5 cách phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả nhất từ chuyên gia

24 lượt xem

5 cách phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả nhất từ chuyên gia

Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc ngày càng gia tăng và trẻ hoá. Đặc biệt, nếu không được can thiệp đúng cách, bệnh sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm. Chỉ có chủ động nắm được nguyên nhân, dấu hiệu mới có thể phòng ngừa đái tháo đường hiệu quả nhất.

1. Thông tin quan trọng về bệnh đái tháo đường bạn cần biết

1.1 Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường) là tình trạng đường trong máu cao hơn so với thông thường. Khi tăng đường huyết vượt quá ngưỡng, thận sẽ xuất hiện đường niệu (glucose trong nước tiểu). Vì vậy gọi là đái tháo đường.

Theo các chuyên gia, thông thường khi đói, con người có mức độ đường từ 70mg/ dl đến dưới 130mg/ dl (tương ứng với 4,0 – 7,2 mmol/l). Còn sau khi ăn no 2 tiếng, chỉ số này dao động từ 130mg/ dl đến 180 mg/ dl được đánh là mức chấp nhận được. Những người mắc đái tháo đường có chỉ số đường huyết cao hơn mức trên.

Theo báo cáo của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, đái tháo đường là một trong những bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Hiệp hội Phòng, chống đái tháo đường thế giới thống kê, năm 2021 trên toàn cầu, cứ 10 người trưởng thành thì có hơn một người mắc bệnh đái tháo đường.

Việt Nam cũng không ngoại lệ khi tới thời điểm hiện tại, có hơn 7 triệu người mắc đái tháo đường. Trong đó, hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng, chủ yếu là biến chứng liên quan đến tim mạch, thần kinh và thận…

1.2 Phân loại và dấu hiệu đái tháo đường

Nếu như trước kia, người bệnh phát hiện đái tháo đường bằng cách khi vô tình đi tiểu và thấy kiến bâu quanh nước tiểu. Còn những dấu hiệu khác thường bị bỏ qua. Và ở những giai đoạn đầu bệnh hầu như không có triệu chứng. Chỉ có thể phát hiện qua xét nghiệm máu.

Tuy nhiên, bạn có thể phát hiện sớm bệnh nếu “lắng nghe cơ thể” qua những dấu hiệu tiểu đường dưới đây:

  • Thay đổi thói quen đi tiểu, tiểu nhiều (rất nhiều) và tiểu đêm
  • Thường xuyên cảm thấy rất khát nước, uống nước lọc thấy ngon và ngọt hơn bình thường
  • Giảm cân không chủ đích
  • Thường xuyên cảm thấy đói, thèm ăn
  • Suy giảm thị lực, nhìn mờ
  • Bị tê/ngứa ran tay hoặc chân
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Da khô ráp, mất nước
  • Vết thương lâu lành
  • Bị nhiễm trùng nhiều hơn bình thường

Đái tháo đường chia thành 3 loại chính. Ngoài những dấu hiệu đái tháo đường chung, mỗi loại tiểu đường lại có thêm các biểu hiện:

Tiểu đường type 1:

Buồn nôn, nôn mửa hoặc đau dạ dày. Bệnh tiểu đường type 1 có thể được chẩn đoán ở mọi lứa tuổi. Và các triệu chứng có thể phát triển chỉ trong vài tuần hoặc vài tháng. Đặc biệt, nó có mức độ nghiêm trọng và nguy cơ phát triển biến chứng cao hơn hẳn các loại còn lại.

Tiểu đường type 2:

Ở thời gian mới xuất hiện, bệnh hầu như không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cả. Ở những giai đoạn sau, bệnh có biểu hiện giống như biểu hiện đái tháo đường chung kể trên.

Các triệu chứng tiểu đường type 2 thường mất vài năm để phát triển. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành và lớn tuổi, mặc dù ngày càng có nhiều trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh này.

Tiểu đường thai kỳ:

Bệnh thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ sẽ kiểm tra bệnh tiểu đường thai kỳ của bạn trong khoảng thời gian từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.

1.3 Nguyên nhân gây bệnh đái tháo đường

Kháng insulin khiến lượng đường tích tụ trong máu quá mức là nguyên nhân chính dẫn đến đái tháo đường.

Kháng insulin là tình trạng các tế bào cơ, gan và mỡ không sử dụng tốt insulin. Kết quả là cơ thể bạn cần nhiều insulin hơn để giúp glucose đi vào tế bào. Trong khi đó, tuyến tụy vì những lý do khác nhau mà không sản sinh đủ insulin cần. Cuối cùng, lượng đường chưa được xử lý sẽ đi thẳng vào máu, tích tụ để gây tiểu đường.

1.4 Ai có nguy cơ cao mắc đái tháo đường

Đái tháo đường thường gặp ở người lớn tuổi nhưng hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa.

Đặc biệt, những đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao:

  • Thừa cân, béo phì và lười vận động
  • Mắc một số bệnh liên quan đến miễn dịch. Hệ thống miễn dịch và chống nhiễm trùng của cơ thể tấn công và phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin của tuyến tụy.
  • Gen di truyền, có người trong gia đình mắc tiểu đường
  • Thay đổi nội tiết tố, ví dụ như mãn kinh, mang thai…
  • Tuổi cao
  • Bị tổn thương tuyến tụy, ảnh hưởng đến việc sản xuất insulin

1.5 Những biến chứng thường gặp ở đái tháo đường

Các biến chứng lâu dài của bệnh tiểu đường phát triển dần dần. Nếu thời gian bạn bị đái tháo đường càng lâu – lượng đường trong máu càng ít được kiểm soát – nguy cơ biến chứng càng cao.

Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Bệnh tim và mạch máu (tim mạch): Đau ngực (đau thắt ngực), đau tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch, đột quỵ…
  • Tổn thương thần kinh: ngứa ran, tê, nóng rát hoặc đau bắt đầu ở đầu ngón chân hoặc ngón tay, dần dần lan lên trên.
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương mắt: suy giảm thị lực, mắt mờ, thậm chí mù lòa
  • Tổn thương bàn chân
  • Thường xuyên mắc các bệnh liên quan đến da và miệng: nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm, lở loét da, hoại tử da…
  • Khiếm thính
  • Bệnh Alzheimer
  • Trầm cảm liên quan đến bệnh tiểu đường

2. Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bị đái tháo đường bạn biết chưa?

2.1 Chế độ dinh dưỡng chủ động cho người bị đái tháo đường

Người đái tháo đường nên chủ động xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng và phù hợp.

Theo đó, những thực phẩm người tiểu đường nên ăn là:

Các loại rau

Người tiểu đường nên thêm rau xanh nhiều hơn vào chế độ ăn hàng ngày. Các loại rau gồm bông cải xanh, rau chân vịt, rau ngót, rau cải ngọt, rau muống…

Bên cạnh đó, cà rốt, ớt, cà chua… cũng được chuyên gia khuyên thêm vào chế độ ăn.

Lưu ý, người tiểu đường nên tích cực ăn rau xanh luộc, hấp, ăn sống… thay vì chiên, xào, rán nhằm loại bớt dầu mỡ, chất béo nạp vào cơ thể.

Các loại trái cây

Bạn nên chọn các loại trái cây ít đường, hàm lượng chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Có thể kể đến như:

  • Cam, quýt, bưởi
  • Ổi
  • Táo
  • Roi (mận)
  • Dưa chuột
  • Chuối
  • Nho

Ngũ cốc nguyên hạt

Hãy đảm bảo trên 50% ngũ cốc bạn tiêu thụ hàng ngày là ngũ cốc nguyên hạt. Chúng bao gồm lúa mì, gạo nguyên cám, gạo lứt, yến mạch, bột ngô, lúa mạch, hạt quinoa…

Chất đạm

  • Thịt nạc bỏ mỡ
  • Gà hoặc gà tây không có da
  • Các loại cá (gồm cá nước ngọt và cá biển)
  • Trứng
  • Các loại đậu: đậu đỏ, đậu lăng, đậu nành…
  • Sản phẩm thay thế thịt, chẳng hạn như đậu phụ

Sữa không đường – không béo hoặc ít béo và các chế phẩm từ sữa

  • Sữa tươi tiệt trùng không đường, tách béo
  • Sữa không chứa lactose nếu bạn không dung nạp lactose
  • Sữa chua
  • Phô mai

Thực phẩm khác

Viện Tiểu đường, Tiêu hóa và Bệnh thận Quốc gia Hoa Kỳ khuyên người đái tháo đường nên ăn thực phẩm có chất béo có lợi cho tim. Chủ yếu đến từ những thực phẩm sau:

  • Dầu thực vật: dầu hạt cải, dầu ô liu
  • Các loại hạt và hạt giống: óc chó, hạnh nhân, macca, hạt thông, hạt lanh, quả hạch…
  • Các loại cá tốt cho tim như cá hồi, cá ngừ, cá thu…
  • Trái bơ
  • Sử dụng dầu thực vật khi nấu thức ăn thay vì bơ, kem, mỡ, mỡ lợn hoặc bơ thực vật dạng thanh\

Lưu ý khi xây dựng chế độ ăn cho người đái tháo đường

  • Người tiểu đường nên ăn các món luộc, hấp, chế biến đơn giản, ít gia vị. Hạn chế những món chiên, rán, kho, nhiều đường, nhiều tinh bột
  • Những loại quả dù rất tốt nhưng không nên ăn quá nhiều. Bởi nếu ăn nhiều, lượng đường nhận từ chúng sẽ không hề ít hơn những loại quả có lượng đường cao.
  • Xây dựng tỷ lệ các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hợp lý. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ chuẩn là: Protein 15- 20% năng lượng khẩu phần/ Tinh bột nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%/ Rau củ, chất xơ nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần.

Thực phẩm người đái tháo đường nên tránh

Bên cạnh những thực phẩm trên, người tiểu đường nên tránh hoặc hạn chế ăn những thực phẩm dưới đây:

  • Đồ uống có đường: soda, nước ngọt, nước ngọt có gas, nước ép trái cây nhiều đường…
  • Chất béo chuyển hóa: gà rán, khoai tây chiên, mì ăn liền, bơ đậu phộng, kem cà phê, bơ thực vật…
  • Carbs đơn giản: Mì ống, bánh mì trắng, gạo trắng… Những thực phẩm này thường chứa rất ít chất xơ, làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu.
  • Sữa chua thêm đường
  • Ngũ cốc đóng gói, bán sẵn
  • Mật ong nhân tạo
  • Đường mía
  • Trái cây sấy khô, tẩm đường
  • Nước ép trái cây
  • Đồ chiên rán
  • Bánh nướng, bánh quy, bánh ngọt

2.2 Chăm sóc sức khỏe chủ động cho người bệnh đái tháo đường bằng chế độ sinh hoạt

Một chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học luôn là lời khuyên của chuyên gia dành cho mọi bệnh nhân của mình. Bao gồm cả bệnh nhân tiểu đường.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh là:

Xây dựng chế độ sinh hoạt làm việc, nghỉ ngơi hợp lý

Bạn nên dành thời gian để lên kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc căng thẳng quá mức, thức khuya, thiếu ngủ… Bởi nó sẽ làm giảm đề kháng, rối loạn chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Bao gồm cả tuyến tụy sản xuất insulin điều hòa đường huyết.

Vận động thể chất nhiều hơn

Hãy cố gắng dành khoảng 30 phút hoạt động thể chất vừa phải vào hầu hết các ngày trong tuần. Hoặc đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần. Ví dụ, đi bộ, bơi, chạy bộ… hàng ngày. Nếu bạn không thể tập luyện lâu dài, hãy chia nó thành các buổi tập nhỏ hơn trong ngày.

Giảm cân

Như đã chia sẻ ở trên, thừa cân và béo phì làm gia tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Khi bạn thừa cân, dù chỉ giảm 7% trọng lượng cơ thể cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đáng kể. Ví dụ: nếu bạn nặng 200 pound (90,7 kg), giảm 14 pound (6,4 kg) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Không hút thuốc, sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn

Theo các chuyên gia từ Đại học Harvard, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn khoảng 50% so với những người không hút thuốc. Và những người nghiện thuốc lá nặng có nguy cơ cao hơn.

Tương tự, người tiêu thụ rượu ở mức vừa phải và cao có nhiều nguy cơ mắc tiểu đường hơn so với những người không uống.

2.3 Chế độ tập luyện chủ động cải thiện tình trạng bệnh cho người đái tháo đường

Tập luyện thể chất là cách tuyệt vời để cải thiện tình trạng bệnh cho người tiểu đường. Theo các chuyên gia, 9 bài tập tốt nhất cho người tiểu đường là:

  • Đi bộ: Giảm stress, căng thẳng, giảm cân
  • Nhảy dây: Tăng cường sức khỏe của tim mạch, điều hòa huyết áp, mỡ máu, giảm cân
  • Bơi: Giúp đốt cháy nhiều năng lượng, giảm cholesterol máu và có nguy cơ hạ đường máu.
  • Đạp xe: Tăng nhịp tim, đốt cháy lượng đường trong máu và giúp giảm cân
  • Leo cầu thang: Đốt cháy năng lượng, tăng cường hoạt động của tim – phổi
  • Bài tập thể lực: Đẩy tạ, chống đẩy… giúp cơ bắp, xương khớp vững chắc và hạ đường máu
  • Làm vườn: Lưu thông máu, giảm căng thẳng, stress
  • Tập yoga: giảm căng thẳng và xây dựng cơ bắp khỏe mạnh hơn, đồng thời giúp giữ mức đường huyết ở mức ổn định.
  • Thái cực quyền: Giảm tình trạng căng thẳng và ngăn ngừa các tổn thương dây thần kinh ở chân.

2.4 Một số biện pháp phòng ngừa giúp bạn chủ động phòng tránh bệnh bệnh đái tháo đường

Phòng ngừa tiểu đường không khó nếu bạn chủ động thực hiện các biện pháp dưới đây:

Giảm tiêu thụ đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Ăn quá nhiều đường, thực phẩm nhiều tinh bột (sẽ chuyển hóa thành đường khi vào cơ thể) làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Nên nếu bạn muốn phòng bệnh, hãy tránh những thực phẩm này.

Xây dựng chế độ ăn lành mạnh, khoa học

Không phải khi bạn đã mắc bệnh, bạn mới cần duy trì chế độ ăn lành mạnh. Mà bạn nên xây dựng và duy trì nó ngay từ khi bạn chưa mắc.

Một chế độ ăn lành mạnh, nhiều rau xanh, trái cây, chất béo lành mạnh. Ít thực phẩm chiên rán, dầu mỡ, thức ăn nhanh… Luôn tốt cho sức khỏe tổng thể và phòng ngừa nhiều bệnh mãn tính khác nhau. Bao gồm tiểu đường, tim mạch, huyết áp, béo phì…

Duy trì cân nặng ở mức hợp lý

Hãy cố gắng duy trì chỉ số cơ thể BMI trong ngưỡng an toàn (18,5-24,9). Tránh béo phì, thừa cân… để ngừa đái tháo đường và nhiều bệnh lý khác.

Tăng cường vận động thể chất

Vận động thể chất là cách tuyệt vời để ngừa đái tháo đường. Bởi nó giúp giảm cân, duy trì cân nặng ở ngưỡng lý tưởng. Đồng thời giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy cảm với insulin. Từ đó giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.

Khám sức khỏe định kỳ

Đái tháo đường ở những giai đoạn đầu hầu như không có biểu hiện gì nên rất khó phát hiện. Để có thể phát hiện bệnh sớm (ở giai đoạn tiền tiểu đường) từ đó có kế hoạch điều hòa đường huyết, tránh bệnh tiến triển thành tiểu đường thì khám sức khỏe định kỳ là cách đơn giản, hiệu quả nhất.

Do vậy, bạn hãy nhớ lịch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc bất kỳ khi nào nhận thấy sự khác thường trong cơ thể mình nhé!

Lời kết

Với những chia sẻ về đái tháo đường trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc của mình. Từ đó nắm được 4 cách phòng ngừa tiểu đường hiệu quả nhất. Chúc các bạn thành công!

Nguồn tham khảo:

  1. https://www.cdc.gov/diabetes/basics/symptoms.html
  2. https://www.niddk.nih.gov/health-information/diabetes/overview/symptoms-causes
  3. https://chefsforseniors.com/blog/diabetes-foods-to-avoid/
  4. https://www.hsph.harvard.edu/nutritionsource/disease-prevention/diabetes-prevention/preventing-diabetes-full-story/

 

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng

Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.

Để lại một bình luận