mà không hề hay biết.
Tuy nhiên, các chuyên gia từ bệnh viện Cleveland Clinic chia sẻ, dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo viêm nướu sớm nhất:
- Hôi miệng, mùi hôi miệng không biến mất ngay cả sau khi đánh răng.
- Nướu dễ chảy máu, đặc biệt là khi bạn đánh răng
- Nướu đỏ, sưng, hơi đau nhức
- Nhạy cảm với thức ăn nóng hoặc lạnh
- Nướu đau, dễ tổn thương khi bạn nhai thức ăn, khiến bạn ăn không ngon miệng
Khi có những dấu hiệu trên, bạn không nên chủ quan mà hãy đến gặp nha sĩ sớm nhất để được điều trị. Đồng thời phòng ngừa mọi biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
1.3 Nguyên nhân gây viêm nướu
Giống như nhiều bệnh lý liên quan đến răng miệng khác, viêm lợi có nguyên nhân chính là vi khuẩn và mảng bám. Khi vi khuẩn, mảng bám (cao răng) tồn tại trên răng quá lâu, không được làm sạch đúng cách, nướu sẽ bị viêm, sưng đỏ và đau nhức. Đây hoàn toàn là phản ứng viêm tự nhiên của cơ thể để bảo vệ răng nướu, cảnh báo bạn cần làm sạch khoang miệng đúng cách.
Viêm nướu có lây không? Vi khuẩn gây viêm nướu có thể truyền từ người này sang người khác. Vì vậy, mặc dù các chuyên gia đồng ý rằng bản thân viêm nướu không lây nhiễm. Nhưng những người mắc bệnh này có thể lây lan vi khuẩn qua tiếp xúc với nước bọt.
Tin vui là bạn không có khả năng bị viêm nướu do hôn hoặc dùng chung dụng cụ. Nhưng nếu bạn tiếp xúc với nước bọt với người bị viêm nướu, bạn có nhiều khả năng tự phát triển tình trạng này hơn. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn vệ sinh răng miệng kém. Hoặc có tình trạng sức khỏe khiến bạn dễ mắc bệnh hơn, chẳng hạn như nhiễm HIV/AIDS hoặc bệnh bạch cầu.
1.4 Ai có nguy cơ viêm nướu cao nhất
Ai trong chúng ta cũng có nguy cơ bị viêm nướu. Tuy nhiên bạn có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn những người khác nếu bạn:
- Vệ sinh răng miệng sai cách, lười vệ sinh răng miệng
- Răng khấp khểnh, khó làm sạch mọi bề mặt của răng
- Không vệ sinh nướu đúng cách
- Đang mang thai hoặc trải qua những thay đổi nội tiết tố khác liên quan đến sức khỏe răng miệng
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng (vitamin C)
- Bị tiểu đường
- Có tiền sử gia đình mắc bệnh nướu răng
- Hút thuốc lá
- Suy giảm đề kháng, dễ nhiễm virus và nấm
- Sử dụng một số loại thuốc điều trị khiến miệng bị khô. Nước bọt giúp giữ cho miệng của bạn sạch sẽ, vì vậy sự thay đổi này có thể góp phần gây viêm nướu. Ví dụ về các loại thuốc như thuốc điều trị bệnh động kinh, ung thư…
1.5 Những biến chứng thường gặp ở viêm nướu
Viêm nướu nếu không được điều trị có thể dẫn đến viêm nha chu. Đây là một tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều so với viêm thông thường và có thể dẫn đến mất răng.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể dẫn đến biến chứng:
- Viêm loét, hoại tử nướu răng: Là dạng viêm nướu nghiêm trọng gây đau, nhiễm trùng, chảy máu nướu và loét.
- Ảnh hưởng đến bệnh hô hấp, tiểu đường, bệnh động mạch vành, đột quỵ và viêm khớp dạng thấp… Một số nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu của bạn qua mô nướu. Từ đó gây ảnh hưởng đến tim, phổi và các bộ phận khác của cơ thể bạn.
2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị viêm nướu bạn biết chưa?
2.1 Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị viêm nướu
Theo các chuyên gia Nha khoa từ trang tin chuyên về sức khỏe răng miệng Ask the Dentist người bị viêm nướu nên ăn:
Các loại cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ… chứa một lượng lớn acid béo omega-3. Những omega-3 này rất quan trọng đối với sức khỏe và chức năng của não. Đây cũng là chất có hoạt tính chống viêm mạnh mẽ, hỗ trợ hệ thống miễn dịch và giúp chống lại các tác động tiêu cực của bệnh nướu răng.
Các loại hạt
Các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt phỉ, hạt lanh, macca… là nguồn cung cấp omega-3 tuyệt vời. Và nó cũng có hoạt tính chống viêm tuyệt vời.
Tuy nhiên, bởi những loại hạt này khá cứng, nên nếu viêm nướu, bạn nên bổ sung dưới dạng sữa hạt hoặc hấp chín, nấu mềm… Để tránh gây kích ứng, tổn thương nướu.
Sữa và Phô mai
Trong sữa chứa một số loại enzyme chống vi khuẩn quan trọng, giúp bao phủ một lớp màng bảo vệ răng. Nhờ đó giảm sự phát triển vi khuẩn trong miệng.
Nhấm nháp một ly sữa hoặc ăn vặt một lát pho mai là cách tuyệt vời để bảo vệ nướu răng của bạn. Đặc biệt là khi bạn không thể đánh răng sau bữa ăn.
Thực phẩm giàu probiotic
Thực phẩm giàu probiotic (lợi khuẩn) có thể kể đến như sữa chua, dưa cải bắp, kim chi và nấm kefir. Những lợi khuẩn này không chỉ này giúp kiểm soát hệ vi sinh vật cư trú trong miệng. Đồng thời ức chế hại khuẩn mà còn giúp giữ cho nướu của bạn khỏe mạnh hơn.
Kẹo cao su không đường
Kẹo cao su không đường, chứa xylitol giúp sạch vi khuẩn có hại. Bằng cách kích thích sản xuất nước bọt để rửa sạch các hạt thức ăn và vi khuẩn khỏi răng, nướu.
Trà xanh
Nhấm nháp một tách trà xanh giúp chống lại bệnh nướu răng hiệu quả. Trong trà xanh chứa catechin (thành phần chống viêm tự nhiên) có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại. Đồng thời kiểm soát tình trạng viêm và kháng viêm hiệu quả.
Trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả tươi cung cấp hàm lượng vitamin và khoáng chất lành mạnh. Những dưỡng chất này giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, có đặc tính chống viêm và thúc đẩy quá trình chữa bệnh. Ví dụ như vitamin C và beta carotene.
Hãy cố gắng duy trì chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả tươi sống. Lưu ý, ăn càng nhiều màu sắc khác nhau của thực phẩm càng tốt. Ví dụ như xanh từ rau, cam từ cà rốt, bí ngô hay vàng từ đu đủ, ớt chuông…
Nấm Đông Cô
Nấm đông cô chứa polysacarit, lentinan – hai thành phần có công dụng đặc biệt trong việc tấn công chủng vi khuẩn. Mà vi khuẩn gây mảng bám là nguyên nhân gây bệnh nướu răng. Nhờ đó, nấm đông cô giúp giảm viêm, ngừa bệnh nướu răng hiệu quả. Ngoài ra, nấm đông cô cũng có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.
Gà
Trong gà chứa cả co-enzyme 10 (CoQ10) và collagen. CoQ10 là một chất chống viêm quan trọng, mà những người bị thiếu CoQ10 cũng có nhiều khả năng mắc bệnh nướu răng.
Còn Collagen (được tìm thấy chủ yếu trong da gà) rất cần thiết cho việc ngăn chặn thoái hóa của các mô nướu – Điều có thể xảy ra khi bị viêm nướu.
Thịt bò ăn cỏ
Thịt bò ăn cỏ chứa collagen, rất tốt để chống lại bệnh nướu răng. Nó cũng giàu nhiều omega-3, giúp chống viêm và tăng cường đề kháng tuyệt vời.
Lưu ý, thịt bò ăn ngũ cốc chứa nhiều omega-6, kháng sinh và các thành phần gây viêm, gây bệnh khác. Nên hãy lựa chọn loại thịt bò ăn cỏ thay vì bò ăn ngũ cốc.
Nước hầm xương
Bạn có thể nhận được hàm lượng collagen thiết yếu cho cơ thể, và đặc biệt tốt cho nướu răng đang bị tổn thương.
Nước hầm xương hiện nay đang trở nên phổ biến như một siêu thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vì nó chế biến đơn giản, hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng mà trước đây chúng ta đã vô tình lãng quên.
Nước lọc
Uống nhiều nước luôn quan trọng trong mọi trường hợp, bao gồm cả với bệnh viêm nướu. Uống nước cũng giúp loại bỏ vi khuẩn và các cặn thức ăn thừa ra khỏi khoang miệng, thúc đẩy nướu khỏe mạnh hơn.
Ngoài những thực phẩm trên, bạn có thể cân nhắc thêm những nhóm thực phẩm lành mạnh khác. Chỉ cần lưu ý chế biến mềm, dễ nhai nuốt… để tránh gây xước nướu. Và miễn sao đảm bảo những thực phẩm ấy không tăng tình trạng viêm, gây kích ứng nướu của bạn.
Bên cạnh danh mục thực phẩm nên ăn, người viêm nướu nên kiêng:
- Các loại thực phẩm và đồ uống nhiều đường: Ví dụ bánh ngọt, nước ngọt có gas, trà sữa… Bởi vi khuẩn ăn đường để sinh trưởng, gây viêm nhiễm. Ngoài việc làm trầm trọng thêm bệnh nướu răng, những loại thực phẩm này cũng khiến bạn có nguy cơ sâu răng cao hơn.
- Thực phẩm cay nóng, chiên rán, dầu mỡ: Những thực phẩm này sẽ kích thích nướu răng, làm giảm đề kháng của cơ thể bằng việc tiêu diệt lợi khuẩn. Từ đó tạo điều kiện cho hại khuẩn phát triển gây bệnh.
- Thực phẩm giàu tính acid: Lý do là acid có tác động tiêu cực đến mức độ pH trong miệng, tạo môi trường thuận lợi cho sự lây lan nhanh chóng của vi khuẩn gây viêm nướu.
- Thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh: Sẽ khiến nướu bị kích thích, dễ tổn thương và tăng nguy cơ viêm nhiễm.
2.3 Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh viêm nướu bằng chế độ sinh hoạt
Chăm sóc răng miệng đúng cách là tiền đề để ngăn ngừa viêm nướu cũng như giúp tình trạng viêm mau chấm dứt hơn.
Chính vì vậy, bạn nên:
Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách
- Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (sáng dậy/tối tối trước khi đi ngủ)
- Đảm bảo đánh răng trong khoảng 2 phút/lần theo khuyến nghị của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ. Không nên đánh quá nhanh sẽ không đủ thời gian làm sạch. Còn đánh quá lâu sẽ gây mòn men răng, khiến răng dễ tổn thương
- Sử dụng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng
- Sử dụng nước súc miệng sau khi đánh răng để làm sạch toàn bộ khoang miệng
- Vệ sinh nướu nhẹ nhàng và thường xuyên
- Vệ sinh lưỡi và cả khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn, nấm…
- Súc miệng bằng nước lọc sau khi ăn khoảng 10 – 15 phút
- Sử dụng kem đánh răng chứa flour phù hợp
- Thay bàn chải khoảng 3 tháng/lần hoặc sớm hơn nếu thấy dấu hiệu mòn
Tập thói quen khám răng miệng định kỳ
Khám răng miệng định kỳ giúp bạn phát hiện những vấn đề răng miệng và nướu sớm nhất. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh biến chứng. Đáng buồn rằng nhiều người chưa có thói quen này. Mà chỉ khi đau răng, đau sưng nướu không chịu được mới đến nha sĩ khám.
Khi đến khám nha khoa, các nha sĩ cũng sẽ giúp bạn làm sạch khoang miệng, lấy cao răng (mảng bám). Việc này vô cùng quan trọng, bởi nó làm giảm nguy cơ vi khuẩn gây viêm sinh trưởng, phát triển cũng như phòng ngừa viêm nướu nói chung.
Ngoài ra, khám răng cũng giúp bạn xử lý các vấn đề răng miệng sớm, hạn chế bệnh phát triển và có thể dẫn đến viêm cho nướu răng.
Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh
Chế độ sinh hoạt lành mạnh mang đến vô vàn lợi ích. Bao gồm cả tăng đề kháng, ức chế sự xâm nhập, phát triển của vi khuẩn gây hại. Và ít vi khuẩn hơn – đồng nghĩa với giảm nguy cơ viêm nhiễm hơn.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh được hiểu là:
- Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, dậy muộn
- Ăn đúng bữa và xây dựng bữa ăn lành mạnh. Tránh ăn khuya, ăn thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, chiên rán…
- Có kế hoạch làm việc khoa học, tránh stress quá mức
- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày
- Không hút thuốc lá, tránh chất kích thích, đồ uống chứa cồn
Tránh làm tổn thương răng, nướu
Nhiều người thường sử dụng răng để mở nắp, cắn vật cứng, nước đá… Điều này khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng, lâu dần sẽ gây hỏng răng.
Tương tự như vậy, nướu răng vô cùng nhạy cảm nên hãy tránh những việc gây tổn thương nướu như: Chải răng quá mạnh, ăn đồ cay nóng, chấn thương…
2.3 Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh viêm nướu
Xây dựng chế độ ăn chủ động ngừa viêm nướu
Một cơ thể khỏe mạnh tự nhiên là phương pháp hiệu quả nhất để chống lại bệnh nướu răng.
Trong đó, có một số chất dinh dưỡng đặc biệt hiệu quả. Điều quan trọng là ăn các loại thực phẩm nuôi dưỡng hệ vi sinh vật trong miệng của bạn. Muốn vậy, hãy ưu tiên những loại thực phẩm dưới đây:
Coenzyme Q10 (CoQ10):
CoQ10 là một chất chống oxy hóa được tìm thấy tại nhiều cơ quan trong cơ thể. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người được cung cấp CoQ10 đầy đủ ít có khả năng mắc bệnh nướu răng hơn.
Chúng bao gồm: cá hồi, cá mòi, cá trích, hạt cây phỉ, cải ngựa…
Collagen:
Khi bị viêm nướu, nướu răng của bạn sẽ tổ chức lại lớp mô để đối phó với tình trạng viêm. Điều này dẫn đến sự suy giảm collagen. Vậy nên bổ sung thực phẩm giàu collagen như nước hầm xương, da cá… là điều cần thiết.
Catechin:
Catechin đã được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị bệnh nướu răng thông qua việc ức chế vi khuẩn có hại và ngăn ngừa viêm nướu. Thực phẩm giàu catechin gồm rượu vang đỏ, sô cô la, dâu, táo…
Vitamin C:
Bằng cách tăng lượng Vitamin C, bạn có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của mình, để nó có thể chống lại vi khuẩn gây bệnh và giúp tái tạo nướu. Cam quýt, bưởi, ớt chuông… là những thực phẩm giàu vitamin C bạn nên bổ sung.
Beta Carotene:
Beta carotene có nhiều trong cà rốt, bí ngô, đu đủ… Là một loại vitamin mà cơ thể bạn biến thành Vitamin A, giúp giảm viêm.
Omega-3:
Omega-3 được biết đến với đặc tính chống viêm và cơ thể chúng ta cần nó để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
Thực hiện nghiêm túc chăm sóc răng miệng đúng
Dù bạn đã bị viêm nướu răng chưa, bạn vẫn cần nghiêm túc thực hiện việc chăm sóc răng miệng. Việc này không chỉ ngừa tình trạng nướu bị viêm, tổn thương mà còn phòng ngừa nhiều bệnh lý răng miệng khác.
Như đã chia sẻ ở trên, vệ sinh răng miệng đúng cách không khó. Hãy nhớ chỉ cần chải răng, sử dụng chỉ nha khoa và súc miệng là bạn đã thành công phần lớn trong việc bảo vệ răng miệng chắc khỏe rồi.
Biết cách từ chối những thứ gây hại cho răng nướu
Đồ ăn cay nóng, chất kích thích, hút thuốc lá… là sở thích của không ít người. Nhưng đó cũng là thói quen hủy hoại nướu răng mỗi ngày. Vậy nên, nếu muốn nướu luôn hồng hào khỏe mạnh, hãy từ chối rượu bia, thuốc lá, đồ ăn kém lành mạnh…
Tránh sử dụng thuốc điều trị bừa bãi
Một số loại thuốc điều trị bệnh khiến miệng bị khô, kích thích vi khuẩn phát triển gây bệnh răng miệng. Bao gồm cả viêm nướu, mảng bám… Chính vì vậy, hãy chỉ sử dụng thuốc điều trị khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Kết hợp với dùng thuốc, hãy bổ sung nhiều hơn các thực phẩm chứa Probiotic để giúp cân bằng hệ vi sinh, ức chế hại khuẩn gây bệnh.
Lời kết
Viêm nướu không chỉ cản trở quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của người bệnh. Chủ động nắm rõ nguyên nhân, dấu hiệu, thực hiện chăm sóc răng miệng đúng cách là biện pháp phòng ngừa viêm lợi hiệu quả nhất. Hy vọng với chia sẻ trên đây đã giải đáp được thắc mắc của bạn. Chúc bạn thành công và luôn sở hữu nụ cười tỏa nắng.
Nguồn tham khảo:
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10950-gingivitis-and-periodontal-disease-gum-disease
- https://www.listerine-me.com/gingivitis/causes-of-gingivitis#:~:text=The%20most%20common%20causes%20of,break%20down%20teeth%20over%20time.
- https://askthedentist.com/gum-disease-diet/
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ