Hội chứng ruột kích thích đặc trưng bởi cảm giác đau quặn, tiêu chảy, táo bón hoặc vừa táo bón vừa tiêu chảy… ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Vậy cần lưu ý gì trong chế độ dinh dưỡng cho người bị hội chứng ruột kích thích, nên ăn gì và kiêng gì? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Contents
1. Người bệnh hội chứng ruột kích thích nên ăn gì?
Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Bệnh tiểu đường và bệnh tiêu hóa và thận (National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases – NIDDK) chia sẻ, chế độ dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong hỗ trợ điều trị và làm chậm quá trình phát triển của bệnh hội chứng ruột kích thích (gọi tắt là IBS) cũng như phòng ngừa căn bệnh này tái lại.
Theo đó, NIDDK khuyên người bị hội chứng ruột kích thích nên duy trì chế độ dinh dưỡng theo 2 nguyên tắc là ăn nhiều chất xơ hơn và giảm thiểu gluten (nếu cần).
Cụ thể:
1.1 Bổ sung chất xơ
Chất xơ có thể cải thiện táo bón ở hội chứng ruột kích thích, bởi nó giúp làm mềm phân và giúp nó được thải ra ngoài cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Trong “Hướng dẫn về thực phẩm dành cho người Mỹ năm 2020–2025” khuyến nghị, người trưởng thành nên bổ sung 22 đến 34 gram chất xơ mỗi ngày, bao gồm chất xơ hoà tan và chất xơ không hòa tan.
Chất xơ hoà tan có nhiều trong các loại thực phẩm:
- Đậu đen: 10g chất xơ/100g đậu đen
- Đậu ngự (đậu lima): 5.3g chất xơ/128g đậu ngự
- Rau mầm cải: 2g chất xơ/100g rau mầm
- Quả bơ: 2g chất xơ/nửa quả bơ
- Khoai lang: 20g chất xơ/150g khoai lang
- Bông cải xanh: 2g chất xơ/100g bông cải xanh
- Củ cải: 2.5g chất xơ/100g củ cải
- Quả lê: 1.5g chất xơ/nửa quả lê
- Chuối: 4g chất xơ/100g chuối
- Quả sung: 2g chất xơ/40g quả sung
- Bí ngòi/bí đỏ: 3g chất xơ/100g bí
- Cà rốt: 2g chất xơ/100g cà rốt
- Táo: 1g chất xơ/nửa quả táo
- Đậu bắp: 5g chất xơ/100g đậu bắp
- Yến mạch: 2g chất xơ/200g yến mạch
Bên cạnh đó, những thực phẩm khác như đậu phộng (lạc), cà tím, khoai tây, đậu cove, cà chua, kiwi, dâu tây, mâm xôi… cũng rất giàu chất xơ hoà tan, vitamin và khoáng chất khác tốt cho người bệnh IBS.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng luôn nấu chín kỹ thức ăn, ăn với số lượng vừa đủ mỗi bữa, ăn chậm nhai kỹ… để tránh tác dụng ngược mà các thực phẩm giàu chất xơ trên mang lại.
Chất xơ không hòa tan có thể giúp đẩy nhanh quá trình thức ăn đi qua dạ dày và ruột, làm mềm phân, từ đó giảm táo bón. Những thực phẩm giàu chất xơ hoà tan bao gồm:
- Các loại đậu (đậu đen, đậu xanh, đậu răng ngựa, đậu hà lan, đậu trắng, đậu đỏ…)
- Các loại quả mọng như mâm xôi, việt quất, dâu tây, cherry…
- Ngũ cốc nguyên hạt như quinoa, kê, óc chó, hạnh nhân, hạt lanh, hướng dương, yến mạch…
- Rau dền
- Đậu bắp
- Rau cải chân vịt (cải bina)
- Củ cải
- Ca cao
Để giúp cơ thể bạn làm quen với chế độ ăn nhiều chất xơ hơn, hãy thêm những thực phẩm trên một cách khoa học.
Bởi ăn quá nhiều chất xơ cùng lúc sẽ hệ tiêu hóa sinh ra nhiều khí hơn, gây đầy hơi và góp phần làm trầm trọng hơn các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Chính vì vậy, bạn nên thêm chất xơ vào thực đơn với lượng từ 2 đến 3 gram mỗi ngày và sau đó tăng dần lên phù hợp.
Trong một số trường hợp, các bác sĩ, chuyên gia sức khỏe thường khuyên người người chứng ruột kích thích duy trì một chế độ ăn kiêng đặc biệt – được gọi là chế độ ăn LOW FODMAP – là chế độ giảm hoặc tránh một số loại thực phẩm có chứa carbohydrate khó tiêu hóa để cải thiện triệu chứng của IBS.
Cụ thể, người bệnh IBS nên hạn chế ăn những thực phẩm trong nhóm FODMAPs (gồm oligosacarit lên men; disacarit; monosacarit; polyol).
Thực phẩm trong nhóm FODMAPs các carbohydrate chuỗi ngắn được hấp thu kém qua đường tiêu hóa, sinh khí và gây chướng bụng.
1.2 Giảm thiểu gluten
Các loại thực phẩm chứa gluten – một loại protein có trong lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen – có thể làm gia tăng các triệu chứng của IBS, mặc dù họ không bị dị ứng gluten. Đây cũng là những thực phẩm mà người bệnh IBS nên tránh.
Thực phẩm có chứa gluten mà người IBS nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ là:
- Các loại ngũ cốc, mì ống, bánh mì, bánh ngọt, bánh quy
- Các loại kẹo ngọt, siro chứa nhiều đường (ví dụ siro ngô)
- Các loại thực phẩm chay giả đồ mặn như thịt quay chay, giò chay…
- Thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, thịt nguội…)
- Một số loại sốt salad…
- Các loại đồ ăn vặt
2. Người bị hội chứng ruột kích thích kiêng gì?
Ngoài thực phẩm chứa gluten, người mắc hội chứng ruột kích thích cũng nên hạn chế:
- Thực phẩm tái, sống như tiết canh, rau sống, gỏi, sasimi…
- Dưa, cà, rau muối
- Trái cây khô, mứt hoa quả đóng hộp bởi hàm lượng đường, chất phụ gia cao
- Các món chiên rán, dầu mỡ, nướng ở nhiệt độ cao, tẩm ướp cay nóng
- Các đồ uống có cồn, chứa nhiều gas, chất kích thích
- Hoa quả quá chua, bởi nó tăng sinh khí trong ruột nhiều hơn gây khó chịu cho người bệnh
Lời kết
Trên đây là chế độ dinh dưỡng cho người bị hội chứng ruột kích thích (IBS). Hy vọng bạn đã có được gợi ý cho thực đơn hàng ngày để cải thiện triệu chứng của IBS. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngại liên hệ hotline của chúng tôi để được giải đáp nhé!
https://www.verywellhealth.com/best-ibs-friendly-sources-of-soluble-fiber-1945020
https://bookingcare.vn/cam-nang/hoi-chung-ruot-kich-thich-nen-an-gi-va-kieng-an-gi-p3670.html
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Dược Sỹ Đỗ Thị Hưởng
Đã kiểm duyệt nội dung
Dược sỹ Đại học Đỗ Thị Hưởng có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang kiểm duyệt viên nội dung Hệ thống HKCARE.
Tư vấn dược sỹ